Bạch Dương – Aries (chòm Sao Hoàng đạo) – Thiên Văn Học Đà Nẵng

Chòm sao Bạch Dương (Aries) nằm ở vòm trời bán cầu bắc. Tên gọi của nó bắt nguồn từ tiếng Latinh nghĩa là con cừu đực cùng với biểu tượng ♈ được sử dụng phổ biến khi nhắn tin. Chòm sao này có gốc tích từ câu chuyện “Bộ Lông Cừu Vàng” trong thần thoại Hy Lạp. Như những chòm sao hoàng đạo khác, nhà thiên văn học cổ đại Hy Lạp Ptolemy liệt kê chòm Bạch Dương trong danh sách những chòm sao cổ đại vào thế kỷ thứ II sau công nguyên. Vùng trời bao phủ bởi Bạch Dương chứa đựng những vật thể rực rỡ xa xôi như thiên hà hình xoắn ốc không trục NGC 772 và thiên hà lùn bất quy tắc NGC 1156.

Chòm sao​ Bạch Dương - Aries constellation map.gif / Thiên văn học Đà Nẵng
Chòm sao hoàng đạo, bản đồ sao, Aries Constellation Map, bởi IAU và tạp chí Sky&Telescope
THÔNG TIN, VỊ TRÍ VÀ BẢN ĐỒ

Bạch Dương là chòm sao lớn thứ 39 trên bầu trời, quét một vùng trời với diện tích 441 độ vuông. Nó nằm ở phần tư thứ nhất của bán cầu bắc (NQ1) và có thể được quan sát từ 90° vĩ Bắc tới 60° vĩ Nam. Những chòm sao lân cận bao gồm: Cetus (Kình Ngư), Perseus (Anh Tiên), Pisces (Song Ngư), Taurus (Kim Ngưu), và Triangulum (Nam Tam Giác).

Bạch Dương còn là một chòm sao Hoàng Đạo, cùng với Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên Bình, Bọ Cạp, Nhân Mã, Ma Kết, Bảo Bình, và Song Ngư.

Bạch Dương cấu thành bởi 5 ngôi sao (một vài trong số đó có những hành tinh xoay quanh) và không chứa vật thể Messier nào. Ngôi sao có độ sáng biểu kiến lớn nhất là Hamal, hay còn được định danh Alpha Arietis. Bạch Dương còn là nhà của một số trận mưa sao băng như: the May Arietids, Autumn Arietids, Delta Arietids, Epsilon Arietids, Daytime-Arietids, and Aries-Triangulids.

THẦN THOẠI

Người Babylon xem chòm Bạch Dương là biểu tượng của một nông dân, là điểm dừng chân cuối cùng trên đường Hoàng Đạo. Tên gọi của chòm về sau đổi lại thành Sừng Dương nhưng lý do cho sự đổi tên vẫn còn là bí ẩn cho tới hiện nay. Vào thế kỷ thứ 7 trước công nguyên, những người tân Babylon đã phát hành một tái bản về cung Hoàng Đạo mà trong đó ngôi sao sáng nhất Hamal được đặt rất gần ở vị trí xuân phân. Sự thay đổi này giải thích tại sao Bạch Dương là một cung hoàng đạo nổi bật trong bộ môn chiêm tinh học.

Vào thời kỳ đó, Bạch Dương đã từng chứa vị trí xuân phân, là điểm mà mặt trời vừa cắt ngang qua xích đạo từ phía bắc. Vì cơ chế xoắn trục (Trục trái đất thay đổi rất chậm qua thời gian), điểm xuân phân hiện nay không nằm ở Bạch Dương nữa, mà là ở Pisces. Vào năm 130 trước công nguyên, Xuân phân nằm ở Gamma Ariestic (Mesarthim) và được xem là điểm khởi đầu của đường Hoàng Đạo.

