Cách cân đối, quản lý các khoản chi tiêu trong gia đình hiệu quả | Timo

Việc quản lý chi tiêu là công việc cần thiết mà mỗi người cần phải thực hiện, đặc biệt là trong gia đình. Điều này giúp cuộc sống của bạn đi theo một quỹ đạo cụ thể hơn, hạn chế các vấn đề phức tạp về tài chính xảy ra. Vậy liệu bạn đã biết các cách quản lý chi tiêu gia đình một cách tối ưu nhất? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của ngân hàng số Timo để ứng dụng vào trong đời sống hiệu quả hơn!

>> Xem thêm: Cách quản lý chi tiêu hợp lý và hiệu quả trong 1 tháng

Chi tiêu trong gia đình là gì?

Chi tiêu trong gia đình là các khoản chi phí nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất, tinh thần cho các thành viên trong gia đình thông qua tổng các nguồn thu nhập của gia đình. Các khoản chi tiêu này thường bao gồm tổng chi phí ăn uống, đi lại, phí giao tiếp xã hội, học tập, giải trí,… của các thành viên trong gia đình.

Tại sao nên lập kế hoạch chi tiêu trong gia đình?

Lập kế hoạch chi tiêu trong gia đình chi tiết, rõ ràng và phân bổ dòng tiền một cách hợp lý giúp cân bằng tài chính cũng như kiểm soát chi tiêu trong gia đình tốt hơn. Đồng thời, việc này sẽ giúp cho gia đình bạn có được một khoản tiết kiệm và quỹ dự phòng. Nhờ đó, gia đình bạn sẽ không bị động trước những tình huống bất ngờ phát sinh như bệnh tật, thất nghiệp,… và cũng sẽ để cho áp lực về tài chính gây nên mâu thuẫn cho gia đình bạn.

>> Xem thêm: 8 sai lầm về tài chính của vợ chồng mới cưới

Các khoản chi tiêu trong gia đình gồm những gì?

Các khoản chi tiêu trong gia đình sẽ thay đổi tùy để phù hợp với thực trạng của gia đình bạn. Tuy nhiên, các khoản chi tiêu thông thường sẽ được phân chia vào 6 nhu cầu chính sau:

1/ Nhu cầu ăn uống, may mặc, nhà ở

Các khoản chi tiêu cho nhu cầu này là các khoản chi tiêu thiết yếu trong mỗi gia đình. Có thể kế đến chi phí mua thức ăn hàng ngày, chi phí thuê nhà hàng tháng cho những gia đình chưa có nhà ở ổn định hay chi phí mua sữa cho con nhỏ,…

Ngoài ra, bạn cũng cần nhớ một số chi phí dao động hàng tháng như chi phí điện nước, tiền trả thế chấp,… để không xảy ra các khoản vượt mức.

2/ Nhu cầu đi lại

Các chi phí như chi phí thuê xe về quê, chi phí xăng xe đi làm, chi phí xe buýt đi học, chi phí bảo dưỡng xe,… cũng nhằm phục vụ nhu cầu đi lại cho các thành viên trong gia đình.

3/ Nhu cầu bảo vệ sức khỏe

Đối với những gia đình có con nhỏ hoặc bố mẹ đã già thì các chi tiêu trong khoản này sẽ chiếm kha khá chi phí của gia đình. Đó là chi phí khám sức khỏe định kỳ cho cả gia đình; mua thuốc, tiêm ngừa cho trẻ nhỏ; khám chữa bệnh mỗi tháng cho người già; bảo hiểm y tế hoặc các chi phí chăm sóc sức khỏe khác.

4/ Nhu cầu văn hóa tinh thần

Tùy theo nhu cầu của mỗi gia đình mà chi phí này sẽ dao động trong các khoản khác nhau như đi xem phim cuối tuần, ăn uống bên ngoài, đi du lịch nghỉ dưỡng, chi phí về quê thăm ông bà,… Đây là các khoản chi tiêu có thể điều chỉnh theo mỗi tháng để đáp ứng tài chính của mỗi gia đình, giúp tài chính của gia đình bạn không xảy ra tình trạng thâm hụt.

5/ Nhu cầu học tập

Các khoản chi phí phát sinh trong nhu cầu này phần lớn rơi vào các gia đình có con nhỏ như tiền học thêm, chi phí mua sách vở và văn phòng phẩm, chi phí mua đồng phục,… Tuy nhiên, ở nhiều gia đình, chi phí này cũng nhằm để cho bố mẹ nâng cao kiến thức của bản thân thông qua các khóa học online hoặc học thêm kỹ năng mới.

6/ Nhu cầu giao tiếp xã hội

Nhu cầu này bao gồm các khoản chi cho đám cưới, hội họp, sinh nhật hay các dịp lễ, Tết và quyên góp từ thiện.

