Ô ăn Quan là một trò chơi dân gian thời xưa rất nổi tiếng, đặc biệt, vào mùa dịch, nhiều người ở nhà muốn giới thiệu trò chơi này cho trẻ nhỏ để các bé có thể biết thêm được một nét văn hóa đẹp của dân tộc. Vì vậy, trong bài viết dưới, META sẽ tổng hợp cách chơi ô ăn Quan chi tiết để bạn có thể ôn lại và hướng dẫn cho trẻ nhỏ, người thân trong gia đình cùng chơi nhé!
Giới thiệu về trò chơi ô ăn Quan
Trò chơi ô ăn quan, hay còn gọi tắt là ăn quan hoặc ô quan là một trò chơi dân gian của trẻ em Việt Nam. Đây là trò chơi có tính chất chiến thuật thường dành cho hai người chơi trở lên thường là từ 2 đến 3 người và có thể sử dụng các vật liệu đa dạng, dễ kiếm để chuẩn bị cho trò chơi như sỏi, đá…
Nguồn gốc và thời gian xuất hiện của trò chơi này tại Việt Nam chưa được xác định rõ, nhưng chắc chắn rằng Ô ăn quan đã có ở Việt Nam từ rất lâu đời, có thể nó được lấy cảm hứng từ những cánh đồng lúa bạt ngàn ở nước ta. Ô ăn quan đã từng phổ biến ở khắp ba miền Bắc, Trung, Nam của Việt Nam nhưng những năm gần đây chỉ còn được rất ít trẻ em chơi.
Cách chơi ô ăn Quan chi tiết
Chuẩn bị
Bàn chơi
Bàn chơi ô ăn quan thường được vẽ trên một mặt phẳng (có thể trên giấy, trên mặt đất, trên mặt bàn…), kích thước linh hoạt miễn là có thể chia ra đủ số ô cần thiết để chứa quân đồng thời không quá lớn để thuận tiện cho việc di chuyển quân. Bàn chơi sẽ được kẻ thành một hình chữ nhật rồi chia thành 10 ô vuông, mỗi bên có 5 ô đối xứng nhau. Ở 2 cạnh chiều rộng của hình chữ nhật, vẽ 2 ô hình bán nguyệt hướng ra phía ngoài. Các ô hình vuông gọi là ô dân còn 2 ô hình bán nguyệt gọi là ô quan.
Quân chơi
Bao gồm 2 loại quân: Dân và Quan. Quân chơi ô ăn quan có thể được làm bằng từ nhiều vật liệu như sỏi, gạch, đá, hạt… Kích thước quân tùy ý người chơi, miễn là vừa phải để người chơi dễ cầm nắm cùng lúc nhiều quân. Quân Quan phải có kích thước to hơn hẳn các quân Dân để dễ dàng phân biệt. Số lượng quân Quan luôn là 2 còn quân Dân có số lượng tùy theo luật chơi, phổ biến nhất là 50.
Bộ đồ chơi ô ăn Quan
Bố trí quân chơi
Quân Quan được đặt trong 2 ô hình bán nguyệt, mỗi ô 1 quân. quân Dân được bố trí vào các ô vuông sao cho số quân các ô phải đều nhau.
Người chơi
Mỗi màn chơi thường gồm hai người chơi, mỗi người ngồi ở phía ngoài cạnh dài hơn của hình chữ nhật và những ô vuông bên nào thuộc quyền kiểm soát của người chơi ngồi bên đó.
Luật chơi ô ăn Quan
Mục tiêu của trò chơi: Người thắng cuộc trong trò chơi này là người mà khi cuộc chơi kết thúc có tổng số Dân quy đổi nhiều hơn. Tùy theo luật chơi từng địa phương hoặc thỏa thuận giữa hai người chơi nhưng phổ biến là 1 Quan được quy đổi bằng 10 Dân hoặc 5 Dân (cờ).
Cách di chuyển: Người thực hiện lượt đi đầu tiên thường được xác định bằng cách oẳn tù tì hoặc thỏa thuận. Người chơi đầu tiên cầm lên 5 quân trong bất kỳ 1 ô vuông nào trong 5 ô ở phía bàn bên mình, rồi rải lần lượt từng quân vào các ô vuông bên cạnh, mỗi ô là 1 quân, bắt đầu ngược hay xuôi chiều kim đồng hồ tùy vào người chơi. Khi rải hết quân cuối cùng, tùy tình huống mà người chơi sẽ phải xử lý tiếp như sau:
- Nếu liền sau đó là một ô vuông có chứa quân thì tiếp tục dùng tất cả số quân đó để rải tiếp theo chiều đã chọn.
