Khi bé bước sang tháng tuổi thứ 6, “thế giới” ẩm thực trở nên đa dạng hơn vì bên cạnh sữa mẹ, con bắt đầu tập làm quen với thực đơn ăn dặm. Lúc này mẹ sẽ phải kết hợp phong phú các nhóm thực phẩm, hoa quả để bổ sung dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của bé.
Theo đó, các chuyên gia dinh dưỡng chia sẻ rằng quả lê thuộc nhóm trái cây lành mạnh mà mẹ có thể thêm vào khẩu phần ăn dặm của bé.
1. Hướng dẫn làm các món ăn dặm từ quả lê
Lê là trái cây mềm ngọt và có hương thơm hấp dẫn nên mẹ có thể dùng làm món tráng miệng để bé ăn sau các bữa chính. Dưới đây là một số công thức món ăn từ lê rất đơn giản mà mẹ có thể tham khảo và vào bếp chế biến:
1.1 Lê nghiền chuối
- Lê: 1/2 trái (khoảng 70 – 80g)
- Chuối chín: 1 trái
- Nước lọc: 120ml
- Rửa sạch lê, gọt vỏ và lọc phần lõi. Kế đến cắt thành các miếng vuông nhỏ và đem luộc trong khoảng 5 – 10 phút.
- Khi lê chín vớt ra, dùng rây nghiền nhuyễn.
- Lột vỏ chuối rồi cũng dùng rây nghiền nhuyễn.
- Trộn hỗn hợp lê chuối cùng nước lê là có thể cho bé dùng.
Xem thêm: Chuối có 5 lợi ích sức khỏe này nên ‘mẹ bỉm sữa’ nào cũng dùng làm món ăn dặm cho bé
1.2 Lê hấp mật ong
- Lê: 1 trái
- Mật ong: 1 – 2 thìa cà phê
- Rửa lê với nước muối loãng để loại bỏ bụi bẩn bám bên ngoài lớp vỏ. Sau đó để ráo nước rồi gọt vỏ, lọc bỏ lõi và hạt, cắt thành các miếng hạt lựu nhỏ.
- Trộn đều lê với mật ong rồi đem hấp cách thủy trong khoảng 15 – 20 phút.
- Nếm thử lê chín mềm thì tắt bếp, để nguội thì có thể cho bé dùng.
Lưu ý: Lê hấp mật ong thích hợp với các bé từ 9 tháng tuổi trở lên khi bé có khả năng nhai tốt hơn.
1.3 Cháo yến mạch lê
- Lê: 1 trái
- Yến mạch: 100g
- Nước: 800ml
- Sữa mẹ/Sữa công thức: 200ml
- Rửa sạch và gọt vỏ lê, lọc bỏ phần lõi của trái. Cắt lê thành các miếng nhỏ hoặc lát mỏng đều được.
- Đun sôi nước, cho yến mạch vào khuấy đều khoảng 3 – 5 phút. Khi yến mạch chín, hãy cho sữa cùng lê vào. Đun thêm khoảng 5 phút nữa thì tắt bếp.
Lưu ý: Nên cho bé ăn quen với bột gạo trước khi chuyển sang cháo yến mạch.
Xem thêm: Yến mạch có tác dụng gì mà ai cũng mua để sử dụng, nhất là chị em phụ nữ?
1.4 Bí đỏ hấp lê
- Lê: 1/2 trái
- Bí đỏ: 40g
- Nước: 100ml
- Rửa sạch rồi gọt vỏ lê, bỏ lõi và hạt. Cắt trái thành các miếng hạt lựu nhỏ.
- Gọt vỏ bí đỏ, lọc hạt rồi thái thành các miếng vuông nhỏ để khi hấp nhanh chín.
- Đun sôi nước, cho hỗn hợp lê và bí đỏ vào nấu chín, khuấy đều cho nhuyễn.
Xem thêm: Bật mí đến bạn những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe khi ăn bí đỏ
2. Lợi ích sức khỏe khi cho bé ăn dặm với lê
Trái lê giòn giòn, ngọt thanh và hơi chua nhẹ, đặc biệt cung cấp khá nhiều chất dinh dưỡng cho bé như vitamin C, vitamin K, chất xơ hay axit folic. Hấp thu các nhóm chất quan trọng này sẽ giúp trẻ duy trì thể trạng khỏe mạnh và hạn chế mắc phải các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Dưới đây là một số lợi ích khi cho bé ăn dặm với lê:
2.1 Cải thiện tiêu hóa
Dựa trên các phân tích dinh dưỡng, lê được đánh giá là loại quả thân thiện với hệ tiêu hóa của các bé bởi trung bình trong một trái lê nhỏ (khoảng 150g) có chứa khoảng 6g chất xơ, chủ yếu là chất xơ hòa tan pectin. Nhóm chất này cùng sorbitol sẽ kích thích sản sinh lợi khuẩn trong đường ruột, làm mềm phân và ngăn ngừa chứng táo bón thường gặp khi trẻ ăn dặm.
Xem thêm: Nếu mẹ ghi nhớ 5 điều này, bé sẽ không khổ sở vì táo bón trong giai đoạn tập ăn dặm
2.2 Bù nước cho cơ thể
Lê vốn thuộc nhóm quả có tính mát, rất mọng nước vì hàm lượng nước chiếm tới hơn 90% tổng thành phần dinh dưỡng. Bổ sung nước và các khoáng chất kali, magie, vitamin K từ trái lê là cách chủ động ngăn ngừa hiện tượng mất nước xảy ra ở các bé, hỗ trợ điều hòa lượng chất lỏng trong tế bào và duy trì nhiệt độ cơ thể ổn định.
2.3 Bảo vệ hệ hô hấp
Có thể nói hàm lượng các nhóm chất chống oxy hóa được tìm thấy trong trái lê tương đối dồi dào, kể đến như flavonoid, axit phenolic hay glutathinone. Những hoạt chất này đảm nhiệm vai trò ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn gây viêm nhiễm đường hô hấp, đồng thời có đặc tính kháng histamine – tác nhân chính gây ra tình trạng ngứa rát cổ họng và các cơn ho kéo dài.
3. Cho bé ăn dặm với lê cần lưu ý điều gì?
Trong quá trình sử dụng lê làm nguyên liệu cho các món ăn dặm của bé, mẹ hãy chú ý thực hiện một số điều sau:
- Theo dõi nhu cầu của trẻ, nếu con không hứng thú với ăn lê thì mẹ có thể thay đổi loại quả khác, tránh ép con ăn.
- Mỗi tuần chỉ nên cho bé ăn dặm từ 1 – 2 bữa với quả lê, tránh ăn quá nhiều.
- Lê có tính mát nên mẹ hạn chế cho bé ăn khi con đang bị tiêu chảy.
Hy vọng rằng với những công thức món ăn từ lê trên đây sẽ giúp ích cho mẹ trong quá trình lên thực đơn ăn dặm cho bé, vừa ngon miệng lại rất giàu dưỡng chất.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!