Các cách quản lý chi tiêu trong gia đình hiệu quả

Thiết lập mục tiêu tài chính cho gia đình

Nếu bạn thực hiện mọi việc theo một mục tiêu, kế hoạch thì các vấn đề sẽ được giải quyết gọn gàng và chỉn chu hơn. Việc quản lý chi tiêu cũng vậy, trước tiên bạn hãy xác định cho gia đình một mục tiêu tài chính cụ thể trong cả ngắn hạn và dài hạn. Sau đó hãy thực hiện mua sắm, chi tiêu theo kế hoạch đã đề ra, điều này sẽ giúp bạn hạn chế được vấn đề tiêu dùng vượt quá số tiền đang có.

Các mục tiêu như dự định sẽ có thêm em bé, mua nhà, mua xe, chi phí cho con chuẩn bị lên lớp 1,… Ngoài ra, hãy dự phòng cả những chi phí có thể phát sinh ngoài kế hoạch. Tính năng Mục tiêu cá nhân (Goal Save) của Timo sẽ giúp bạn thiết lập mục tiêu tài chính dễ dàng hơn. Bạn chỉ cần có tài khoản của Timo thì có thể ngay lập tức sử dụng tính năng này với các bước đơn giản để tạo một hoặc nhiều Goal Save cùng lúc cho gia đình.

Sắp хếp tài chính hợp lý

Sắp xếp tài chính hợp lý và phân bổ chi tiêu theo hàng tuần, tháng để chi tiêu cân đối hơn. Bạn có thể tham khảo, ứng dụng một số cách phổ biến sau đây để quản lý chi tiêu hiệu quả và tối ưu hơn.

Phương pháp JARS (6 chiếc hũ)

Với phương pháp này, bạn cần chia số tiền kiếm được làm 6 phần tương ứng với 6 mục tiêu khác nhau. Bạn nên ưu tiên cho các khoản cố định hàng tháng trước, sau đó mới đến các chi phí không thiết yếu. Chẳng hạn như các khoản cố định là tiền thuê nhà, ăn uống, điện nước, хăng хe,… Còn lại các khoản không thiết yếu như giải trí, mua sắm.

>> Xem chi tiết quy tắc 6 chiếc lọ tài chính

STTCác hũ chi tiêuTỷ lệChi tiếttự do tài chính

Phương pháp 50/20/30

quy tắc 50/20/30, các chi tiêu trong gia đình sẽ được chia thành tỷ lệ 50%, 20% và 30%. Trong đó:

– 50% dành cho các chi tiêu thiết yếu cho gia đình như: chi phí đi lại, ăn uống, điện nước, tiền học cho con,…

– 20% thu nhập được dùng cho các mục tiêu tài chính như trả nợ, tiết kiệm, quỹ dự phòng,…

– 30% dành cho các chi tiêu cá nhân bao gồm các khoản chi phí mua sắm, du lịch, giải trí,…

Tuy vậy, bạn hoàn toàn có thể điều chỉnh tỷ lệ trong các khoản này sao cho phù hợp với nhu cầu và tình hình tài chính của gia đình bạn.

Cách quản lý chi tiêu bằng sổ Kakeibo của người Nhật

Với phương pháp nàу, thu nhập hàng tháng của bạn ѕẽ được chia ᴠào 4 phong bì ᴠới 4 nhu cầu tiêu dùng khác nhau:

  • Tiền của thiết уếu: Tiền thuê nhà, ăn uống, đi lại, у tế,…
  • Chi phí không thiết уếu: Mua sắm, giải trí,…
  • Chi phí đầu tư: Khóa học, ѕách ᴠở,…
  • Tiền của phát ѕinh: Sửa xe, đi tiệc,…

Cuối mỗi tuần hãу kiểm tra lại kế hoạch của mình và trả lời 4 câu hỏi sau:

  • Bạn đang có bao nhiêu tiền?
  • Chi tiêu thực tế là bao nhiêu?
  • Bạn cần tiết kiệm bao nhiêu?
  • Làm thế nào để cải thiện điều đó?

Từ đó, bạn ѕẽ hiểu rõ và điều chỉnh kế hoạch chi tiêu sao cho phù hợp hơn.

