Các phong cách ngôn ngữ❤️và cách nhận biết nhanh nhất trong bài thi

Trong những đề thi học sinh giỏi văn lớp 12, đa phần luôn có những câu hỏi liên quan tới các phong cách ngôn ngữ và cách nhận biết nó trong một đoạn văn. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bạn chưa nắm rõ bản chất của từng phong cách ngôn ngữ cũng như cách nhận biết chúng. Bài viết dưới đây của luyện thi đại học Đa Minh sẽ cung cấp cho bạn một cách tóm tắt và dễ hiểu nhất về các phong cách ngôn ngữ và cách nhận biết.

Phong cách ngôn ngữ là gì? Có mấy phong cách ngôn ngữ

Phong cách ngôn ngữ là cách nói hay viết tùy thuộc vào hoàn cảnh làm việc đó, người (hoặc những người) mà bạn đang nói hoặc viết.

Có 6 phong cách ngôn ngữ cơ bản
Có 6 phong cách ngôn ngữ cơ bản

Phong cách ngôn ngữ ra đời khi ngôn ngữ nói trở thành phương tiện giao tiếp phổ biến, và nói ở nhiều ngữ cảnh khác nhau. Lúc này con người mới đặt ra câu hỏi: Nói như thế nào để đạt được kết quả tốt nhất? Dần dần, tròn cuộc sống đã hình thành nên 6 phong cách ngôn ngữ đó là:

  • Phong cách ngôn ngữ khoa học
  • Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
  • Phong cách ngôn ngữ hành chính
  • Phong cách ngôn ngữ chính luận
  • Phong cách ngôn ngữ báo chí
  • Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

Trong một văn bản, tác giả có thể sử dụng nhiều phong cách ngôn ngữ khác nhau tùy thuộc vào mục đích, đối tượng và thể loại của mình. Việc hiểu rõ các phong cách ngôn ngữ và cách nhận biết sẽ giúp cho các bạn học sinh nắm vững kiến thức, dễ dang phân biệt và nhận biết từng loại phong cách ngôn ngữ trong bất kỳ trưởng hợp nào.

Phong cách ngôn ngữ chính luận và cách nhận biết

Khái niệm: Phong cách ngôn ngữ chính luận là ngôn ngữ dùng trong các văn bản chính luận hoặc lời nói miệng (khẩu ngữ) trong các buổi hội nghị, hội thảo, nói chuyện thời sự,… nhằm trình bày, bình luận, đánh giá những sự kiện, những vấn đề về chính trị, xã hội, văn hóa, tư tưởng,…theo một quan điểm chính trị nhất định.

Hình thức: Phong cách ngôn ngữ chính luận không những tồn tại ở viết mà cả ở dang nói. Chẳng hạn như lời phát biểu ở hội nghị hoặc trong các cuộc họp tranh luận, thảo luận,… mang tính chất chính trị.

Mục đích: Dù phương tiện biểu đạt như thế nào thì phong cách ngôn ngữ chính luận nhằm một mục đích duy nhất là trình bày ý kiến hoặc bình luận, đánh giá một sự kiện, một vấn đề chính trị, một chính sách, chủ trương về văn hóa, xã hội theo một quan điểm chính trị nhất định.

Cách nhận biết phong cách ngôn ngữ chính luận:

  • Thời xưa: Những bài viết theo kiểu thể hịch, cáo, thư, sách, chiếu, biểu,… chủ yếu bằng chữ Hán sẽ được viết theo phong cách ngôn ngữ chính luận.
  • Thời nay: Phong cách ngôn ngữ chính luận sẽ là các cương lĩnh chính trị, tuyên bố, tuyên ngôn, lời kêu gọi, hiệu triệu, các bài bình luận, xã luận, các báo cáo, tham luận, phát biểu trong các hội thảo, hội nghị chính trị,…

Đây là một trong các phong cách ngôn ngữ và cách nhận biết nó. Đây sẽ làm cơ sở để phân biệt ngôn ngữ chính luận với ngôn ngữ dùng trong các văn bản hoặc trong các hội thảo khoa học, bình luận văn chương hay thuyết ngoại giao.

>>Xem thêm:

  • Đề thi học sinh giỏi văn lớp 12 thành phố Hà Nội
  • Hướng dẫn điền lý lịch học sinh, sinh viên

Phong cách ngôn ngữ báo chí và cách nhận biết

Khái niệm: Phong cách ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ dùng để thông báo tin tức thời sự trong nước và quốc tế, phản ánh chín kiến của tờ báo và dư luận quần chúng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội.

Hình thức: Phong cách ngôn ngữ báo chí tồn tại ở hai dạng chính: Dạng viết (báo cáo) và dạng nói ( đọc, thuyết trình, phỏng vấn miệng tron các buổi phát thanh và truyền hình). Ngoài ra còn có các loại báo hình, kèm theo lời dẫn giải, thuyết minh (báo ảnh, truyền hình, báo điện tử).

Mục đích: Phong cách ngôn ngữ báo chí có một chức năng chung là cung cấp tin tức, thời sự, phản ánh dư luận và ý kiến của quần chúng, đồng thời nêu lên quan điểm, chính kiến của tờ báo, nhằm thúc đẩy sự phát triển của xã hội.

Cách nhận biết phong cách ngôn ngữ báo chí: Phong cách ngôn ngữ báo chí sẽ có mặt trong các bản tin, phóng sự, phỏng vấn, quảng cáo, trao đổi ý kiến, bình luận, thời sự,…

Phong cách ngôn ngữ báo chí với phạm vi thông tin rộng rãi trên nhiều mặt hoạt động của xã hội, nên ngôn ngữ báo chí không bị giới hạn ở một lĩnh vực nào. Có thể nói nó là dạng ngôn ngữ bao gồm hầu hết các phạm vi sử dụng ngôn ngữ của xã hội.

Phong cách ngôn ngữ khoa học và cách nhận biết

Khái niệm: Phong cách ngôn ngữ khoa học là ngôn ngữ dùng để giao tiếp thuộc lĩnh vực khoa học, đặc trưng cho các mục đích diễn đạt chuyên môn sâu.

Hình thức: Nó có thể diễn đạt bằng ngôn ngữ viết. Đối với viết ngoài sự yêu cầu về sử dụng từ ngữ khoa học còn thường dùng các ký hiệu, công thức của các ngành khoa học hay sơ đồ, bảng biểu để tổng kết, so sánh, mô hình hóa nội dung khoa học. Ở dạng nói, ngôn ngữ khoa học còn yêu cầu ở mức độ cao về phát âm chuẩn, diễn đạt mạch lạc, chặt chẽ.

Là một trong 6 phong cách ngôn ngữ
Phong cách ngôn ngữ khoa học là một trong 6 phong cách ngôn ngữ của Việt Nam

Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ khoa học:

Tính khát quát triều tượng

Ngoài nội dung khoa học, các phương tiện ngôn ngữ, trước hết là thuật ngữ khoa học như: Vecto, đoạn thẳng, thơ, thơ tự do,… nó chính là những khái niệm chuyên ngành khoa học, là công cụ để tư duy khoa học. Ngoài ra tính khái quát triều tượng còn thể hiện qua kết cấu của văn bản như các phần, chương, mục, đoạn.

Tính lí trí, logic

Trong văn bản khoa học đặc trưng này thể hiện ở việc sử dụng từ ngữ, nhất là thuật ngữ khoa học, đặc biệt nó còn thể hiện trong cấu tạo đoạn văn bản. Các câu văn trong đoạn văn phải được liên kết mạch lạc và chặt chẽ.

Tính khác quan cá thể

Đây là tính phổ biến nhất của phong cách ngôn ngữ khoa học, nó hạn chế sử dụng những từ ngữ biểu đạt có tính chất cá nhân, mang màu sắc trung hòa, ít biểu lộ sắc thái cảm xúc.

Cách nhận biết phong cách ngôn ngữ khoa học:

  • Phong cách ngôn ngữ khoa học xuất hiện trong các văn bản chuyên sâu: Chuyên khảo, luận án, luận văn, tiểu luận,…
  • Phong cách ngôn ngữ khoa học xuất hiện trong các giáo trình, sách giáo khoa, thiết kế bài dạy,…
  • Phong cách ngôn ngữ khoa học xuất hiện trong các văn bản phổ cập như báo, sách phổ biến khoa học kĩ thuật…

Phong cách ngôn ngữ hành chính và cách nhận biết

Khái niệm: Phong cách ngôn ngữ hành chính là ngôn ngữ dùng trong các văn bản hành chính để giao tiếp trong phạm vi các cơ quan hay tổ chức chính trị, xã hội, kinh tế,…

Hình thức: Phong cách ngôn ngữ hành chính có thể ở dạng viết hoặc dạng nói. Và có 3 đặc trưng sau đây:

Tính khuôn mẫu: Tính khuôn mẫu trong ngôn ngữ hành chính thể hiện ở kết cấu văn bản thống nhất, thường gồm phần đầu, phần chính và phần cuối.

Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

Tính minh xác: Ngôn ngữ hành chính viết ra chủ yếu để thực thi , do vậy cần phải rất minh xác. Mỗi từ chỉ có một nghĩa, mỗi câu chỉ có một ý, đặc biệt không dùng các phép tu từ. Trình bày minh bạch, rõ ràng thành các điều khoản, chương, mục để người tiếp nhận lĩnh hội được chính xác và thi hành nghiêm túc.

Tính công vụ: Thể hiện ở các phương tiện ngôn ngữ của văn bản, những từ ngữ biểu đạt tình cảm bị hạn chế ở mức tối đa. Từ ngữ dử dụng là từ ngữ phổ thông toàn dân, không dùng từ địa phương.

Cách nhận biết phong cách ngôn ngữ hành chính: Sẽ ở các dạng văn bản pháp luật, bằng cấp chứng nhận, đơn từ, kiến nghị, công văn, thông báo, kế hoạch,…

Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và cách nhận biết

Khái niệm: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là lời ăn tiếng nói hằng ngày dùng để trao đổi thông tin, ý nghĩ, tình cảm,…đáp ứng nhu cầu của cuộc sống. Giao tiếp với tư cách cá nhân nhằm để trao đổi tư tưởng, tình cảm của mình với người thân, bạn bè,… không mang tính nghi thức.

Hình thức tồn tại: Dạng nói (đối thoại, độc thoại, đàm thoại) và dạng viết (nhật kí, thư từ, truyện trò trên mạng xã hội, tin nhắn điện thoại,…).

Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt: Có 3 đặc trưng cơ bản tính cụ thể (về không gian, thời gian, hoàn cảnh giao tiếp, nhân vật giao tiếp, nội dung và cách thức giao tiếp), tính cảm xúc (qua giọng điệu, các trợ từ, thán từ, sử dụng kiểu câu linh hoạt), tính cá thể (giọng nói, cách nói năng)

Cách nhận biết phong cách ngôn ngữ sinh hoạt: Có thể dễ dạng nhận ra nó trong các trích đoạn hội thoại, có lời đối đáp của các nhân vật, hoặc trích đoạn một bức thư, nhật kí.

Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật và cách nhận biết

Khái niệm: Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ chủ yếu dùng trong các tác phẩm văn chương, không chỉ có chức năng thông tin mà còn thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người. Nó là ngôn ngữ được tổ chức, sắp xếp, lựa chọn, gọt giũa, tinh luyện từ ngôn ngữ thông thường và đạt được giá trị nghệ thuật – thẩm mĩ.

Chức năng của ngôn ngữ nghệ thuật: Chức năng thông tin và chức năng thẩm mĩ và thư giãn.

Chức năng của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
Chức năng của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

Cách nhận biết phong cách ngôn ngữ nghệ thuật: Xuất hiện trọng các truyện ngắn, tiểu thuyết, phê bình, hồi kí, ca dao, vè, hay kịch, chèo, tuồng. Ngoài ra, chúng ta còn bắt gặp ngôn ngữ nghệ thuật trong văn bản chính luận, báo chí, lời nói hằng ngày khác.

Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật: Xây dựng hình tượng thông qua các biện pháp tu từ như ẩn dụ, nhân hóa, so sánh, hoán dụ,… thông qua đó sẽ truyền cảm xúc và gây cảm xúc, ấn tượng với người nghe, người đọc. Mỗi tác phẩm mang tính cá nhân riêng biệt.

Cách nhận biết phong cách ngôn ngữ nghệ thuật: Xuất hiện trọng các truyện ngắn, tiểu thuyết, phê bình, hồi kí, ca dao, vè, hay kịch, chèo, tuồng. Ngoài ra, chúng ta còn bắt gặp ngôn ngữ nghệ thuật trong văn bản chính luận, báo chí, lời nói hằng ngày khác.

Mỗi một tình huống, một ngữ cảnh khác nhau sẽ có cách sử dụng phong cách ngôn ngữ đặc trưng. Trên đây là các phong các ngôn ngữ và cách nhận biết mà luyện thi đại học Đa Minh đã tổng hợp, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn trong kỳ thi tốt nghiệp sắp tới.