Theo báo cáo của ODI, Việt Nam là nước đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, vẫn còn một số tỉnh nghèo nhất Việt Nam hiện nay cần sự hỗ trợ của chính phủ và cần tìm giải pháp thoát nghèo. Theo Quyết định Số 09/2011/QĐ-TTg ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn những năm gần đây.
Thanh Hóa
Thanh Hóa là tỉnh cực Bắc miền Trung Việt Nam. Là một tỉnh lớn về cả diện tích và dân số: Đứng thứ 5 về diện tích và thứ 3 về dân số. Nằm trong số các đơn vị hành chính tỉnh trực thuộc nhà nước. Thống kê cho thấy, tỉnh có nhiều hộ nghèo nhất nước là Thanh Hóa với hơn 128.000 hộ. Thanh Hoá hiện có 11/27 huyện miền núi. Với trên 1 triệu dân có các dân tộc Thái, Mường, Mông, Khơ Mú, Dao…
Minh họa
Trong đó có 7 huyện nghèo thuộc Chương trình 30a gồm: Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn, Bá Thước, Lang Chánh, Thường Xuân, Như Xuân… Là các huyện vùng cao biên giới, có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh của tỉnh và cả nước. Tỷ lệ hộ nghèo của các huyện này còn cao.
Nghệ An
Nghệ An là tỉnh có diện tích lớn nhất Việt Nam thuộc vùng Bắc Trung Bộ. Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Vinh, nằm cách thủ đô Hà Nội 291 km về phía nam. Nghệ An vẫn đang là một tỉnh nghèo với 80% dân số là nông nghiệp, nông dân.
Minh họa
Với hơn 95.000 hộ nghèo, được xem là tỉnh thứ 2 sau Thanh Hóa có hộ nghèo nhiều nhất cả nước. Hiện nay, Nghệ An đang thực hiện chính sách: “Khơi trong, hút ngoài, đoàn kết, tiến công, tăng tốc”. Xây dựng đường băng để cất cánh thoát khỏi tỉnh nghèo.
Sơn La
Sơn La là tỉnh miền núi Tây Bắc Việt Nam, tỉnh có diện tích 14.125 km² chiếm 4,27% tổng diện tích Việt Nam, đứng thứ 3 trong số 63 tỉnh thành phố. Có hơn 92.000 hộ nghèo, nên Sơn La cũng được xem làm một trong 03 tỉnh nghèo nhất Việt Nam.
Minh họa
Báo cáo tình hình kinh tế xã hội của UBND tỉnh Sơn La cho biết, Sơn La còn tới hơn 36.000 người thiếu đói. Sơn La hiện vẫn là một trong những tỉnh nghèo của cả nước. Toàn tỉnh có 11 huyện và 1 thành phố thì có tới 5 huyện nghèo thuộc chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững của Chính phủ (Chương trình 30a).
Quảng Nam
Quảng Nam, hay gọi âm địa phương là “Quảng Nôm”, là một tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, Việt Nam. Tên gọi Quảng Nam có nghĩa là mở rộng về phương Nam. Quảng Nam là vùng đất giàu truyền thống văn hóa. Với hai di sản văn hóa thế giới là phố cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn. Quảng Nam còn là vùng đất địa linh nhân kiệt, nơi sản sinh ra nhiều người con ưu tú cho đất nước.
Minh họa
Tuy nhiên, hiện nay Quảng Nam vẫn là một trong những tỉnh nghèo nhất Việt Nam và là tỉnh nghèo nhất duyên hải miền Trung. Với hơn 70.000 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 18,19% toàn tỉnh.
Sóc Trăng
Sóc Trăng là một tỉnh nghèo ở đồng bằng sông Cửu Long. Có 80% hộ ở nông thôn vùng sâu, vùng ven biển. 29,5% đồng bào Khơ-me cộng cư với các dân tộc khác. Cư dân ở đây đa số làm nghề nông, tiểu thủ công nghiệp. Nên đời sống luôn gắn liền với đất đai. Với 24,31% tỷ lệ hộ nghèo, tỉnh Sóc Trăng là địa phương có số hộ nghèo cao nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Và là một trong những tỉnh nghèo nhất Việt Nam.
Minh họa
Điện Biên
Điện Biên là một tỉnh nằm ở vùng Tây Bắc, miền Bắc Việt Nam. Giáp với các tỉnh Lai Châu và Sơn La của Việt Nam, Vân Nam của Trung Quốc ở phía Bắc, Phongsaly của Lào ở phía Tây, các huyện Pak Xeng, Pak Ou thuộc tỉnh Luangprabang của Lào ở phía Tây Nam.
