Mệnh Bình Địa Mộc là gì & Tương sinh và tương khắc mệnh nào?

Trong hệ sinh thái rừng có rất nhiều các loài cây từ cổ thụ đại ngàn đến những cây leo nhỏ bé. Không sừng sững như những cây ngàn năm tuổi, nên bản thân nó đã yếu đuối hơn cần sự che chở bao bọc của những cây đại thụ bên cạnh. Và từ đó, chúng trở thành một định nghĩa để diễn tả sự vật với ý nghĩa biểu tượng Bình Địa Mộc.

Vậy Bình Địa Mộc là gì? Ý nghĩa nổi bật là gì? cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1 – Bình Địa Mộc là gì?

Bình Địa Mộc được hiểu là cây trên đất. Đây là các loại cây nhỏ thân mềm thường có ở các vùng đồng bằng. Mặc dù nhỏ nhưng có một sức mạnh cực lớn, sinh trưởng mạnh ở vùng đất màu mỡ.

Bình Địa Mộc là một ngũ hành nạp âm bản mệnh thuộc mệnh Mộc. Bình Địa Mộc mang đầy đủ những đặc tính của mệnh Mộc nói chung, cùng với đó là những nét riêng biệt tạo nên một Bình Địa Mộc với bản sắc riêng khác với các nạp âm cùng mệnh như Tang Đố Mộc, Thạch Lựu Mộc, Tùng Bách Mộc, Dương Liễu Mộc.

2 – Mệnh Bình Địa Mộc hợp màu gì?

Bình Địa Mộc là nạp âm thuộc hành Mộc nên hợp các màu thuộc hành Thủy và hành Mộc, kỵ các màu thuộc hành Hỏa và hành Kim. Theo quy luật ngũ hành có thể thấy Bình Địa Mộc hợp – kỵ với các màu sau

  • Hợp với màu Đen xanh nước, xanh lục
  • Kỵ màu vàng, nâu đất, trắng, xám, ghi

Đây là những màu hợp kỵ với tuổi Mậu Tuất và Kỷ hợi, quý bạn nên sử dụng màu hợp có ý nghĩa bổ trợ mang may mắn lại cho bản mệnh rất lớn.

Bình Địa Mộc là gì? Bình Địa Mộc hợp tuổi nào? Người mang mệnh Bình Địa Mộc hợp nghề gì?

Bình Địa Mộc là gì? Bình Địa Mộc hợp tuổi nào? Người mang mệnh Bình Địa Mộc hợp nghề gì?

3 – Những tuổi thuộc Bình Địa Mộc

Những người tuổi Mậu Tuất và Kỷ Hợi là những người thuộc nạp âm Bình Địa Mộc.

  • Tuổi Mậu Tuất (1958 – 2018) Thiên Can thuộc hành Thổ, Địa Chi thuộc hành Thổ đây là mối quan hệ tương hòa, có sự hòa hợp vừa đủ nên những người tuổi Mậu Tuất là những người rất có tài.
  • Tuổi Kỷ Hợi (1959 – 2019) có Thiên Can thuộc Thổ, Địa Chi thuộc Thủy đây địa chi và thiên can khắc nhau. Cho thấy cuộc đời người Kỷ Hợi khá vất vả, gặp nhiều khó khăn, phải trải qua nhiều thăng trầm mới có được thành quả.

4 – Tính cách của người thuộc Bình Địa Mộc

Người thuộc Bình Địa Mộc mang những đặc trưng tính cách của người mệnh Mộc họ có một lối tư duy nhạy bén, logic, quả quyết.

Là Bình Địa Mộc là cây sinh sống ở vùng đông bằng, không mạnh mẽ như Đại Lâm Mộc họ có tính ôn hòa, với người kahcs rất dễ gần và thân thiện. Nhưng nhiều khi nó làm mờ nhòe hết đi những cái tôi cá nhân mà trở thành nhu nhược yếu đuối. Con người thuộc Bình Địa Mộc cũng vậy áp lực công việc, cuộc sống nhiều khi là quá nặng gánh với họ đặc biệt những người tuổi Kỷ Hợi. Bởi thế họ luôn cần có những người bên cạnh động viên, an ủi

Bình Địa Mộc sẽ cố gắng đứng lên và chiến đấu tiếp. Họ yêu một cuộc sống yên bình, nhẹ nhàng không bon chen xô bồ. Nhưng họ lại luôn là những người ham học hỏi, tiếp thu những điều mới mẻ, nhưng họ có một điểm yếu là suy nghĩ hay bị lan man, không tập trung thành ra việc tiếp thu, học hỏi trở nên không có chiều sâu.

Bình Địa Mộc còn biết đến là một người chăm chỉ, khéo léo, họ quan tâm những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống, có thể nói là một người đảm đang, một mẫu người lý tưởng của gia đình.

Trong tình yêu Bình Địa Mộc là một người rụt rè, nhút nhát, thường không chủ động trong tình yêu. Nhưng khi yêu là một người yêu chân thành, chung thủy, biết cách dung hòa với các mối quan hệ xung quanh. Cuộc sống hôn nhân hay tình yêu rất êm đẹp, không xảy ra những mâu thuẫn, tranh cãi, là một người biết nhường nhịn, khiêm nhường và biết điều.

