Project Manager Là Gì? 6 Bước Để Trở Thành Project Manager

Project manager là gì? Vai trò, trách nhiệm của một quản lý dự án là gì? Làm thế nào để trở thành một Project manager thực thụ? Cùng Glints đi tìm lời giải đáp ngay cho những thắc mắc trên qua bài viết dưới đây nhé.

Project Manager là gì?

Project manager nghĩa là gì? PM là gì? Project manager (PM) hay quản lý dự án được hiểu đơn giản là người sắp xếp kế hoạch, thời gian thực hiện công việc, trang thiết bị, ngân sách, v.v của một dự án từ khi bắt đầu cho tới khi kết thúc.

Project manager cũng là người chịu trách nhiệm toàn bộ cho 1 dự án, đảm bảo nhân sự hoàn thành tốt nhất công việc và nhiệm vụ được giao, theo dõi, báo cáo tiến độ dự án với các leader project.

Vai trò và nhiệm vụ của project manager

Vai trò của project manager là làm gì?

Project manager đóng vai trò là người chủ trì trong việc lập kế hoạch, thực hiện, kiểm soát, giám sát tiến độ dự án từ khi bắt đầu cho tới khi kết thúc của một dự án.

Họ có vai trò chính là phân chia công việc tới các thành viên một cách hợp lý, đảm bảo công việc được thực hiện hiệu quả, đúng yêu cầu và tiến độ đã đề ra.

Đọc thêm: Senior Manager Là Gì? Trách Nhiệm Và Con Đường Thăng Tiến Của Senior Manager

Trách nhiệm của project manager là làm gì?

Nhiệm vụ của một project manager là quản lý tổng thể, giám sát mọi dự án có liên quan, các công cụ và kỹ thuật của dự án nhằm đảm bảo dự án được hoạt động tốt nhất.

Quản lý dự án cũng là người có trách nhiệm tuyển dụng và thành lập các nhóm dự án, đưa ra dự báo về các rủi ro có thể xảy ra của dự án.

Bên cạnh đó, project manager cũng có trách nhiệm hiện thực hóa các yêu cầu, kế hoạch của cấp trên bằng cách đưa ra các phương án phân chia công việc, quản lý thời gian hợp lý.

Kỹ năng cần có của một quản lý dự án

Để trở thành một project manager cần sở hữu những kỹ năng cứng, kỹ năng mềm gì? Cùng Glints tìm hiểu ngay trong phần dưới đây nhé

Kỹ năng cứng

Một số kỹ năng cứng cần có của một quản dự án bao gồm:

  • Kỹ năng lập ngân sách: Ở mỗi bước, người quản lý dự án được giao nhiệm vụ đảm bảo dự án duy trì hoạt động với một mức ngân sách cho phép bằng cách kiểm soát chi phí và điều chỉnh nguồn tài nguyên.
  • Quản trị rủi ro: Quản trị dự án không chỉ dừng lại ở việc quản lý con người, nguồn tài nguyên mà nó còn cần quản lý rủi ro. Xác định điểm yếu của nhóm và dự án, phân tích khả năng có thể xảy ra và tác động xấu nhất của nó. Từ đó đưa ra các phương án dự phòng, đây là một trong những phần công việc quan trọng của một quản lý dự án.
  • Làm quen với dữ liệu: Trước khi bắt đầu mọi dự án, các chỉ số đánh giá hiệu suất công việc sẽ được đưa ra. Những chỉ số này sẽ được so sánh và theo dõi trong suốt dự án để hiểu tiến trình dự án, cuối cùng là liệu dự án có đem lại kết quả như mong muốn hay không. Project manager là người có nhiệm vụ tìm hiểu, phân tích, và sử dụng dữ liệu này để liên lạc với các thành viên trong nhóm cũng như các bên liên quan đến dự án.
  • Chuyên môn kỹ thuật: Để quản lý dự án hiệu quả, người quản lý cần phải là người thành thạo, hiểu biết trong lĩnh vực của mình.

Đọc thêm: Học Gì Để Làm Quản Lý? Kỹ Năng Cần Có Của Quản Lý Giỏi

Kỹ năng mềm

Công việc quản lý dự án có liên quan nhiều đến việc quản lý con người do đó các kỹ năng mềm đóng vai trò vô cùng quan trọng với một nhà quản lý dự án.