- Nếu liền sau đó là một ô trống (không phân biệt ô Quan hay ô Dân) rồi đến một ô có chứa quân thì người chơi sẽ bị mất lượt số quân trong ô đó. Số quân bị ăn sẽ được loại ra khỏi bàn chơi để người chơi tính điểm khi kết thúc. Nếu liền sau ô có quân đã bị ăn lại là một ô trống rồi đến một ô có quân nữa thì người chơi có quyền ăn tiếp cả quân ở ô này… Do đó trong cuộc chơi có thể có phương án rải quân làm cho người chơi ăn hết toàn bộ số quân trên bàn chơi chỉ trong một lượt đi của mình. Một ô có nhiều Dân thường được gọi là ô nhà giàu, rất nhiều Dân thì gọi là giàu sụ. Người chơi có thể bằng kinh nghiệm hoặc tính toán phương án nhằm nuôi ô nhà giàu rồi mới ăn để được nhiều điểm.
- Nếu liền sau đó là ô quan có chứa quân hoặc 2 ô trống trở lên hoặc sau khi vừa ăn thì người chơi bị mất lượt và quyền đi tiếp thuộc về đối phương.
Trường hợp đến lượt đi nhưng cả năm ô vuông thuộc quyền kiểm soát của người chơi đều không có Dân thì người đó sẽ phải dùng 5 Dân đã ăn được của mình để đặt vào mỗi ô 1 Dân để có thể thực hiện việc di chuyển quân. Nếu người chơi không đủ 5 Dân thì phải vay của đối phương và trả lại khi tính điểm.
Cuộc chơi sẽ kết thúc khi toàn bộ Dân và Quan ở hai ô Quan đã bị ăn hết. Trường hợp hai ô Quan đã bị ăn hết nhưng vẫn còn Dân thì quân trong những hình vuông phía bên nào coi như thuộc về người chơi bên ấy; tình huống này được gọi là “hết Quan, tàn Dân, thu quân, kéo về” hay “hết Quan, tàn Dân, thu quân, bán ruộng”. Ô Quan có ít Dân (có số Dân nhỏ hơn 5 phổ biến được coi là ít) gọi là Quan non và để cuộc chơi không bị kết thúc sớm cho tăng phần thú vị, luật chơi có thể quy định không được ăn Quan non, nếu rơi vào tình huống đó sẽ bị mất lượt.
Mẹo chơi ô ăn Quan
Để có thể chiến thắng trong trò chơi ô ăn Quan, có một mẹo nhỏ để ăn được số Dân nhiều nhất và không bị mất lượt thì bạn cần phải tính toán thật nhanh. Thí dụ trong tay mình đang có 6 dân thì nên đi ngược hay đi xuôi để được ăn Dân nhiều nhất. Phải tình nhẩm sao cho nhanh và chọn cách đi. Thời gian suy nghĩ tùy người chơi giao kèo với nhau, thường mình chơi chỉ cho phép suy nghĩ trong 10 giây nếu lâu quá thì sẽ thua cuộc.
Hy vọng qua bài viết trên đây, bạn đã hiểu hơn về cách chơi ô ăn Quan, một trò chơi dân gian rất phổ biến với trẻ em Việt Nam thời xưa. Trong những ngày này, hãy rủ người thân trong nhà cùng chơi trò chơi thú vị này như một cách giải trí tại gia đầy bổ ích nhé!
Để tham khảo thêm những thông tin thú vị khác trong cuộc sống, hãy thường xuyên truy cập META.vn nhé! Hẹn gặp lại bạn trong các bài viết sau!
Tham khảo thêm
- Hướng dẫn cách làm mặt nạ Halloween bằng giấy đẹp
- Cách phân biệt cát tạo hình Motion Sand hàng giả, hàng thật
- Cách làm cát động lực cho bé chơi an toàn, đơn giản tại nhà
- Bí ngô Halloween – Hình ảnh, cách tỉa và trang trí quả bí ngô Halloween
- Còn bao nhiêu ngày nữa đến Trung thu 2021? Còn mấy ngày nữa đến Trung thu?
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!