5 – Mệnh Bình Địa Mộc hợp với nghề gì?

Như bên trên Tử Vi Đông Tây cũng đã phân tích người thuộc Bình Địa Mộc thích hợp với tính cách ôn hòa, nên thích hợp với các công việc nhẹ nhàng như giáo viên, ngoại giao, bác sĩ.

Ngoài ra các công việc liên quan đến nông nghiệp, chăn nuôi, công việc kinh doanh cũng rất hợp với họ.

6 – Mệnh Bình Địa Mộc hợp với tuổi nào?

Lư Trung Hỏa: Lư Trung Hỏa có nguồn sinh nên cát lợi, những cây ở đồng bằng thân mềm nhưng dễ cháy, trở thành nguồn nhiên liệu dồi dào

Đại Lâm Mộc: Hai sự vật này ít có mối liên hệ trong thực tế vì vị trí địa lý quá khác biệt. Tuy nhiên, Mộc – Mộc tương hòa. Hơn nữa, Bình Địa Mộc là dạng Mộc khí yếu ớt, nếu được Đại Lâm Mộc tương trợ thì rất tốt. Cho nên, cuộc hội ngộ này có sinh đại cát đại lợi.

Sơn Đầu Hỏa: Hai sự vật này ít có mối liên hệ trong thực tế. Nên nếu kết hợp chỉ đem lại may mắn nho nhỏ vì thuộc tính ngũ hành Mộc sinh Hỏa.

Giản Hạ Thủy: Nước ngầm là nguồn nuôi dưỡng rất tốt đối với cây cối, bao gồm cả các cây ở đồng bằng. Do đó, hai nạp âm này kết hợp hứa hẹn sẽ mở ra một tương lai giàu có, đủ đầy và sung túc.

Bạch Lạp Kim: Qúa trình luyện kim cần độ tinh khiết cao nên nó rất kỵ tạp chất. Hai nạp âm này nếu kết hợp với nhau sẽ gây khó khăn và dang dở về nhiều mặt.

Dương Liễu Mộc: Mộc – Mộc tương phùng. Sự góp mặt của Dương Liễu Mộc sẽ càng làm Bình Địa Mộc phong phú, đa dạng hơn. Vì thế, hai nạp âm này kết hợp hứa hẹn sẽ mở ra một tương lai vinh hiển, giàu sang.

Tuyền Trung Thủy: Nước suối đem lại nước và dưỡng chất giúp cây cối phát triển tươi tốt. Hai nạp âm này kết hợp sẽ sinh ra đại cát đại lợi và hứa hẹn mở ra một thời kỳ giàu sang, phú quý.

Tích Lịch Hỏa: Nguồn sinh dưỡng tốt cho cây cối đó chính là phản ứng hóa học được tạo ra từ những tia chớp, sấm sét trong không khí. Hai nạp âm này gặp nhau chắc chắn sẽ mang lại vinh hoa, phú quý.

Tùng Bách Mộc: Hai sự vật này không có mối liên hệ nào trong thực tế, Tuy nhiên, cây đồng bằng thường có sức sống yếu nên nếu được Tùng Bách Mộc trợ lực thì sẽ tốt hơn rất nhiều. Hai nạp âm này gặp gỡ có sinh ra cát lợi.

Trường Lưu Thủy: Các loại cây cối ở vùng đồng bằng sẽ sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ nếu hưởng được nước ở các con sông lớn bồi dưỡng. Cuộc hội ngộ này hứa hẹn mang lại sự giàu có, vinh hoa phú quý.

Sơn Hạ Hỏa: Hai sự vật này ít có mối liên hệ trong thực tế nên cuộc hội ngộ này chỉ đem lại chút cát lợi nho nhỏ vì thuộc tính ngũ hành Mộc sinh Hỏa.

Bình Địa Mộc: Cây gặp cây sẽ tạo nên một màu xanh bao la, rộng lớn và bát ngát. Hai nạp âm này kết hợp chắc chắn sẽ mang lại đại cát đại lợi và đi đến thành công rực rỡ.

Bích Thượng Thổ: Mộc khắc Thổ. Tuy rễ của các loại cây ở đồng bằng khá yếu nhưng nó ít nhiều vẫn làm mất đi tính thẩm mỹ và bền vững của tường nhà. Vì vậy, hai nạp âm này không thể hòa hợp được.

Thiên Hà Thủy: Nước mưa là nguồn sinh dưỡng quan trọng và tuyệt vời cho các loại cây gỗ mềm, cây thân thảo ở đồng bằng. Do đó, hai nạp âm này kết hợp ắt sinh cát lợi, mang lại mùa màng bội thu.

Đại Dịch Thổ; Đất bãi cồn nhiều dinh dưỡng và nước. Nó rất thích hợp để nuôi dưỡng những cây thân mềm, sức sống yếu như cây ở đồng bằng. Nên cuộc hội ngộ này vẫn đem lại đại cát đại lợi mặc dù Mộc khắc Thổ theo nguyên lý ngũ hành.

