Câu hỏi là câu nghi vấn để thắc mắc về những điều chưa biết. Bạn đã biết câu hỏi là gì rồi, vậy cùng tìm hiểu thêm về các câu hỏi phỏng vấn nhé!
- Kỹ năng là gì? Kỹ năng có quan trọng đối với cuộc sống không?
- Năng lực nghề nghiệp là gì? Làm sao để phát triển năng lực nghề nghiệp?
Câu hỏi là gì? Câu hỏi phỏng vấn là gì?
Câu hỏi là dạng câu nghi vấn dùng mà chúng ta vẫn dùng để thắc mắc về những điều bản thân chưa biết. Chúng ta thường đặt câu hỏi cho người khác, nhưng đôi khi chúng ta cũng đặt câu hỏi cho chính mình. Câu hỏi thường xuất hiện các từ nghi vấn như: “Ai”, “gì”, “nào”, “sao”, “không”… và cuối câu bao giờ cũng kết thúc bằng dấu chấm hỏi.
Sau khi biết được câu hỏi là gì thì bạn chắc hẳn cũng có thể suy ra được câu hỏi phỏng vấn là gì rồi chứ?
Câu hỏi phỏng vấn là các câu nghi vấn mà nhà tuyển dụng (NTD) đưa ra cho các ứng viên để kiểm tra trình độ, năng lực của họ; để xem họ có phù hợp với vị trí công việc mà NTD đưa ra hay không. Mục đích cuối cùng nghiễm nhiên là để sàng lọc ra người phù hợp nhất, đó cũng là người sẽ nhận được công việc mình mong muốn.
Các nguyên tắc khác nhau khi đặt câu hỏi
Để đặt câu hỏi trong khi phỏng vấn xin việc hoặc trong bất cứ tình huống nào, bạn cũng cần phải tuân theo một số quy tắc đặc biệt như sau:
Dựa vào các mối quan hệ để đặt câu hỏi phù hợp
Nguyên tắc đặt câu hỏi là gì đầu tiên mà bạn cần phải nhớ đó là dựa vào mối quan hệ của bạn với người đối diện. Việc xác định được đúng mối quan hệ sẽ giúp bạn có thể lựa chọn được đại từ nhân xưng phù hợp. Ví dụ: với anh em bạn bè, bạn có thể sử dụng các từ ngữ bình thường. Tuy nhiên với người lớn tuyển hoặc cấp trên, đối tác…. bạn nên sử dụng các từ ngữ lịch sự, trang trọng để đặt ra câu hỏi.
Đặt câu hỏi dựa vào mục đích, nội dung câu chuyện
Để dựa vào mục đích của câu chuyện mà đặt câu hỏi, bạn có thể sử dụng các cách thức sau:
- Hỏi thẳng vào vấn đề. Những câu hỏi này chủ yếu áp dụng trong những trường hợp bạn cần câu trả lời dứt khoát hoặc cần khẳng định lại câu trả lời.
- Đưa những câu hỏi mở thăm dò. Những câu hỏi này nhằm thăm dò ý kiến, khiến cho người được hỏi có thể đưa ra thêm các thông tin giải đáp những điều bạn thắc mắc.
Sử dụng ngôn từ phù hợp
Trong quá trình đặt câu hỏi là gì, bạn cần phải chú ý tới ngôn từ của mình. Khi đặt câu hỏi, nhất là các câu hỏi phỏng vấn là gì, bạn không nên hỏi quá nhiều và dồn dập. Ngoài ra, nếu có những câu hỏi tế nhị, bạn nên lựa chọn những thời điểm nhất định để đặt câu hỏi.
Hỏi nhưng không tỏ thái độ quá tò mò
Rất nhiều người trong các tình huống khác nhau đều đặt ra những câu hỏi với mục đích có được thông tin càng nhanh càng tốt. Tuy nhiên, đối phương hoàn toàn có thể nghĩ rằng bạn đang tọc mạch vào đời tư của đối phương. Vì thế, bạn nên hỏi những gì có liên quan tới bối cảnh của cuộc nói chuyện là tốt nhất.
Những câu hỏi phỏng vấn ứng viên thường gặp và câu trả lời thích hợp
Câu hỏi phỏng vấn có vai trò quan trọng với cả nhà tuyển dụng cũng như các ứng viên. Chỉ khi đưa ra câu hỏi phỏng vấn phù hợp thì NTD mới có thể sàng lọc và tìm ra ứng viên thích hợp nhất cho vị trí mình đang tuyển. Còn với ứng viên, việc trả lời được các câu hỏi mà NTD đưa ra một cách trôi chảy và suôn sẻ sẽ giúp họ giành được cơ hội để chạm tay vào công việc mà họ hằng mơ ước.
