Đau bụng về đêm: Nguyên nhân và biện pháp cải thiện

Tình trạng đau bụng, đầy hơi và khó chịu thường xảy ra trong kỳ kinh nguyệt, khi niêm mạc tử cung bị bong ra. Bên cạnh đó, nếu bạn bị lạc nội mạc tử cung, các mô của niêm mạc tử cung sẽ phát triển quá mức bên ngoài tử cung, từ đó gây đau bụng kéo dài.

7. Một số nguyên nhân khác

Bạn có từng thắc mắc ngoài các nguyên nhân kể trên thì đau bụng về đêm còn có thể do nguyên nhân nào khác gây ra không? Thực tế là mặc dù hiếm gặp, tình trạng đau bụng dữ dội xảy ra đột ngột và không có lý do rõ ràng có thể là dấu hiệu của vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, chẳng hạn như viêm ruột thừa. Bên cạnh đó, các yếu tố nguy cơ khác khiến bạn bị đau bụng về đêm gồm:

  • Sỏi thận: Khi sỏi thận bắt đầu di chuyển vào niệu quản, bạn có thể bị đau đột ngột, dữ dội ở lưng. Cơn đau đó có thể nhanh chóng lan đến vùng dạ dày và bụng về ban đêm.
  • Viêm dạ dày ruột: Nếu vô tình nhiễm virus truyền nhiễm gây bệnh này từ người khác, bạn có thể bị đau dạ dày khi đang ngủ, nôn mửa, tiêu chảy, buồn nôn.
  • Ngộ độc thực phẩm: Nhiều người bị ngộ độc thực phẩm sẽ có triệu chứng nôn mửa, buồn nôn, tiêu chảy hoặc đau bụng.
  • Đầy hơi: Đầy hơi là một nguyên nhân rất phổ biến của đau dạ dày, đặc biệt là đau bụng về đêm khi quá trình tiêu hóa chậm lại.
  • Táo bón: Chất thải tích tụ trong đại tràng có thể gây căng trướng và tạo nên nhiều áp lực lên khu vực này, từ đó gây đau khắp vùng bụng.
  • Các mô vùng bụng bị kéo hoặc căng: Hành động nằm xuống có thể làm tăng áp lực hoặc thay đổi lưu lượng máu đến các mô đang bị tổn thương ở vùng bụng, làm tăng thêm đau đớn và khó chịu.

Trẻ đau bụng về đêm có nguy hiểm không?

trẻ bị đau bụng về đêm

Trẻ đau bụng về thêm thường do 2 nguyên nhân chính là sinh lý và bệnh lý. Trẻ đau bụng về đêm sẽ nguy hiểm hơn nếu xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý như táo bón, trào ngược axit dạ dày, loét đường tiêu hóa…

Nếu trẻ đau bụng về đêm kèm với những dấu hiệu sau, bạn cần đưa trẻ đến bác sĩ để được kiểm tra:

  • Sốt cao
  • Nôn ói
  • Tiêu chảy
  • Trẻ quấy khóc dữ dội
  • Tần suất trẻ bị đau bụng về đêm xảy ra thường xuyên

Người lớn bị đau bụng về đêm, khi nào nên đến bác sĩ?

đau bụng về đêm

Hầu hết các trường hợp đau bụng về đêm không phải là tình trạng quá nghiêm trọng. Nếu các triệu chứng xảy ra nhiều hơn 1 lần/1 tuần hoặc trở nên kéo dài và khiến bạn không thể ngon giấc, ảnh hưởng đến hoạt động của ngày hôm sau thì bạn hãy đến gặp bác sĩ để kiểm tra sức khỏe.

Các triệu chứng liên quan đến đau bụng về đêm cần được chăm sóc y tế bao gồm:

  • Cơn đau dữ dội hoặc liên tục không giảm dẫu đã dùng thuốc giảm đau
  • Buồn nôn hoặc nôn liên tục, đặc biệt là nếu nôn ra máu
  • Sút cân đột ngột không giải thích được nguyên nhân
  • Sưng hoặc viêm vùng dạ dày
  • Bụng đau khi chạm vào
  • Đau khớp và cơ bắp
  • Vàng da và mắt
  • Khó thở…

Biện pháp ngăn ngừa đau bụng về đêm

Đọc đến đây, hẳn bạn sẽ thắc mắc cách chữa đau bụng đêm là gì? Câu trả lời là việc dùng một số loại thuốc kháng sinh có tác dụng rất hữu ích trong việc chống lại vi khuẩn H. pylori – một trong số những nguyên nhân gây đau bụng về đêm. Bên cạnh đó, thuốc giảm đau có thể được sử dụng để điều trị các trường hợp nghiêm trọng của một vài vấn đề tiêu hóa.

Các lựa chọn phẫu thuật cũng điều trị các tình trạng sức khỏe nghiêm trọng hơn liên quan đến đau bụng vào ban đêm.

Các mẹo phổ biến để phòng ngừa và kiểm soát cơn đau bụng vào ban đêm bao gồm:

  • Hạn chế tiêu thụ các thực phẩm gây lạnh bụng về đêm trước giờ đi ngủ
  • Kê cao gối một chút
  • Bổ sung men lợi khuẩn
  • Tránh hoặc hạn chế uống rượu
  • Tránh ăn gần giờ đi ngủ hoặc ăn quá nhiều
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thuống kháng axit
  • Tránh ăn thực phẩm giàu hoặc béo, cà phê hoặc sô cô la vào ban đêm.

Trong đa số các trường hợp, đau bụng về đêm không phải là chuyện đáng lo ngại. Song nếu tình trạng đau bụng về đêm và gần sáng thường xuyên xảy ra, làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, bạn cần đến bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra và tư vấn.