Văn hóa Đài Loan chịu nhiều ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Hoa. Nên phong tục cưới hỏi của người đài loan cũng không có sự khác biệt nhiều. Và phong tục cưới hỏi của người Đài cũng gần giống với phong tục cưới hỏi của người Việt.
Phong tục cưới hỏi của người đài loan xưa và ngay
Để bạn hiểu rõ hơn về phong tục cưới hỏi của người Đài trong văn hóa Đài Loan chúng tôi sẽ chia sẻ phong tục qua các thời kỳ như: Phong tục cưới hỏi ngày xưa, phong tục cưới hỏi ngày nay.
Phong tục cưới hỏi của người đài loan ngày trước
Ngày xưa, phong tục cưới hỏi phải qua 6 lễ chính. Tương truyền, phong tục này bắt đầu từ thời nhà chu và nhà trai phải đảm nhận gần như hoàn toàn.
Lễ nạp thái
Lễ nạp thái của Đài chỉ là tên gọi khác với lễ ăn dạm ngõ tại Việt Nam. Nhà trai sẽ mang cơi trầu, sính lễ đến nhà gái. Mục đích chính là để xin cưới hỏi, tỏ ý muốn làm thông gia với nhà gái.
Nhà trai xin được đặt lễ, và lễ nạp thái khá sơ sài. Chỉ mâm cau trầu, vài người trong gia đình có thể là bố – mẹ hoặc cô, dì, chú, bác của cũng có thể là người đại diện của nhà trai đến để nói chuyện với nhà gái.
Lễ vấn danh
Nhà trai, nhà gái hỏi tên tuổi – công việc của nhau. Lễ này cũng khá sơ sài, đơn giản. Nhà trai mang sính lễ đến nhà cô dâu trước để thăm dò ngày tháng, năm sinh và công việc của cô dâu. Thông thường việc hỏi ngày tháng, năm sinh để xem tuổi có phù hợp với tuổi của chú rể hay không. Rất nhiều gia đình quan trọng việc cô dâu và chú rể có hợp tuổi hay không?.
Lễ nạp cát
Lễ nạp cát thời xưa giống với lễ ăn hỏi ngày nay. Nhà trai hỏi ngày, tháng năm sinh của nhà trai để đi xem ngày. Chọn ngày đẹp, may mắn để tiến hành lễ ăn hỏi. Trong này này nhà trai sẽ mang tráp, trầu cau và một số sính lễ. Nhà trai xem bói để chọn ngày lành, tháng tốt sau đó thông báo cho nhà gái để tiến hàng lễ cưới.
Lễ nạp tệ
Lễ nạp tệ giống với lễ hỏi thách cưới bây giờ. Nhà gái sẽ đưa ra ra một số lễ vật cụ thể, số tiền thách cưới mà nhà trai phải đáp ứng.
Nhà trai sẽ phải đem một số sính lễ lớn do nhà gái thách
Lễ thỉnh kỳ
Lễ này nhà trai sẽ phải mang sính lễ, tiền thách cưới đến nhà gái. Và trong lễ này nhà trai sẽ xin giờ, ngày để tổ chức hôn lễ.
Lễ thân nghênh
Lễ đón dâu về nhà chồng. Đây là ngày lễ lớn nhất, và cũng là ngày lễ nhà trai xin dâu về nhà chồng. Nhà trai phải đáp ứng đủ những sính lễ mới có thể rước dâu.
Nhà trai rất coi trọng ngày lễ thân nghênh nên mọi thứ phải được tổ chức thật cẩn thận, chu đáo và lưu giữ mọi khoảnh khắc để coi như là kỷ niệm.
Phong tục cưới hỏi của người đài loan ngày nay
Trong thời đại ngày nay, mọi thứ được tối giản hóa. Người ta thường hướng đến sự tiết kiệm, đơn giản. Vì thế, 6 lễ chính trước đây trong phong tục cưới hỏi đã được rút ngắn bớt.
Lễ dạm ngõ
Sau khi xem ngày lành tháng tốt, nhà trai sẽ mang sính lễ đến nhà gái để thưa chuyện.
Thông qua ngày này đại diện của nhà trai sẽ xin nhà gái để cho con trai và con gái họ chính thức trở thành vợ chồng. Nếu nhà gái đồng ý thì cả 2 phía cùng thỏa thuận ngày cưới tốt nhất.
Lễ ăn hỏi
Nhà trai sẽ mang sính lễ đến nhà gái, sính lễ nhiều hơn so với lễ dạm ngõ. Sính lễ thường là tráp, cau trầu. Thông thường, những sính lễ này sẽ do phía nhà gái thách cưới.
Lễ cưới
Đây là lễ cuối cùng trong phong tục cưới hỏi của Đài Loan. Lễ này nhà trai sẽ đến xin rước cô dâu. Và đây cũng là lễ cưới để cô dâu và chú rể trở thành vợ chồng chính thức.
Phong tục cưới hỏi của người đài loan ngày nay không khác gì ngày xưa. Vẫn được coi là quan trọng nhất, thiêng liêng nhất của một đời người. Và ở Đài Loan vẫn thường sống chung nhiều thế hệ trong cùng một nhà. Và thông thường là 3 thế hệ.
>>Xem ngay: Điểm danh các ngày tết ở Đài Loan theo phong tục truyền thống
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!