Chính vì vậy sau 2 khái niệm câu hỏi là gì và câu hỏi phỏng vấn là gì, bài viết này sẽ đưa ra cho các ứng viên danh sách những câu hỏi phỏng vấn thường gặp và cách trả lời phỏng vấn hay, dễ “ghi điểm” với NTD nhất.
Câu hỏi phỏng vấn điểm mạnh, điểm yếu của bạn là gì?
Đây là câu hỏi mà dù bạn tham gia ứng tuyển ở đâu thì nhà tuyển dụng cũng chắc chắn sẽ hỏi bạn. Nhà tuyển dụng nào cũng muốn biết mỗi ứng viên đến phỏng vấn thực sự tự tin ở mảng nào đồng thời xem xem họ có tự nhận thức được những điểm còn thiếu sót của mình không.
Cách trả lời những câu hỏi này:
- Về điểm mạnh: Bạn có thể là người sở hữu nhiều ưu điểm, nhưng hãy nhớ nhà tuyển dụng không có thời gian để bạn kể lể “tràng giang đại hải” về điểm mạnh của bản thân. Hãy tập trung vào những điểm mạnh có liên quan trực tiếp đến công việc mà bạn muốn ứng tuyển. Dĩ nhiên để làm được điều này, bạn cần phải tìm hiểu kỹ lưỡng về vị trí ấy trước đó.
- Về điểm yếu: Đừng khoe khoang về điểm mạnh và với điểm yếu cũng vậy bạn nhé! Nhà tuyển dụng muốn một câu trả lời chân thực, thế nhưng bạn cũng vẫn phải tâm niệm một điều ông bà ta xưa đã dạy “Tốt khoe xấu che”. Đừng hồn nhiên mang hết điểm yếu ra show, nếu bạn không muốn “say goodbye” sớm với công việc mình muốn. Hãy kể 1-2 điểm yếu của bản thân và nhớ đứa ra cách khắc phục. Hãy cho nhà tuyển dụng thấy bạn không hoàn hảo nhưng là người cầu thị, sẽ nỗ lực hết mình để khắc phục yếu điểm của bản thân.
Câu hỏi phỏng vấn mục tiêu, định hướng nghề nghiệp của bạn là gì?
Với câu hỏi này, NTD muốn biết được bạn có phải là người có chí hướng, quyết tâm hay không. Chỉ người dám đặt ra mục tiêu cụ thể, rõ ràng và nỗ lực để thực hiện nó thì mới có thể làm tốt công việc được giao. Họ cũng muốn biết xem mục tiêu của bạn, phương hướng phát triển của bạn có thực sự phù hợp với doanh nghiệp của họ hay không.
Cách trả lời khéo léo cho câu hỏi này:
Hãy nêu mục tiêu trong vài năm tới của bạn. Nhớ rằng chúng phải rõ ràng, cụ thể và có liên quan đến công việc mà bạn sắp ứng tuyển. Ngoài nêu ra mục tiêu thì đừng quên nói rõ về kế hoạch bạn đặt ra để hoàn thành những mục tiêu ấy nhé!
Câu hỏi phỏng vấn: Bạn biết gì về công ty chúng tôi?
NTD nào cũng đều háo hức muốn “mục sở thị” hiểu biết của các ứng viên về công ty/doanh nghiệp của họ. Thông tin về một doanh nghiệp là kiến thức nền, là điều mà ứng viên nào cũng phải nắm được nếu muốn ứng tuyển vào doanh nghiệp ấy. Chẳng NTD nào lại chấp nhận một nhân viên chẳng hiểu gì về công ty mình. Vì vậy, bạn nhất định phải tìm hiểu kỹ càng và trang bị cho mình đầy đủ kiến thức để trả lời tốt câu hỏi này.
Cách trả lời cho câu này như sau:
Hãy trả lời ngắn gọn nhưng đủ ý về lịch sử hình thành, thành tựu của doanh nghiệp cũng như những sản phẩm/dịch vụ tiêu biểu của họ. Không chỉ cần hiểu biết về công ty mà các ứng viên còn phải hiểu rõ về vị trí mình ứng tuyển. Muốn “ghi điểm” với NTD thì bạn không chỉ cần hiểu biết về doanh nghiệp mà còn phải cho họ thấy mình sẽ đóng góp được những điều gì cho công ty nếu được nhận vào làm.
Trên đây là bài viết tổng hợp về câu hỏi là gì và câu hỏi phỏng vấn/câu trả lời chinh phục NTD. Bạn đã nắm được khái niệm câu hỏi là gì, câu hỏi phỏng vấn là gì và có trong tay một số câu hỏi phỏng vấn mà các NTD hay đưa ra, hi vọng chúng sẽ có ích cho bạn trên con đường tìm kiếm việc làm mơ ước!
► Xem ngay những kỹ năng phỏng vấn xin việc giúp bạn được nhận 100%
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!