Bất mãn là gì? Tại sao nhân viên bất mãn trong công việc?

Nhân viên bất mãn là một trong những biểu hiện thường thấy tại nơi công sở hiện nay. Vậy hiểu cụ thể về sự bất mãn trong công việc này là gì? Tại sao lại xảy ra tình trạng đó và cách để nhà quản lý đối phó với các nhân viên bất mãn như thế nào? Hãy cùng JobsGO tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Tìm hiểu khái niệm bất mãn trong công việc

Trong từ điển tiếng Việt, bất mãn vừa được xem là tính từ, vừa là động từ. Tùy vào từng trường hợp khác nhau mà chúng ta sẽ sử dụng theo ý nghĩa riêng.

Đối với động từ, bất mãn chính là những phản ứng khó chịu, thờ ơ, bất hợp tác của con người đối với điều gì đó hay ai đó do không được thỏa mãn nhu cầu của họ.

Còn khi là tính từ, bất mãn chính là thái độ, tâm trạng thể hiện sự không hài lòng của con người trước sự việc, cá nhân,… nào đó.

Tìm hiểu khái niệm bất mãn trong công việc
Tìm hiểu khái niệm bất mãn trong công việc

Như vậy, xét trong công việc, sự bất mãn có thể hiểu là thái độ, hành động tiêu cực, không vui vẻ, không chịu lắng nghe, hợp tác của nhân viên với cấp trên, đồng nghiệp, với môi trường làm việc.

👉 Xem thêm: Khó tính là gì? Làm sao để làm việc với người khó tính?

Tại sao nhân viên thường bất mãn trong công việc?

Nhân viên bất mãn trong công việc có thể xuất phát từ rất nhiều lý do khác nhau, hoặc có thể là từ phía bản thân họ, hoặc là từ phía công ty. Cụ thể, những lý do khiến nhân viên bất mãn thường thấy đó là:

Nguyên nhân chủ quan

Nhân viên có cảm giác bất mãn trong công việc có thể do một số vấn đề sau:

  • Không yêu thích công việc dẫn đến chán nản, thường xuyên muốn từ bỏ và khi được giao nhiệm vụ dồn dập thì họ sẽ tỏ ra bất mãn, chán ghét.
  • Ngại đương đầu với thử thách, khó khăn, lúc nào cũng chỉ thích an nhàn nên khi gặp phải việc khó, chưa làm bao giờ hay các sự cố, tình huống bất ngờ xảy ra sẽ khiến họ không vui.
  • Nhân viên bất mãn do khó biểu lộ bản thân. Ví dụ như là không dám đứng thuyết trình trước đám đông, thấy bản thân kém cỏi, không làm được gì lớn,…
    Tại sao nhân viên thường bất mãn trong công việc?
    Tại sao nhân viên thường bất mãn trong công việc?

Nguyên nhân khách quan

Ngoài những vấn đề chủ quan thì rất có thể điều khiến nhân viên bất mãn trong công việc lại xuất phát từ doanh nghiệp. Chẳng hạn như:

  • Không được công nhân công lao, không được trả lương xứng đáng với những gì mình bỏ ra cũng là nguyên nhân lớn khiến nhiều nhân viên bất mãn trong công việc. Bởi nhiều nhân viên đã cống hiến cho công ty một thời gian dài, họ nỗ lực không ngừng nhưng cuối cùng lương không tăng và thậm chí còn thấp hơn những người mới vào làm.
  • Công ty hạn chế sự thăng tiến, phát triển của nhân viên khiến họ chán nản và bất mãn. Bất kỳ ai khi đi làm cũng muốn được thăng tiến, không muốn làm nhân viên cấp thấp cả đời. Vậy nên, doanh nghiệp quá thờ ơ và không coi trọng nhân viên sẽ dễ khiến họ không hài lòng.
  • Năng lực lãnh đạo, quản trị của cấp trên kém cũng là điều khiến nhiều nhân viên bất mãn.

