Hướng dẫn cách đặt vấn đề cho bài tiểu luận

Đặt vấn đề cho bài tiểu luận là một đoạn viết ngắn thường xuất hiện ở phần mở đầu của báo cáo hay đề xuất để giải thích cho vấn đề mà bài tiểu luận đang muốn chuyển tải đến người đọc. Bài viết sau đây, ACC sẽ cung cấp cho bạn đọc nội dung Hướng dẫn cách đặt vấn đề cho bài tiểu luận.

đặt vấn đề cho bài tiểu luận
Đặt vấn đề cho bài tiểu luận

1. Tiểu luận là gì

Tiểu luận là báo cáo về một vấn đề thuộc một môn học hay một vấn đề thực tiễn của một đơn vị nào đó nhằm rút ra những kết luận, đóng góp ý kiến, đề xuất giải pháp để thực hiện hay cải tiến vấn đề nêu ra.

Tiểu luận nhìn chung là một văn bản ngắn dưới hình thức viết, thể hiện góc nhìn chủ quan của tác giả. Các bài tiểu luận theo hình thức sẽ có “chủ đề rõ ràng; văn phong khoa học; tổ chức, độ dài hợp lý”, trong khi bài tiểu luận ngẫu hứng chủ yếu mang các “yếu tố cá nhân (quan điểm, sở thích, kinh nghiệm); văn phong, cấu trúc; tính độc đáo hay thể hiện góc nhìn về một chủ đề bất kỳ”.

Vì thế, tiểu luận cũng cho phép bạn thể hiện khả năng suy nghĩ phân tích, và buộc bạn phải tuân theo một phương thức học tập sâu sắc và hiệu quả. Chính vì những lý do đó mà các bài tiểu luận thường được chọn như một hình thức để đánh giá ở các trường Đại học (kể cả trong nước và nước ngoài).

2. Cách viết một bài tiểu luận

Chọn đề tài tiểu luận như thế nào?

Lưu ý: Phần này chỉ thực hiện khi giáo viên cho phép các bạn được tự do lựa chọn đề tài.

Để chọn được đề tài tiểu luận tốt, bạn cần dựa vào các tiêu chí sau:

– Đề tài bạn thích và thực sự hứng thú làm

– Đề tài phải phù hợp với môn học hay phù hợp với nội dung mà giáo viên đưa ra: có nhiều bạn sinh viên, khi lựa chọn đề tài, không chú ý xem nó có phù hợp với môn học của mình không, không đọc kỹ yêu cầu của giáo viên, dẫn đến lạc đề

– Đề tài phải khả thi: tức là bạn phải có đủ kiến thức và tài liệu tham khảo để hoàn chỉnh được nó. Đề tài các bạn thích nhưng không đủ kiến thức mà việc tìm tài liệu tham khảo cũng không thực hiện được thì tốt nhất, không nên lựa chọn.

Cách trình bày tiểu luận

Với nhiều bạn sinh viên, làm tiểu luận được ví như những “gánh nặng, cực hình” và các bạn rất ngại viết. Do đó nắm được cách trình bày tiểu luận chuẩn sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức.

Cách trình bày tiểu luận trong word

Một vài lưu ý các bạn nên nhớ khi trình bày tiểu luận là:

– Font chữ Times New Roman

– Cỡ chữ 13-14 là hợp lý nhất

– Cách dòng 1.5, căn lề 2 bên, khổ giấy A4. Lưu ý, không nên để kiểu chữ rườm rà, cầu kỳ, màu mè vì tiểu luận là một dạng luận văn khoa học nên tính khoa học và chân phương là yêu cầu.

– Header and footer: Phần header nên đề tên đề tài, footer nên đánh số trang. Với tiểu luận trình bày ở lớp, không nên để tên, nhóm viết ở phần header and footer để tránh rườm rà vì nó đã được thể hiện ở bìa tiểu luận rồi.

– Các đề mục lớn nên để font chữ to hơn và thống nhất để dễ nhìn.

Bố cục một bài tiểu luận

Bố cục hay cấu trúc một bài tiểu luận gồm những nội dung sau

Chương 1: Lời mở đầu: có nhiều bạn quan niệm lời mở đầu trong bài tiểu luận giống như mở bài trong bài văn cấp III, thực tế không phải là như vậy. Lời mở đầu trong bài tiểu luận không nên quá ngắn và chỉ bao gồm thông tin có tính chất gợi mở hoặc câu văn bóng bẩy. Trên thực tế, lời mở đầu của bài tiểu luận thường phải có các nội dung sau: lý do chọn đề tài hay tính cấp thiết của đề tài; tên đề tài, mục đích nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, kết cấu của bài viết.