Tang Đố Mộc: Đây đều là hai dạng Mộc khí yếu ớt nhưng nếu kết hợp, chúng có thể tương trợ lẫn nhau để sinh tồn và phát triển nên cuộc hội ngộ này vẫn được xem là mang lại cát lợi, phúc đức.

Đại Khê Thủy: Nước suối mát lành mang đến sự sống và nguồn dinh dưỡng dồi dào cho cây cối. Do đó, hai nạp âm này gặp nhau hứa hẹn sẽ mở ra một tương lai vô cùng tươi sáng và rực rỡ.

Thiên Thượng Hỏa: Năng lượng của mặt trời giúp cho cây đồng bằng quang hợp tốt, vươn cao, vươn xa và ngày một xanh tươi. Vì thế, hai nạp âm này gặp nhau chắc chắn sẽ mang lại kết quả tốt đẹp.

Thạch Lựu Mộc: Mộc – Mộc trùng phùng. Hai nạp âm này có tác dụng hỗ trợ và giúp đỡ cho nhau, cùng nhau phát triển và thăng tiến. Nếu kết hợp sẽ vô cùng cát lợi.

Hải Trung Kim: Vừa là kim loại vừa mang theo nước biển, do đó, Bình Địa Mộc gặp Hải Trung Kim khó có thể sinh sôi được. Ngược lại nó còn nhanh chóng héo úa, tàn lụi. Nên sự kết hợp này không đem lại cát lợi mà tạo nên một bức tranh u ám, xám màu.

Lộ Bàng Thổ: Cây đông bằng vốn là những cây nhỏ, thân mềm nên khả năng khắc Thổ không được mạnh mẽ. Tuy nhiên, chỉ là yếu chứ không phải không có. Nó ít nhiều vẫn có thể phá vỡ tính kiên cố của con đường. Nên sự kết hợp này thường dẫn đến thất bại nặng nề.

Kiếm Phong Kim: Kim khắc Mộc. Trước sự sắc nhọn của mũi kiếm, các cây thân mềm khó có thể nguyên vẹn được. Nên sự kết hợp này chỉ mang đến những u buồn, ngang trái.

Thành Đầu Thổ: Sự kết hợp này mang lại bất lợi cho cả đôi bên. Bởi đất tường thành vồn cần kiên cố, vững chắc, nó rất kỵ Mộc khí xâm hại. Ngược lại, Bình Địa Mộc là những cây thân mềm, sức sống yếu, gặp đất tường thành rắn chắc cũng khó mà sinh trưởng, phát triển.

Ốc Thượng Thổ: Ngói rất kỵ Mộc mặc dù cây thân mềm không kỵ với ngói. Sẽ có thành quả không tốt nếu hai mệnh này gặp nhau.

Sa Trung Kim: Các loại cây ở đồng bằng vốn có sức sống yếu nên khó thể tồn tại và phát triển trong môi trường đất cát chứa kim loại. Do đó, hai nạp âm này kết hợp sớm muộn gì cũng dẫn đến thất bại.

Bích Thượng Thổ: Tuy Bình Địa Mộc khắc Thổ khá yếu ớt nhưng tường nhà lại rất kỵ Mộc nên hai mệnh này hội ngộ khó mà mang lại kết quả tốt đẹp.

Kim Bạch Kim: Kim khắc Mộc. Thực tế, các loại cây ở đồng bằng vốn nhỏ và mềm yếu, gặp Kim khí chắc chắn sẽ thiệt hại. Nên cuộc hội ngộ này không mang lại cát lợi mà đi đến một tương lai nhàu nhĩ, ảm đạm.

Phúc Đăng Hỏa: Mặc dù Mộc sinh Hỏa theo nguyên lý ngũ hành nhưng trên thực tế, Bình Địa Mộc không phải là nguồn năng lượng thích hợp của Phúc Đăng Hỏa. Hơn nữa, các chi Thìn – Tuất, Tị – Hợi của hai nạp âm này xung khắc nên hai nạp âm này kết hợp chỉ mang đến u buồn, nhàm chán.

Thoa Xuyến Kim: Hai nạp âm này không có sự tương tác, sự kết hợp này hình khắc nhẹ do nguyên lý ngũ hành

Sa Trung Thổ: Hai nạp âm này gặp nhau sẽ vô cùng hình khắc bởi cây cối hút hết chất dinh dưỡng có trong đất khiến đất trở nên cằn cỗi.

Đại Hải Thủy: Nước biển mặn chát khiến cây cối không thể nào sinh trưởng và phát triển. Nên mặc dù có quan hệ tương sinh theo nguyên lý ngũ hành nhưng hai nạp âm này kết hợp lại không mang đến cát lợi.

Với tất cả thông tin giải đáp mệnh Bình Địa Mộc là gì trong bài viết này. Hy vọng bạn đã nắm bắt được tất cả những đặc trưng của bản mệnh này từ tuổi hợp, màu sắc, nghề nghiệp,… Nếu còn bất cứ điều gì thăc mắc, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.