Xem chi tiết: Cách tiết kiệm tiền của người Nhật với phương pháp Kakeibo

Sử dụng app chi tiêu

Việc sử dụng các app quản lý chi tiêu miễn phí giúp bạn và gia đình dễ dàng xem được báo cáo thu chi. Đồng thời, các ứng dụng thông minh cũng có các tính năng tiện lợi giúp bạ phân chia tài chính một cách tốt nhất. Bạn có thể tự quản lý chi tiêu của mình qua tính năng Hũ chi tiêu (Money Pot) của Timo. Tính năng này cho phép bạn chia mục tiêu thành các hũ khác nhau. Ví dụ như hũ di chuyển, hũ ăn uống, hũ mua sắm,… giúp giúp bạn cân đối chi tiêu tài chính hợp lý hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể lập các hũ tiết kiệm cho 1 mục tiêu bất kỳ nào đó. Chẳng hạn như bạn muốn mua xe hoặc có nhiều mục tiêu khác nhau, bạn có thể tạo hũ tài chính, sau đó thiết lập tự động đến một ngày bất kỳ sẽ chuyển số tiền từ tài khoản của bạn vào quỹ. Việc này sẽ giúp bạn tiết kiệm một cách có kế hoạch hơn.

>> Xem thêm: Gửi Tiết Kiệm Ngân Hàng Online Có Kỳ Hạn, Lãi Suất Cao

Đặt giới hạn mức chi tiêu

Các khoản chi tiêu đều nên lập ra giới hạn nhất định. Hãy cân nhắc và tính toán kỹ lưỡng tổng thu nhập của gia đình cũng như mức độ ưu tiên của từng khoản.

Cho sinh hoạt chung của gia đình

Vợ chồng cần thống nhất về mục tiêu tài chính và các khoản chi tiêu chung cho gia đình. Đồng thời, cần phân rõ trách nhiệm tài chính của mỗi người như việc thống nhất 1 người giữ hết thu nhập và đứng ra chi trả cho các chi tiêu chung, hay các thành viên trong gia đình sẽ độc lập tài chính và chia nhau chi trả các chi tiêu trong gia đình. Từ đó sẽ đặt ra hạn mức cho các chi tiêu chung trong gia đình. Một số cách đặt giới hạn chi tiêu cho ngân sách gia đình hiệu quả như: Bỏ thói quen mua sắm theo cảm hứng, lên danh sách cụ thể những món thật sự cần mua, không nên chiều con quá mức và đáp ứng mọi yêu cầu của con, cắt giảm những chi phí sinh hoạt như ăn ngoài,… Kế hoạch và thói quen quản lý chi tiêu cần phải được thực hiện một cách đều đặn và lâu dài để mang lại kết quả tốt nhất.

Cho các thành viên trong gia đình

Tùy theo thực trạng của gia đình mà việc phân chia này sẽ khác nhau. Thông thường, hạn mức chi tiêu cho những thành viên đã đi làm sẽ bao gồm chi phí ăn uống, đi lại, giao tiếp xã hội. Còn những thành viên đang đi học sẽ có giới hạn mức chi tiêu khác nhau tùy theo độ tuổi và nguồn thu nhập của gia đình.

Ví dụ: Gia đình 4 người có tổng thu nhập là 30 triệu đồng/ tháng. Bao gồm 2 nguồn thu nhập chính là bố: 15 triệu đồng và mẹ: 15 triệu đồng; và 2 đứa trẻ: 1 bé 15 tuổi và 1 bé 10 tuổi. Giới hạn mức chi tiêu chung cho gia đình là 23 triệu đồng (đã bao gồm tiền tiết kiệm và quỹ dự phòng). Vậy giới hạn chi tiêu mỗi tháng cho các thành viên sẽ được phân chia như sau:

  • Bố: Nhu cầu giao tiếp xã hội cao, mang theo cơm trưa và tốn chi phí đi lại nên hạn mức chi tiêu là 3.700.000 đồng.
  • Mẹ: Nhu cầu giao tiếp xã hội trung bình, mang theo cơm trưa và tốn chi phí đi lại nên hạn mức chi tiêu là 3.000.000 đồng.
  • Bé 15 tuổi: Nhu cầu giao tiếp xã hội cao nhưng chi phí ăn uống, đi lại đều được tính vào chi phí chung cho gia đình nên hạn mức chi tiêu là 250.000 đồng.
  • Bé 10 tuổi: Nhu cầu giao tiếp xã hội thấp, chi phí ăn uống, đi lại đều được tính vào chi phí chung cho gia đình nên hạn mức chi tiêu là 50.000 đồng.

Đánh giá tình hình tài chính gia đình

Dù tình hình tài chính của gia đình bạn đang ở mức độ nào thì cũng nên thường xuyên xem xét và đánh giá cụ thể. Việc này giúp bạn kịp thời biết được ngân sách của gia đình đang ở mức độ an toàn hay thiếu hụt để điều chỉnh thu chi hợp lý.

Hàng ngày, bạn hãy ghi lại một cách chi tiết và khoa học các khoản chi tiêu vào một cuốn sổ hoặc ghi chú. Cuối mỗi ngày, tuần và tháng, bạn cần tổng kết lại con số tổng thu nhập và tổng thu chi của gia đình mình. Những con số thống kê sẽ cho bạn biết kết quả về thói quen chi tiêu của bản thân và gia đình rõ ràng hơn.