  • Kỹ năng giao tiếp: Đây là một trong những kỹ năng cực kỳ quan trọng của một người quản lý dự án. Project manager sử dụng các công cụ và nền tảng khác nhau để giao tiếp với các thành viên trong team, nhà cung cấp, hay các bên liên quan. Bên cạnh khả năng sử dụng lời nói, chữ viết khả năng giao tiếp phi ngôn ngữ cũng giúp nhà quản lý giao tiếp hiệu quả với đối phương.
  • Kỹ năng lãnh đạo: Thật vậy, người quản lý dự án là người có khả năng sử dụng kỹ năng lãnh đạo của mình để giao tiếp rõ ràng và hiệu quả, truyền cảm hứng, thúc đẩy tinh thần của nhóm, đặc biệt trong giai đoạn dự án căng thẳng.
  • Tính quyết đoán: Người quản lý dự án phải là người có khả năng tóm tắt nội dung cuộc thảo luận và đưa ra quyết định rõ ràng nhằm đảm bảo tiến độ của dự án.
  • Quản lý thời gian: Người quản lý dự án cần có khả năng quản lý thời gian và nỗ lực của các thành viên một cách hiệu quả nhằm đảm bảo tất cả các nhiệm vụ đều được hoàn thành, dự án được hoàn thiện đúng tiến độ.
  • Giải quyết xung đột: Trong quá trình thực hiện dự án, xung đột là điều ít nhiều có thể xảy ra, do vậy người quản lý dự án cần phải có kỹ năng điều hướng, xoa dịu căng thẳng vì lợi ích của nhóm, các bên liên quan và dự án.

6 bước để trở thành project manager

Nếu bạn đang có định hướng trở thành một quản lý dự án thì dưới đây là 6 bước để trở thành một project manager thực thụ.

Hiểu về những kỹ năng cần có

Nếu bạn đã từng lập kế hoạch, dẫn đầu, lập kế hoạch ngân sách, lên lịch trình, hoặc ghi lại tiến trình của một dự án thì bạn đã thực hiện một vài yếu tố của quản lý dự án.

Bạn chưa từng tổ chức sự kiện? Tìm ra một thứ gì đó khiến cho cách làm việc của bạn trở nên hiệu quả hơn? Phối hợp với các tình nguyện viên để làm sạch bãi biển?

Mặc dù bạn có thể không nghĩ đó là quản lý dự án vào thời điểm đó, nhưng những kinh nghiệm của bạn trong quá khứ có thể giúp bạn tiếp xúc với các kỹ năng cần thiết của một người quản lý dự án.

Xây dựng kinh nghiệm quản lý dự án

Nhiều nhà quản lý dự án không bắt đầu ở vị trí quản lý trong một nhóm.

Chẳng hạn như: một người quản lý dự án CNTT có thể làm việc trong vài năm với tư cách là cộng tác viên trước khi đảm nhận vị trí quản lý.

Nếu bạn thực sự đang cố gắng xây dựng kỹ năng quản lý dự án thì hãy thử tìm kiếm cơ hội trong trong công việc hiện tại của chính bạn. Cho dù bạn làm ở đâu bệnh viện, hay cửa hàng bán lẻ chắc hẳn sẽ có một số hạng mục cần được lên kế hoạch, thực hiện hoặc cải thiện.

Bạn hãy tiếp cận người bản lý của bạn với ý tưởng về cách bạn có thể đóng góp và thể hiện sự thiện chí của bạn trong việc phát triển kinh nghiệm quản lý dự án.

Phát triển kỹ năng

Trong phần trên Glints vừa chia sẻ tới bạn những kỹ năng cần thiết của một quản lý dự án cần có. Do đó, bạn hãy cố gắng trau dồi và cải thiện từng kỹ năng trên nhé.

Nâng cấp thư xin việc

Khi bạn đã có kinh nghiệm và kỹ năng trong lĩnh vực, bạn cần đầu tư để nâng cấp lá thư xin việc của mình.

Xem xét danh sách công việc của người quản lý dự án từ cấp độ nhập môn đến cấp cao để tìm hiểu những điều mà các công ty đang tìm kiếm ở ứng viên. Bạn hãy làm nổi bật thư xin việc của mình bằng các chứng chỉ, bằng cấp, kỹ năng có liên quan.

Bạn hãy mô tả về những vai trò, công việc mà bạn đã từng đảm nhận trước đây. Đừng quên nhấn mạnh đến những kết quả ấn tượng mà bạn đã đạt được nhé.

Đọc thêm: Cách Viết Mail Xin Việc Chinh Phục Nhà Tuyển Dụng

Tìm kiếm cơ hội

Bạn có thể tìm kiếm các cơ hội ở đa dạng vị trí công việc khác nhau như:

  • Project coordinator
  • Operations coordinator
  • Associate project manager
  • Junior project manager
  • Operations associate
  • Administrative associate

Cân nhắc các chứng chỉ quản lý dự án

Bạn có thể nâng cao khả năng cạnh tranh của mình so với các ứng viên khác bằng các chứng chỉ quản lý dự án, chẳng hạn như:

  • Certified Associate in Project Management (CAPM)
  • Google Project Management: Professional Certification
  • Project Management Professional (PMP)

Tạm kết

Trên đây là những chia sẻ về vị trí công việc quản lý dự án mà Glints muốn gửi tới bạn. Hy vọng qua bài viết này đã giúp các bạn trẻ hiểu và có thêm nhiều góc nhìn thú vị về “Project manager là gì?”

Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để được Glints giải đáp chi tiết nhé.

Tác Giả