Theo thần thoại Hy Lạp, Bạch Dương là biểu tượng của con cừu bằng vàng đã cứu sống Phrixus và mang anh ta tới Colchis. Tại nơi này, Phrixus đã Hiến tế con cừu cho các vị thần. Da của nó được lột ra và đặt ở ngôi đền Lông Cừu Vàng, nơi được nhắc đến sau này trong câu chuyện Jason và các thủy thủ thuyền Argo.

Hoàng tử Phrixus là con trai của vua Boeotian, cũng là anh em song sinh với công chúa Helle. Tiếc thay, chúng phải sống cùng mẹ kế là Hoàng hậu Ino – một kẻ mưu mô và cực kỳ ác độc, luôn ấp ủ mưu kế hãm hại hai đứa trẻ này đi. Ino đã nảy sinh kế hoạch biến vương quốc chìm vào mất mùa và chết chóc. Ino đã hối lộ sứ giả khi ông ta được cử đi tham vấn ý kiến của những nhà tiên tri tại Delphi, và yêu cầu sứ giả phải khai báo rằng, Thánh thần muốn nhà Vua phải hiến tế chính những đứa con của mình, bằng không, dân chúng sẽ phải đói khát tới chết.

Trong lúc Phrixus và Helle chuẩn bị bị hiến tế, nữ thần mây xanh Nephele – mẹ ruột của hoàng tử và công chúa đã phát một con cừu lông vàng bay tới giải cứu chúng về hướng đông tới xứ Colchis. Nhưng chỉ còn một mình Phrixus sống sót trở lại do Helle đã không may té khỏi lưng cừu và rơi xuống biển Dardanelles. Vùng biển này sau được đổi tên thành Hellespont, nghĩa là “Vùng biển của Helle” để tưởng nhớ nàng công chúa đáng thương.

Nhà Vua Aeetes của xứ Colchis chào đón hoàng tử Phrixus nồng hậu sau khi Phrixus dâng bộ lông cừu vàng lên nhà vua. Đổi lại sự kính trọng này, Aeetes gả công chúa là con gái Chalciope cho chàng.

NHỮNG VÌ SAO TRONG CHÒM SAO BẠCH DƯƠNG

Hamal – α Arietis (Alpha Arietis)

Hamal là ngôi sao sáng nhất trong chòm Bạch Dương và là ngôi sao sáng thứ 48 trên bầu trời đêm. Được phân loại vào nhóm K – sao khổng lồ cam có khối lượng gấp đôi mặt trời, và độ sáng thay đổi trong khoảng 1.98 tới 2.04.

Khoảng cách tới Hamal là 66 năm ánh sáng. Vào giữa năm 2000 và 100 trước công nguyên, Hamal nằm ở điểm xuân phân, điểm khởi đầu của mùa xuân.

Cái tên Hamal có ý nghĩa là con cừu, có nguồn gốc từ tiếng Ả rập “al-Hamal”, nghĩa là “đầu của con cừu”.

Sheratan – β Arietis (Beta Arietis)

Sheratan, Beta Arietis, là ngôi sao “dãy chính” trắng nhưng thực chất là hệ sao đôi, cách trái đất chúng ta 59.6 năm ánh sáng. Sao đồng hành được cho là thuộc sao lớp G. Sheratan có độ sáng biểu kiến 2.64. Tên gọi có nguồn gốc từ cụm từ “aš-šarāţān” trong tiếng Ả rập, nghĩa là “hai dấu hiệu”, ám chỉ tới điểm xuân phân, nơi mà Sheratan cùng với Gamma Arietis đánh dấu một vài ngàn năm trước.

Mesarthim – γ Arietis (Gamma Arietis)

Mesarthim, Gamma Arietis, là một hệ sao ba. Nguồn gốc về tên gọi Mesarthim đã thất lạc. Ngôi sao này thỉnh thoảng được nhắc tới là Sao Đầu trong chòm Bạch Dương bởi vì ở một thời điểm trong quá khứ, nó từng là ngôii sao khả kiến nằm gần nhất với điểm xuân phân.