Thông thường, có 3 cách để bạn lựa chọn là ghi chép chi tiêu thông qua sổ tay, excel hoặc app quản lý chi tiêu. Bạn có thể tùy ý lựa chọn tùy thuộc vào nhu cầu và thói quen của bản thân.

  • Nếu bạn quen giữ lại hóa đơn và muốn có cảm giác an toàn thông qua việc tự tay ghi chép thì sổ tay là lựa chọn phù hợp nhất. Tuy nhiên, hình thức này thường chiếm nhiều tiền của bạn khi phải thường xuyên thay sổ và khó lưu giữ.
  • Nếu bạn quen sử dụng các ứng dụng tin học văn phòng và thường giữ lại hóa đơn thì phương pháp excel sẽ giúp bạn ghi chép chi tiêu tốt. Nhưng nhược điểm của hình thức này là bạn thường bỏ qua những chi tiêu nhỏ khi mua vật phẩm gia đình như tăm xỉa răng hay các dụng cụ ít tiền vì ghi chép bằng excel trên điện thoại không được thuận tiện.
  • Nếu bạn thường thanh toán bằng thẻ ngân hàng và không thích lưu giữ hóa đơn thì các app quản lý chi tiêu miễn phí là sự lựa chọn hàng đầu. Phương pháp này giúp bạn điều chỉnh chi phí nhanh ngay trước khi bị thâm hụt. Tuy nhiên, hình thức này lại không thật sự phù hợp với những bạn chỉ thích thanh toán bằng tiền mặt.

>> Xem thêm: 6 Bước lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân bằng App và Excel

Lưu ý trong quản lý tài chính gia đình

  • Thẳng thắn thảo luận tiền bạc với nửa kia

Khi còn độc thân, bạn có thể tùy ý tiêu dùng, nhưng khi kết hôn thì vấn đề tài chính là việc của cả hai. Vì vậy, hãy cùng nửa kia của bạn chia sẻ thẳng thắn về chuyện tiền bạc để giúp cuộc sống vợ chồng trở nên hòa thuận hơn trong khoản thu chi gia đình. Ví dụ như ai là người sẽ giữ tiền, ai sẽ là người chi các hóa đơn hàng tháng và tiết kiệm tiền hàng tháng như thế nào.

  • Đồng nhất với nhau về thói quen, cách chi tiêu và phân rõ trách nhiệm tài chính

Hãy lập ra một danh sách các việc cần chi tiêu để cùng nhau thực hiện theo. Việc đồng nhất thói quen tiêu tiền sẽ giúp tài chính gia đình được ổn định và an toàn hơn. Góp phần hạn chế việc “vung tay quá trán” dẫn đến số tiền chạm mức báo động.

Ngoài ra, hai vợ chồng có thể phân chia rõ trách nhiệm cho mỗi người. Ví dụ như tiền lương của chồng dùng để mua đồ gia dụng, đồ ăn và nuôi con. Tiền lương của vợ dùng để chăm lo về vấn đề sức khỏe cho gia đình, sắm sửa quần áo,… Điều này giúp gia đình bạn sử dụng tiền lương một cách hợp lý hơn.

  • Lập quỹ chung

Quỹ chung có thể là tiền tiết kiệm hàng tháng của cả 2, hoặc tiền cưới,… Một tài khoản chung sẽ giúp bạn quản lý kịp thời những sự việc bất ngờ như bệnh tật, thất nghiệp,… Đây là một khoản cần có khi bước vào cuộc sống gia đình, nó góp phần tạo động lực giúp cả 2 cố gắng phát triển hơn.

Như vậy bài viết trên đã đề cập đến các cách quản lý chi tiêu gia đình hiệu quả, hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm trong việc sắp xếp, ổn định cuộc sống hôn nhân hơn. Nếu bạn đang mong muốn sinh lời hiệu quả hơn cho khoản quỹ chung của gia đình, việc gửi tiết kiệm là giải pháp vô cùng tối ưu.

Hiện nay, lãi suất tiết kiệm tại Timo đang thuộc top cạnh tranh trên thị trường, lên đến 6,9%/năm. Bạn có thể mở tài khoản Timo miễn phí qua hình thức online chỉ với 5 phút bằng công nghệ định danh eKYC và gửi tiết kiệm trực tiếp trên ứng dụng. Bên cạnh những ưu đãi miễn phí như rút tiền tại các cây ATM Napas, chuyển khoản, mở sổ tiết kiệm,…. Timo vẫn luôn luôn cố gắng giúp khách hàng được hưởng nhiều chính sách ưu đãi hàng đầu và có những trải nghiệm tốt hơn.

Tải app Timo Digital Bank ngay để gửi tiết kiệm với mức lãi suất hấp dẫn!