Minh họa
Điện Biên là tỉnh giàu tiềm năng du lịch, đặc biệt là lĩnh vực văn hoá – lịch sử. Nổi bật nhất là hệ thống di tích lịch sử chiến thắng Điện Biên Phủ gồm: Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ – Mường Phăng; Các cứ điểm Him Lam, Bản Kéo, Độc Lập; Các đồi A1, C1, D1, E1 và khu trung tâm tập đoàn cứ điểm của Pháp (Khu hầm Đờcát). Nhưng hiện nay tỉnh Điện Biên vẫn thuộc diện đặc biệt khó khăn. Với hơn 90% dân cư là nông dân, chủ yếu sống dựa vào nông nghiệp. Với tỷ lệ nghèo 38,25% cận nghèo 6,83%, Điện Biên đang là tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất cả nước.
Hà Nam
Hà Nam là một tỉnh nằm ở vùng đồng bằng sông Hồng Việt Nam. Phía bắc tiếp giáp với Hà Nội. Phía đông giáp với tỉnh Hưng Yên và Thái Bình. Phía nam giáp tỉnh Ninh Bình. Đông nam giáp tỉnh Nam Định và phía tây giáp tỉnh Hòa Bình. Hiện Hà Nam đang là tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất đồng bằng sông Hồng.
Minh họa
Vì vậy, ngày 6/8 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Hà Nam về tình hình kinh tế – xã hội. Hà Nam vẫn là tỉnh nghèo, vẫn nhận trợ cấp từ ngân sách Trung ương. Nên Thủ tướng đã gợi mở một số định hướng đối với sự phát triển của Hà Nam thời gian tới nhằm thoát nghèo.
Quảng Bình
Quảng Bình là một tỉnh duyên hải thuộc vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam. Theo số liệu thống kê với tỷ lệ hộ nghèo trong tỉnh lên tới 17.36%. Quảng Bình được xem là một trong những tỉnh nghèo nhất Việt Nam. Và là tỉnh nghèo nhất Bắc Trung Bộ.
Minh họa
Quảng Bình được biết đến là một trong những tỉnh nghèo nhất của nước ta. Bởi có khí hậu khá khắc nhiệt cộng với chiến tranh tàn phá nặng nề. Cuộc sống của con người nơi đây còn khá khổ cực so với mặt bằng chung của cả nước. Vì vậy, để phát triển kinh tế – xã hội, Quảng bình cần thu hút nhiều hơn các dự án động lực. Khai thác mảng du lịch, đặc sản vùng miền thì mới có thể hi vọng thoát nghèo được.
Kon Tum
Nằm về phía Bắc Tây Nguyên, Kon Tum có diện tích tự nhiên hơn 961 nghìn ha. Dân số 375 nghìn người, hiện là một trong số những tỉnh nghèo nhất nước. Với tỷ lệ hộ nghèo hiện còn 20% (khoảng 22 nghìn hộ). Trong đó 89% hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số. Đời sống kinh tế người dân còn thiếu thốn. Việc đầu tư phát triển kinh tế-xã hội, chủ yếu nhờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Và sự giúp đỡ của các tổ chức phi chính phủ.
Minh họa
Năm vừa rồi thu ngân sách của tỉnh đạt trên dưới 2.000 tỉ đồng nhưng phải chi đến 5.000 tỉ. Việc thu hút đầu tư vào Kon Tum còn ít, khu công nghiệp còn quá nhỏ về quy mô lẫn ngành nghề đầu tư. Thực hiện chủ trương hỗ trợ đồng bào phát triển sản xuất, xóa đói, giảm nghèo, những năm gần đây, tỉnh Kon Tum đã hỗ trợ đất ở cho trên 4.700 hộ, đất sản xuất cho trên 4.800 hộ.
Tỉnh cũng đã có giải pháp thay thế cấp đất sản xuất cho hộ gia đình bằng việc đẩy mạnh giao đất, giao rừng, khoán bảo vệ rừng và phát triển rừng; hỗ trợ phát triển chăn nuôi, đào tạo và chuyển đổi nghề; thực hiện hỗ trợ đất sản xuất gắn với quy hoạch, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giúp đồng bào sản xuất ổn định lâu dài…
Bình Thuận
Là tỉnh duyên hải cực Nam Trung Bộ, Bình Thuận nằm trong khu vực bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu. Vì vậy, Bình Thuận khó phát triển kinh tể, là một trong những tỉnh nghèo nhất Việt Nam và là tỉnh nghèo nhất Đông Nam Bộ hiện nay. Trong những năm qua, công tác xóa đói giảm nghèo tỉnh Bình Thuận được các cấp các ngành quan tâm, chỉ đạo sát sao, tạo điều kiện nguồn kinh phí để thực hiện các dự án chính sách giảm nghèo đảm bảo, trong đó thực hiện các mô hình giảm nghèo là một trong những yếu tố quan trọng giúp hộ nghèo có thu nhập ổn định.
Minh họa
Qua thực hiện các mô hình giảm nghèo đồng bào dân tộc thiểu số đã có bước thay đổi tư duy, tập quán sản xuất, xuất hiện nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế cao nhờ biết áp dụng các tiến bộ về khoa học kỹ thuật. Đời sống kinh tế – xã hội của đồng bào dân tộc thiểu số không ngừng được cải thiện và nâng cao.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!