Gamma Arietis bao gồm hệ sao đôi bao gồm hai ngôi sao “dãy chính” nhóm A với độ sáng biểu kiến 4.75 và 4.83, với khoảng cách 7.7 arcsec giữa chúng, và ngôi sao thứ ba thuộc lớp K là thành phần cuối cùng trong hệ, với độ sáng 9.6 và cách xa tới 221 arcsec. Hệ sao ba này nằm cách xa chúng ta 160 năm ánh sáng. Ngôi sao sáng nhất được xếp loại là Alpha-2 Canum lớp Venaticorum sao biến thiên. Ngôi sao này nằm ở trục chính và có thành phần hóa học khá kỳ lạ với trường điện từ mạnh và có những dãy phổ chỉ ra sự xuất hiện rõ rệt của các chất strontium, chromium và silicon. Độ sáng của sao dao động với biên độ 0.04 với chu kỳ 2.61 ngày.

Botein – δ Arietis (Delta Arietis)

Delta Arietis, còn có tên là Botein, là sao khổng lồ cam lớp K, với khoảng cách xấp xỉ 168 năm ánh sáng từ trái đất. Ngôi sao có độ sáng biểu kiến 4.35 và đường kính gấp 13 lần đường kính của mặt trời. Tên gọi có nguồn gốc từ tiếng Ả rập butain, nghĩa là “bụng”.

Bharani – 41 Arietis (c Arietis)

41 Arietis, còn gọi là c-Arietis, có tên gọi truyền thống là Bharani. Ngôi sao được đặt tên theo tòa lâu đài mặt trăng thứ hai (sự phân chia bầu trời) của bộ môn chiêm tinh học Hindu. Bharani thuộc phổ lớp B8Vn và khoảng cách 160 năm ánh sáng tính từ trái đất. Độ sáng biểu kiến là 3.61

ε Arietis – Epsilon Arietis

Epsilon Arietis là hệ sao đôi với khoảng cách 293 năm ánh sáng tính từ trái đất. Hệ bao gồm hai ngôi sao lùn trắng lớp A cách nhau 15 arcsec. Những thành phần trong hệ có độ sáng biểu kiến 5.2 và 5.5. Độ sáng tổng hợp là 4.63

VẬT THỂ XA XÔI TRONG VÙNG TRỜI BẠCH DƯƠNG

NGC 772

NGC 772, hay Arp 78 là một thiên hà xoắn ống không trục được định vị ở chòm Bạch Dương. Có khoảng cách 130 năm ánh sáng tính từ trái đất và có độ sáng biểu kiến 11.3. Thiên hà này nằm ở hướng đông nam của ngôi sao Beta Arietis.

Hai vụ nổ siêu tân tinh được tìm ra và quan sát trong thiên hà này: SN 2003 hl và SN 2993 iq. NGC 772 còn có một thiên hà vệ tinh, NGC 770. NGC 770 là một thiên hà elip với độ sáng biểu kiến 14.2

NGC 1156

NGC 1156 là thiên hà lùn với độ sáng 12.3. Thiên hà này được phân loại vào lớp thiên hà bất quy tắc Magellanic

Lõi của thiên hà NGC 1156 lớn hơn mức trung bình, và có những vùng khí gas xoáy ốc được các nhà khoa học phỏng đoán là do tương tác với một thiên hà khác.

NGC 1156 nằm ở tây bắc Delta Arietis

Một số các vật thể xa xôi khác:

NGC 972 là thiên hà xoắn ốc nằm ở góc phía bắc của chòm Bạch Dương với độ sáng biểu kiến 12.1

NGC 697 cũng là một thiên hà xoắn ốc, nằm ở phía tây bắc của Beta Arietis với độ sáng biểu kiến 12.7.

Dịch bởi: Bridget Nguyen, Khánh Toàn

Nguồn: Constellation-Guide