Không Đạt Được 4000 Giờ Xem Trên Youtube… Liệu Có Cần Phải Bắt Đầu Lại Từ Đầu Trong Năm 2019?

Năm mới vừa qua, chúng ta có lẽ đang tự hỏi bản thân rằng “Liệu có cần phải tính lại từ đầu thời lượng xem để đạt được mốc 4.000 giờ trong năm 2019”

Câu trả lời ngắn gọn là không… nhưng thực ra có còn nhiều khía cạnh hơn thế nữa.

4.000 Giờ Xem Trên Youtube: Bước phân Tích

Theo như Youtube, để được coi là đủ điều kiện tham gia vào Chương Trình Đối Tác Youtube (YPP), cần phải thỏa các yêu cầu sau:

  1. YPP được áp dụng ở quốc gia đang sinh sống
  2. Có hơn 4.000 giờ xem trong 12 tháng vừa qua
  3. Có hơn 1.000 người đăng ký.
  4. Sáng tạo các nội dung phù hợp với các chính sách của Chương Trình Đối Tác Youtube
  5. Đã liên kết tài khoản AdSense chính thức

Bài viết này sẽ tập trung chủ yếu vào yêu cầu thứ hai: Có hơn 4.000 giờ xem trong 12 tháng vừa qua.

Đừng lầm tưởng rằng 12 tháng đây là một năm như trên lịch, YouTube không tính thời lượng xem theo lịch năm. Thay vào đó, YouTube tính thời lượng xem của 365 ngày gần nhất trên kênh cá nhân. Một cách ngắn gọn, một kênh cần có đủ 4.000 giờ xem trong 12 tháng vừa rồi, tính đến hiện tại.

Để lấy ví dụ, hãy xem như hôm nay là ngày 02/01/2019, YouTube sẽ truy và tính tổng thời lượng xem ngược lại đến ngày 03/01/2018. Ngày tiếp theo (03/01/2019), YouTube sẽ chỉ tính tới này 04/01/2018, và cứ tiếp tục như thế.

Đây là lý do tại sao tổng thời lượng xem có thể dao động ngay cả khi đang cố gắng đạt đến mốc 4.000 giờ. Các giai đoạn có thời lượng xem cao cũng sẽ trở nên vô hiệu khi chúng tới ngưỡng 12 tháng, tương tự đối với những giai đoạn thời lượng xem thấp, chính vì vậy nên cẩn thận chú ý đến những con số này.

Phương pháp theo dõi thời lượng xem trên kênh Youtube cá nhân

Khi đã cài đặt trình mở rộng miễn phí vidIQ, thời lượng xem có thể được dễ dàng theo dõi và theo thời gian thực ở khung trên bên phải của trang YouTube trên trình duyệt máy tính.

Theo như ví dụ dưới đây, vidIQ hiển thị tổng thời lượng xem của kênh là 3.100 giờ trong 12 tháng vừa qua. Dễ nhận thấy rằng số liệu này có màu vàng, đồng nghĩa rằng kênh chưa đạt tới mốc 4.000 giờ. Một khi vượt mốc 4.000 giờ (tức là đã đạt được mục tiêu rồi đấy!), con số sẽ chuyển sang màu xanh và đối với mốc 5.000 giờ, con số sẽ tự động biến mất.

Bên cạnh việc theo dõi thời lượng xem, vidIQ cũng theo dõi cả số lượng người đăng ký, giúp dễ dàng nắm bắt và ghi nhớ các số liệu này.

Di chuột qua biểu tượng đồ thị để xem tất cả chỉ số phân tích của kênh, bao gồm cả thời lượng xem trong 12 tháng qua và cả… (chú ý vào nhé), một thanh tiến trình thể hiện chính xác khoảng cách hiện tại so với mốc 4.000 giờ xem. Không tìm thấy các số liệu về thời lượng xem trong trình mở rộng vidIQ? Vậy là kênh đã vượt mốc 5.000 giờ rồi, quá tuyệt!

Chuyện gì xảy ra tiếp theo sau khi đạt được mốc 4.000 giờ xem?

Tin tốt là chẳng cần phải đợi đến 12 tháng để có được mức kiếm tiền trên.

Giả sử như là việc đã đạt được mốc 4.000 giờ xem trong ba tháng (umm, quá ấn tượng), có đủ 1.000 người đăng ký là đã hội đủ điều kiện để áp dụng chương trình YPP. Lưu ý rằng điều quan trọng là đủ điều kiện — đồng nghĩa với việc vẫn phải thực hiện đăng ký và và được phê duyệt trước khi thực sự có thể kiếm tiền từ nội dung sản xuất.

Sau khi được chấp thuận, số đông có thể chịu áp lực để duy trì lượng giờ xem tương ứng, nhưng đừng quá lo lắng, YouTube sẽ không nghỉ chơi với họ cả trong trường hợp họ bị tụt xuống dưới 4.000 giờ, miễn là kênh của họ vẫn đang hoạt động. Cứ tiếp tục cố gắng và đăng video đều đặn thì họ sẽ ổn thôi.

Đó là câu trả lời trực tiếp từ Đội ngũ Hỗ Trợ từ Youtube. Bạn có thể thở phào nhẹ nhõm rồi.

Vẫn còn thắc mắc về 4.000 giờ xem, cách kiếm tiền và cả việc bị tắt chế độ kiếm tiền? Xem ngay video phân tích sâu hơn tại đây và danh sách về việc bị tắt chế độ kiếm tiền tại dây.

Muốn Có Nhiều Lượt Xem Hơn Trên Youtube?

Nếu muốn đưa kênh YouTube cá nhân lên một tầm cao mới thì hãy tải ngay vidIQ. Một công cụ hỗ trợ nghiên cứu YouTube, phân tích video, hiệu chỉnh kênh cá nhân, và có những bước tiến chiến lược nhấp vào đây để cài đặt ngay!