Chương 2: Cơ sở lý thuyết (nêu lên được lý thuyết chính liên quan đến đề tài. Phần này là chúng ta sử dụng lý thuyết của các nghiên cứu trước đây nên bạn có thể thoải mái copy ở các đề tài khác. Nếu nội dung quá dài có thể đưa vào phần Phụ lục); cơ sở thực tiễn.

Chương 3: Thực trạng và đánh giá: trình bày thực trạng của vấn đề nêu lên trong đề tài cùng những đánh giá về vấn đề đó.

Chương 4: Thường viết về các giải pháp, kiến nghị, bài học kinh nghiệm rút ra hay phương hướng cho thời gian tới. Phần này đưa ra trên cơ sở căn cứ vào thực trạng, những khó khăn, vướng mắc còn gặp phải của vấn đề đã nêu trong chương 2. Trong phần này, các bạn có thể đề xuất theo quan điểm cá nhân để hoàn thiện về mặt lý luận liên quan đến đề tài.

II. Đặt vấn đề cho bài tiểu luận

Đặt vấn đề là một đoạn viết ngắn thường xuất hiện ở phần mở đầu của báo cáo hay đề xuất để giải thích cho vấn đề mà tài liệu đang muốn chuyển tải đến người đọc. Một cách tổng quan, đặt vấn đề sẽ chỉ ra các thông tin căn bản của vấn đề, giải thích vì sao vấn đề này có ảnh hưởng, xác định giải pháp càng nhanh chóng và trực tiếp càng tốt.

Để đặt vấn đề cho bài tiểu luận, trước tiên cần nắm rõ mục đích nghiên cứu của bài tiểu luận là gì. Hiểu một cách đơn giản, mục đích nghiên cứu đề tài tiểu luận chính là cái đích mà đề tài hướng đến. Nó chính là lý do xuyên suốt, là cơ sở mà bạn chọn đề tài tiểu luận để nghiên cứu. Trong phần mục đích này, bạn cần nêu được tầm quan trọng, tính cấp thiết của vấn đề mà bạn định nghiên cứu.

Dựa vào mục đích nghiên cứu của đề tài tiểu luận, việc đặt vấn đề cho bài tiểu luận cần thực hiện một cách tự nhiên và thuyết phục qua các dẫn chứng về bối cảnh hoặc những kết quả nghiên cứu hiện có.

Trong phần này, bạn cần nêu lên được tính cấp thiết của đề tài tiểu luận. Đề tài được chọn dù thuộc lĩnh vực nào thì đều phải mang tính cần thiết đối với lĩnh vực đó. Có như vậy, bài luận mới có giá trị nghiên cứu và có đủ sức hấp dẫn đối với người đọc.

Việc đặt vấn đề cho bài tiểu luận còn có tác dụng truyền cảm hứng cho người đọc nhận thấy tầm quan trọng của một vấn đề nào đó. Qua đây, bạn sẽ móc nối đến đề tài mà bạn đang nghiên cứu.

Như vậy, phần đặt vấn đề cho bài tiểu luận cần bao trùm được 4 nội dung sau đây:

  • Tóm tắt tình hình chung (Mô tả và phân tích thực trạng).
  • Tóm tắt các nghiên cứu trước đây.
  • Sự cần thiết, tầm quan trọng của nghiên cứu.
  • Đề xuất biện pháp.

Sau cùng, với những sự cấp thiết, cũng như những hứa hẹn đóng góp cho khoa học và thực tiễn của đề tài thì mục đích, mục tiêu của đề tài phải được xác định rõ ràng.

Để đặt vấn đề cho bài tiểu luận, cần phải làm 4 bước sau:

  • Mô tả một chủ đề của bài tiểu luận.
  • Giải thích vấn đề, chủ đề của bài tiểu luận.
  • Giải thích giải pháp của vấn đề và giải thích lợi ích của các giải pháp đó.
  • Hỗ trợ các khẳng định lại chủ đề của bài tiểu luận.
  • Kết luận bằng cách tóm tắt vấn đề và giải pháp.

Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết Hướng dẫn cách đặt vấn đề cho bài tiểu luận do ACC cung cấp đến cho bạn đọc. Nếu bạn đọc còn thắc mắc về nội dung đặt vấn đề cho bài tiểu luận. Vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://accgroup.vn/ để được giải đáp thắc mắc nhanh chóng và kịp thời.

✅ Dịch vụ thành lập công ty ⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc ✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình ✅ Dịch vụ ly hôn ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn ✅ Dịch vụ kế toán ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật ✅ Dịch vụ kiểm toán ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác ✅ Dịch vụ làm hộ chiếu ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin