Nam-mô a di đa bà dạ Ða tha dà đa dạ Ða địa dạ tha. A di rị đô bà tỳ A di rị đa tất đam bà tỳ A di rị đa tì ca lan đế A di rị đa, tì ca lan đa Dà di nị dà dà na Chỉ đa ca lệ ta bà ha.
Ý nghĩa của Chú Vãng Sanh
Vãng sanh quyết định chơn ngôn hay Vãng sanh Tịnh độ thần chú là mật ngôn được trì niệm phổ biến trong các khóa lễ Tịnh độ, cầu siêu. Thần chú này có tên đầy đủ là Bạt nhất thiết nghiệp chướng căn bản đắc sanh Tịnh độ Đà la ni. Cứ vào tên của Đà la ni (Tổng trì, thâu nhiếp vạn pháp, tạm gọi là chơn ngôn hoặc thần chú) cho biết thần chú này có công năng phá trừ tất cả nghiệp chướng căn bản, để được vãng sanh về Cực lạc.
Theo kinh Niệm Phật Ba la mật, phẩm thứ 7 (HT.Thích Thiền Tâm dịch), Bồ tát Phổ Hiền vì thương xót chúng sanh thời mạt pháp nên nói Đà la ni này để trợ duyên được mau vãng sanh về Tịnh độ: “Lúc bấy giờ, Ngài Phổ Hiền Đại Bồ tát bạch Phật rằng: Thưa Thế Tôn! Con nay vì thương tưởng chúng sanh nơi thời mạt pháp, khi ấy kiếp giảm thọ mạng ngắn ngủi, phước đức kém thiếu, loạn trược tăng nhiều, kẻ chân thật tu hành rất ít. Con sẽ ban cho người niệm Phật thần chú Đà la ni này để thủ hộ thân tâm, nhổ tận gốc rễ nghiệp chướng, trừ sạch phiền não, được mau chóng sanh về Cực lạc, gọi là Bạt nhất thiết nghiệp chướng căn bản đắc sanh Tịnh độ Đà la ni. Liền nói chú rằng: Nam mô a di đa bà dạ, đa tha già đa dạ, đa điệt dạ tha, a di rị đô bà tỳ, a di rị đa tất đam bà tỳ, a di rị đa tỳ ca lan đế, a di rị đa tỳ ca lan đa, già di nị, già già na, chỉ đa ca lệ, ta bà ha.
Người niệm Phật phải giữ giới, ăn chay, thân khẩu ý đều phải thanh tịnh. Ngày đêm sáu thời, mỗi thời tụng 21 biến. Như vậy, diệt được các tội tứ trọng, ngũ nghịch, thập ác và hủy báng Chánh pháp. Thường được Phật A Di Đà hiện trên đỉnh đầu. Hiện đời an ổn, phước lạc. Khi trút hơi thở cuối cùng được tùy nguyện vãng sanh. Trì tụng đến ba chục ngàn biến liền thấy Phật ngay trước mặt”.
Xưa nay, phần lớn những hành giả tu tập pháp môn Tịnh độ thường trì niệm thần chú Vãng sanh theo phiên âm tiếng Hán. Chúng ta có thể trì niệm theo nguyên văn tiếng Phạn (đã phiên âm) và tìm hiểu đôi chút về “ý nghĩa” của thần chú này.
– Namo Amitàbhàya (Na-mô A-mi-ta-pha-gia) Nam mô A di đa bà dạ Quy mạng Vô Lượng Quang (A Di Đà) – Tathàgatàya (Ta-tha-ga-ta-gia) Đa tha già đa dạ Như Lai – Tadyathà (Ta-di-gia-tha) Đa điệt dạ tha Nên nói thần chú – Amrto dbhave (A-mờ-rật-tô đờ-pha-vê) A di rị đô bà tỳ Cam lộ hiện lên – Amrta sambhave (A-mờ-rật-ta sam-pha-vê) A di rị đa tất đam bà tỳ Cam lộ phát sinh – Amrta vikrànte (A-mờ-rật-ta vi-kờ-răm-tê) A di rị đa tỳ ca lan đế Cam lộ dũng mãnh – Amrta vikrànta gamini (A-mờ-rật-ta vi-kờ-răm-ta ga-mi-ni) A di rị đa tỳ ca lan đa già di nị Đạt đến Cam lộ dũng mãnh – Gagana kìrtti kare (Ga-ga-na kít-ti ka-rê) Già già na, chỉ đa ca lệ Rải đầy hư không – Svàhà (Sờ-va-ha) Ta bà ha Thành tựu cát tường.
Như vậy, Bồ tát Phổ Hiền trong pháp hội tại Linh Sơn đã vì chúng sanh đời mạt pháp về sau mà xin phép Thế Tôn tuyên thuyết thần chú Vãng sanh. Theo lời dạy của Bồ tát, nếu có người nào phát nguyện sanh về Cực lạc nhưng vì phước mỏng nghiệp dày, niệm Phật chưa đạt đến nhất tâm thì có thể nương nhờ công đức của thần chú Vãng sanh để được như nguyện. Hành giả thực hành trai giới, giữ ba nghiệp: thân, miệng, ý thanh tịnh; mỗi ngày trì niệm 6 thời, mỗi thời 21 biến thì chắc chắn tiêu trừ tất cả nghiệp chướng, cho dù là ngũ nghịch hay thập ác tội chướng.
Thần chú Vãng sanh có tầm quan trọng như thế, nên người tu pháp môn Tịnh độ luôn trì niệm nhằm thú hướng Lạc bang.
* NAMO AMITÀBHÀYA Nam mô a di đa bà dạ Quy mệnh Vô Lượng Quang (A Di Đà)
* TATHÀGATÀYA Đa tha già đa dạ Như Lai
* TADYATHÀ Đa địa dạ tha Như vậy, liền nói Chú là
* AMRTODBHAVE ( AMRÏTA UDBHAVE ) A di rị đô bà tỳ Cam Lộ hiện lên
* AMRTA SAMBHAVE A di rị đa tất đam bà tỳ Cam Lộ phát sinh
* AMRTA VIKRÀNTE A di rị đa tỳ ca lan đá Cam Lộ dũng mãnh
* AMRTA VIKRÀNTA GAMINI A di rị đa tỳ ca lan đa già di nị Đạt đến Cam Lộ Dũng mãnh
* GAGANA KÌRTTI KARE Già già na, chỉ đa ca lệ Rải đầy Hư Không
* SVÀHÀ Ta bà ha Thành tựu cát tường Chú Vãng Sinh, gọi đầy đủ là ”bạt nhứt thiết nghiệp chướng căn bổn đắc sinh Tịnh Độ Đà La Ni”, được lấy từ ”Vô Lượng Thọ Kinh” (Cầu Na Bạt Đà La đời nhà Tống dịch) cùng với ”Phật thuyết A Di Đà Căn Bổn Bí Mật Thần Chú Kinh” (Tam Tạng Bồ Đề Lưu Chi dịch đời Ngụy Tấn). ”bạt nhứt thiết nghiệp chướng căn bổn đắc sinh Tịnh Độ Đà La Ni” còn gọi là ”A Di Đà Phật Căn Bổn Bí Mật Thần Chú”, thông thường gọi là ”Vãng Sinh Chú”
Bạt nhứt thiết nghiệp chướng căn bổn đắc sinh Tịnh Độ: Tại sao chúng sinh phải lưu chuyển trong sinh tử, và ở trong tam giới lục đạo luân hồi không ngừng? Là vì nghiệp chướng nặng nề, nghiệp chướng này từ đâu đến? Là do nơi phiền não tham sân si v.v., đã tạo những nghiệp giết hại, trộm cắp, và nói dối, những chủng tử ác nghiệp này từ từ tăng trưởng, hình thành sự thọ khổ của chúng sinh, tuần hoàn không dừng, không có thời gian chấm dứt. Chúng ta muốn dẹp trừng những phiền não không cho sinh khởi, không thọ luân hồi khổ đau, thì chúng ta phải một dạ chí thành trì tụng chú này. Vãng sinh thần chú trợ giúp chúng ta bạt trừ những nghiệp căn bổn, không cho phiền não sinh khởi, hiện thế được nhiều an lạc hạnh phúc, tương lai nhứt định được vãng sinh về cõi Tây Phương Cực Lạc.Đà La Ni là tiếng Phạn, dịch thành là thần Chú, có nghĩa là ”tổng trì”. ”Tổng” là gôm thâu tất cả pháp, ”Trì” là vô lượng nghĩa. Có nghĩa là thần chú tuy chỉ có vài chữ, nhưng có thể bao gồm hết thảy ý nghĩa của Phật Pháp, cho nên Thần Chú có công đức vô lượng.
Viên Ngộ dịch
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!