👉 Xem thêm: Tiêu cực là gì? Làm sao để đánh bay cảm xúc tiêu cực nơi công sở?

Mẹo đối phó với các nhân viên bất mãn

Việc nhân viên bất mãn có lẽ là điều không thể tránh khỏi trong các doanh nghiệp hiện nay. Vậy làm sao để nhà quản lý, lãnh đạo có thể đối phó được với các trường hợp này?

Mẹo đối phó với các nhân viên bất mãn
Mẹo đối phó với các nhân viên bất mãn

Không ra quyết định, hành động vội vàng

Là một nhà lãnh đạo, bạn có thể sẽ rất khó chịu, nóng giận khi thấy một nhân viên bất mãn với công ty, công việc. Tuy nhiên, nếu gặp trường hợp này, bạn cần phải bình tĩnh, phán xét rõ ràng vấn đề rồi mới đưa ra cách giải quyết. Bạn hãy tìm hiểu nguyên nhân tại sao họ như vậy, có điều gì ở công ty mà nhân viên không vừa ý hay không?,…

Sau khi đã hiểu rõ vấn đề thì mới nên đưa ra những quyết định cuối cùng, đảm bảo tính khách quan, đúng đắn.

Không để tình trạng bất mãn xảy ra quá lâu

Mặc dù cần xem xét tình hình cụ thể rồi mới đưa ra cách giải quyết, song bạn cũng không nên để tình trạng này diễn ra quá lâu. Bởi nơi công sở, việc lây lan cảm xúc là điều không tránh khỏi, thậm chí nó còn rất nhanh, mạnh. Nếu một nhân viên trở nên bất mãn, ngay lập tức họ sẽ đi kể cho đồng nghiệp thân thiết nghe và tất nhiên, những người kia cũng có xu hướng bất mãn về một điều gì đó sau khi được nghe.

Luôn thể hiện sự chuyên nghiệp

Nhân viên có thể bất mãn với công việc, đồng nghiệp hay chính bạn (lãnh đạo công ty). Dù không vui vẻ vì điều đó, tuy nhiên bạn cũng luôn phải giữ sự chuyên nghiệp, thể hiện phong cách lãnh đạo. Sau khi tìm hiểu vấn đề, bạn cần trao đổi thẳng thắn với nhân viên để giải quyết triệt để mọi thứ bằng thái độ, phong thái lịch sự, tôn trọng và chuyên nghiệp nhất.

Một điều bạn cũng cần lưu ý đó là nên hẹn nhân viên ra ngoài, vào phòng riêng để nói chuyện. Đây có thể là vấn đề cá nhân, vậy nên tốt nhất, bạn hãy đảm bảo cuộc trao đổi này diễn ra riêng tư, không có sự tham dự của người thứ 3 nhé.

Tìm cách truyền động lực, cảm hứng cho nhân viên khác

Tìm cách truyền động lực, cảm hứng cho nhân viên khác
Tìm cách truyền động lực, cảm hứng cho nhân viên khác

Có 1 nhân viên bất mãn, chắc chắn một số bộ phận khác cũng bị ảnh hưởng ít nhiều. Lúc này, bên cạnh việc đối mặt, giải quyết vấn đề ở nhân viên kia, nhà lãnh đạo cũng cần phải làm sao để truyền động lực, tinh thần tích cực, cảm hứng làm việc tốt cho các nhân viên khác. Điều này sẽ giúp họ không bị lung lay và làm việc hiệu quả hơn.

👉 Xem thêm: [Nắm bắt ngay] Nghệ thuật quản lý 5 kiểu nhân viên thường gặp

Như vậy, bài viết trên đây đã giúp bạn đọc hiểu rõ bất mãn trong công việc là gì cùng mẹo để đối phó với các nhân viên bất mãn. Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích cho ai đang hoặc sắp lên làm quản lý, lãnh đạo trong công ty nhé.

(Theo JobsGO – Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

JobsGO Banner