Chị Trinh cư ngụ ở quận 4 cho biết: “Trong một lần ốm nghén, ói liên tục, bị sụt cân không ăn được, đi bệnh viện được truyền dịch. Sau khi truyền thấy người phấn chấn nên sau này hễ ăn không ngon miệng, người mệt mệt là đi truyền dịch”.
Đẹp da, phấn chấn lên cân
Truyền dịch ngoài việc giúp cơ thể sung mãn còn giúp da căng đẹp, làm mát cơ thể. Đương nhiên dịch truyền này còn được các nhà chuyên môn cho thêm các loại vitamin, tăng cường đề kháng mới giúp da mịn đẹp được.
Chị Hạnh cư ngụ ở quận 10, nặng 39 kg, khi mang thai chị chỉ lên có 7 kg nhưng con chị thì nặng đến 3,6 kg. Sau khi sinh con, người chị ốm nhom, chị đã được truyền dịch. Chị nói: “Sau khi truyền dịch một thời gian tôi thấy người dễ chịu, ăn ngủ được và lên cả chục cân. Bạn bè nói tôi “chịu” dịch truyền nên mập lên thấy rõ và trông đẹp ra”.
Bác sĩ tại các phòng khám người lớn luôn phải đối diện với yêu cầu của bệnh nhân: đòi truyền dịch. Đa số đòi truyền vì họ nghĩ dịch truyền làm đẹp da, ăn được ngủ được. Đó là lý do khiến chị Cẩm Tú cư ngụ ở Bình Dương thích truyền dịch khi thấy da khô, ăn không ngon miệng. Chị nói: “Nhiều người “chịu” dịch truyền nên mập ra, còn tôi, người nóng lắm, da khô, có dịch truyền vào thì chỉ làm cho khỏe chứ không mập lên chút nào”.
Bị cảm cúm lâu ngày không hết, bệnh ngày càng nặng, chị Phạm Thanh T. phải nhập viện để điều trị vì sốt cao. Bác sĩ đề nghị truyền dịch, chị giãy nảy: “Không truyền đâu, cố gắng lắm tôi mới xuống được 3 ký, bây giờ truyền dịch lỡ mà “chịu”, lên ký lại thì toi công nhịn ăn, nhịn uống kiêng khem khổ sở”.
Chỉ đến khi phải chọn giữa điều trị cho mau hết bệnh, hồi sức nếu không thì chết lúc ấy chị mới chịu truyền.
Sự thật về dịch truyền
Dịch truyền trên thị trường có nhiều loại bổ sung vitamin, muối, đường, đạm giá từ vài chục đến vài trăm nghìn. Việc sử dụng dịch truyền theo bác sĩ Lê Thiện Anh Tuấn – phòng khám Minh Đức, quận 6 thì: “Khi bệnh nhân mất nước sẽ chỉ định truyền dịch bù nước: lactat ringer, natri clorua, glucose. Trường hợp bệnh nhân suy kiệt, ăn uống kém thì truyền đạm. Thời gian truyền dịch kéo dài từ 1 giờ 30 phút đến 5 tiếng tùy người. Tại phòng khám, chúng tôi thường xuyên bị bệnh nhân đòi truyền dịch, chỉ cần ăn không được là muốn truyền dịch dù không có bệnh gì cả. Chúng tôi chỉ truyền khi bệnh nhân thật sự cần. Còn những trường hợp không có bệnh, da dẻ hồng hào thì chúng tôi khuyên không nên truyền”.
GS-TS Nguyễn Hoài Nam – Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh giải thích: “Không liên quan đến mập mà cũng không làm đẹp da. Nếu có chỉ định của bác sĩ thì chỉ để cấp cứu. Tác dụng dịch truyền là giúp cơ thể cân bằng điện giải, bù nước vì bệnh nhân sẽ bị rối loạn các chất điện giải khi bị sốt, tiêu chảy…”.
Nếu không bị bệnh, truyền dịch có lợi gì không? Dược sĩ Nguyễn Hữu Đức – Đại học Y dược giải thích: “Hoàn toàn không có lợi gì cả vì ăn uống bình thường đã đủ các chất dinh dưỡng. Trong khi đó, truyền dịch có nhiều nguy cơ như: nhiễm các bệnh lây qua đường tiêm chích, sốc dịch truyền gây rối loạn chuyển hóa… Đó là lý do các bác sĩ chỉ cho truyền dịch khi thật cần thiết như cấp cứu không ăn được…”.
Thực chất truyền dịch nguy cơ cao hơn uống thuốc vì khi uống lầm thuốc còn có thể cho ói, còn truyền dịch thì đi thẳng vào máu có thể gây tử vong. Vì vậy, trong điều trị cần tuân thủ ý kiến bác sĩ.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!