Hướng dẫn cách cho bé bú bình không bị sặc hiệu quả nhất

Nguyên nhân là do thói quen này rất dễ khiến bé bị sặc sữa. Lúc đầu, bé có thể bú mà không gặp phải bất cứ vấn đề gì. Tuy nhiên, một khi bé ngưng bú mà dòng sữa vẫn tiếp tục chảy ra thì có thể khiến bé bị sặc. Chính vì vậy, một trong những cách cho trẻ sơ sinh bú bình không bị sặc hay cách cho trẻ sơ sinh bú bình không bị trớ là bạn cần chú ý giữ bình sữa khi cho bé bú. Nếu bé có thể tự cầm bình sữa thì bạn cũng cần chú ý quan sát để chắc chắn bé đang bú tốt.

Bạn có thể xem thêm: Bí quyết tập cho bé tự cầm bình sữa nhanh và hiệu quả nhất

Mách mẹ cách xử trí khi trẻ bị sặc sữa

Rất khó để tránh được việc bé bị trớ sữa lên mũi khi bú bình dù mẹ có áp dụng triệt để các cách cho bé bú bình không bị sặc kể trên đi nữa. Do đó, nếu chẳng may bé rơi vào tình huống này thì mẹ cần bình tĩnh và xử lý theo các bước sau:

  • Cho bé ngồi thẳng dậy, để bé ho và phun sữa ra. Nếu trẻ khó thở, da tím tái, bạn cần tìm cách hút sữa từ mũi và miệng của bé ra ngay lập tức
  • Nếu trẻ vẫn còn khó thở, hãy đưa bé đi khám. Trong lúc đợi xe, bạn hãy đặt bé nằm úp lên cánh tay bạn, vỗ nhẹ vào lưng khoảng 5 cái. Sau đó, lật lại xem bé đã hết sặc hay chưa
  • Nếu bé vẫn khó thở, hãy đặt bé nằm ngửa, ấn nhẹ vào lồng ngực bé 5 lần. Nếu vẫn không hết, hãy thực hiện lại các bước trên trong quá trình đưa bé đi cấp cứu.

Bé bị sặc sữa lên mũi có thể là do rất nhiều nguyên nhân

Trẻ bị sặc sữa do bú bình có thể là rất nhiều nguyên nhân và đa phần những nguyên nhân đều có thể phòng ngừa rất dễ dàng:

1. Tư thế cho bú không đúng

Đây là lý do phổ biến nhất khiến trẻ bú bình hay bị sặc. Nếu bạn cho trẻ nằm ngửa khi bú sữa chảy nhanh, khiến trẻ khó kiểm soát. Chính vì vậy, khi tập cho trẻ sơ sinh bú bình đúng cách, bạn nên tránh cho bé bú ở tư thế nằm, kể cả nằm ngửa hay nằm nghiêng. Không cho bé bú khi bé đang quấy khóc, trong lúc bé bú, không nên đùa giỡn vì như vậy sẽ khiến bé dễ bị sặc. Áp dụng cách cho bé bú bình không bị sặc này sẽ giúp bạn khắc phục nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ bú bình hay bị sặc.

2. Kích thước núm vú quá lớn

Một nguyên nhân phổ biến khác khiến trẻ bú bình hay bị sặc là sử dụng núm vú có kích cỡ không phù hợp. Nếu lỗ tiết sữa của núm vú quá to, sữa chảy ra với tốc độ nhanh khiến bé bú không bú kịp, thì sẽ dẫn đến tình trạng sặc, ho, ọc sữa.

Để tránh tình trạng này, cách cho bé bú bình không bị sặc là bạn hãy chọn núm vú có lỗ tiết sữa phù hợp. Nếu có ý định đổi núm vú bình sữa cho bé, hãy theo dõi các biểu hiện, nếu thấy bé khó chịu, bực bội khi bú bình do phải gắng sức bú, bạn có thể cân nhắc đổi cho bé núm vú có lỗ thoát sữa lớn hơn.

3. Trào ngược ở trẻ sơ sinh

Nếu bạn đã biết cách cho trẻ sơ sinh bú bình đúng tư thế, núm vú có tốc độ chảy phù hợp nhưng bé vẫn bị sặc sữa thì có thể là do chứng trào ngược ở trẻ sơ sinh. Trẻ sơ sinh rất dễ gặp phải tình trạng này do cơ thắt thực quản dưới (luôn đóng chặt và chỉ mở khi nuốt, có nhiệm vụ giữ thức ăn luôn nằm trong dạ dày) vẫn chưa phát triển hoàn thiện. Ngoài ra, hệ tiêu hóa của bé cũng vẫn còn yếu nên cũng khiến bé dễ bị trào ngược hơn. Nếu bé hay gặp phải tình trạng này, bạn có thể đưa bé đi khám và hỏi ý kiến bác sĩ.

Bạn có thể xem thêm: Tại sao trẻ đang bú bình lại bỏ? 10 nguyên nhân tưởng lạ mà quen