Tìm cách tính đòn tay nhà 2 mái là điều mà các đơn vị thi công thường quan tâm trước khi tiến hành lợp mái. Đây là một bước quan trọng trong xây dựng các công trình có 2 mái, đặc biệt là nhà ở. Trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giúp mọi người biết thêm về cách tính đòn tay nhà 2 mái và những điều kiêng kỵ cần tránh khi gác đòn dông.
Đòn tay là gì?
Đòn tay là gì? Đây là điều đầu tiên chúng ta cần phải tìm hiểu. Đòn tay đó chính là bộ phận quan trọng trong một công trình xây dựng. Đòn tay sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến sự bền vững của mái nhà. Đòn tay còn có tên gọi khác là xà gồ.
Công dụng của đòn tay đó chính là tạo sự liên kết giữa các bức tường xung quanh nhà. Nó có khả năng chịu lực tốt và dễ gia công, vận chuyển. Đòn tay sẽ có nhiều kích thước và hình dáng khác nhau. Ngày nay, đòn tay ngày càng được sử dụng phổ biến trong các công trình xây dựng.
Có thể bạn quan tâm: Cách Xem Phong Thuỷ Trong Nhà Ở
Phân biệt các loại đòn tay
Đòn tay có khá nhiều loại, tùy vào nguyên liệu hay kích thước mà họ chia đòn tay ra nhiều loại khác nhau. Sau đây là một số loại đòn tay được sử dụng phổ biến hiện nay.
Theo vật liệu
Từ xưa đòn tay được làm từ những vật liệu có trong tự nhiên như tre, gỗ,… Tuy nhiên, đến ngày nay, công nghệ phát triển nhiều loại vật liệu đã ra đời. Từ đó có nhiều loại đòn tay làm từ các chất liệu khác nhau để phục vụ nhu cầu xây dựng nhà ở theo hướng hiện đại.
- Đòn tay bằng tre, gỗ: Có đường kính khoảng 8cm – 10cm, chiều dài 6m. Đòn tay bằng tre, gỗ sẽ được đặt dọc theo nhà. Đây là phương án thiết kế truyền thống nhưng để công trình bền lâu thì bạn phải chọn được chất liệu gỗ, tre đạt chuẩn và độ bền cao.
- Đòn tay bằng thép: được sử dụng khá phổ biến ở thời hiện đại. Nó được làm từ nguyên liệu thép. Bởi vì nó có thể thiết kế theo nhiều hình dạng nên đòn tay thép ngày càng được ưa chuộng
Theo hình dáng
Ngoài dựa vào vật liệu thì đòn tay còn được phân biệt dựa vào hình dạng. Dựa vào dáng bề ngoài của thanh xà gồ để phân biệt nó. Việc chọn được loại đòn tay phù hợp thì còn phải tùy thuộc vào quy mô và cấu trúc của ngôi nhà. Dựa vào hình dàng thì đòn tay có 2 loại sau:
- Xà gồ thép hình chữ C: được thiết kế sau khi cán thép xong và xà gồ được thiết kế có hình chữ C. Kiểu xà gồ này sẽ được sử dụng ở những công trình như nhà thi đấu, nhà kho, xưởng, bệnh viện,…Hoặc ở những công trình có các bước cột nhỏ hơn 6m.
- Xà gồ thép hình chữ Z: loại xà gồ được cắt theo hình chữ Z. Nó rất dễ gia công, chịu lực tốt và có nhiều kích thước để lựa chọn. Xà gồ chữ Z có sức chịu lực lớn hơn nên được sử dụng cho công trình có bước cột lớn hơn 6m.
Cách tính đòn tay nhà 2 mái
Sau khi đã biết thêm về một số thông tin cơ bản của đòn tay thì chúng ta phải tìm hiểu về cách tính đòn tay nhà 2 mái. Đây là một bước cực kỳ quan trọng được thực hiện trước khi tiến hành lợp mái. Chúng tôi sẽ hướng dẫn mọi người cách tính đòn tay nhà vừa đúng yêu cầu về kỹ thuật vừa đúng yêu cầu về phong thủy.
Xác định khoảng cách đòn tay
Bởi vì cấu trúc và quy mô của nhà khác nhau thì sẽ có cách bố trí tay đòn khác nhau. Vậy nên, trước hết chúng ta phải đi xác định khoảng cách đòn tay. Việc tính khoảng cách đòn tay sẽ giúp cho công trình bền vững, chắc chắn hơn. Ngoài ra còn đem đến cho chủ nhà cảm giác an toàn khi sử dụng.
Khoảng cách đòn tay lợp ngói
Đối với đòn tay lợp ngói thì khoảng cách giữa xà gồ cũng có sự khác nhau đối với từng loại khung kèo. Cụ thể:
- Khung kèo có 2 lớp: Đối với loại này thì khoảng cách giữa các tay đòn sẽ là từ 1.1m đến 1.2m
- Khung kèo 3 lớp thì khoảng cách giữa các tay đòn là 0.8m đến 0.9m. Còn khoảng cách giữa các cầu phong là 1.2m
Khoảng cách đòn tay thép lợp tôn
Còn đối với các đòn tay thép thì khoảng cách giữa các đòn tay sẽ phụ thuộc rất nhiều vào độ dày vật liệu, độ dốc của mái.
- Thông thường với mái lợp tôn 1 lớp sẽ có khoảng cách giữa các đòn tay là 0.7 đến 0.9m
- Tôn xốp chống nắng thì có khoảng cách từ 0.8 đến 1.2m là phù hợp.
Cách tính xà gồ theo phong thủy
Phong thủy là điều ảnh hưởng khá nhiều đến cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Vì thế việc tìm cách tính xà gồ theo phong thủy là điều hết sức quan trọng.
Cách tính theo sinh-trụ-hoại-diệt
Theo phong thủy thì khi tính đòn tay chúng ta phải tính theo sinh – trụ – hoại – diệt. Đây được xem là những yếu tố ứng với 4 mùa có trong năm là xuân – hạ – thu – đông . Điều này liên hệ với quá trình sinh sôi và phát triển của cây cối trong 4 bốn mùa.
Vì thế khi tính đòn tay mọi người thường dựa vào quan niệm này. Với thanh đầu tiên là Sinh, tiêp đến trụ, hoại, cuối cùng là diệt theo một thứ tự cố định. Khi đó các gia chủ phải tính số đòn tay sao cho thanh cuối cùng phải rơi vào sinh hoặc trụ. Với mong muốn tránh rủi ro trong cuộc sống hàng ngày.
Cách tính theo trực tuổi
Cách tính tay đòn nhà hai mái thứ 2 được mọi người thường xuyên thực hiện đó là dựa vào trực tuổi của gia chủ. Để tính theo cách này bạn phải nắm rõ ngũ hành của trực. Sau đó tìm được trực tuổi thì mới có thể tính được số lượng đòn tay theo trực tuổi.
Bạn có thể thực hiện theo cách tính đòn tay nhà 2 mái theo trực tuổi với các bước sau:
- Bước 1: Tìm hiểu chủ nhà sinh năm bao nhiêu, mệnh gì và thuộc can chi nào.
- Bước 2: Sau đó bạn phải nghiên cứu bảng trực tuổi để biết gia chủ nằm trong trực cụ thể nào.
- Bước 3: Lấy đòn dông biểu trưng cho gia chủ
- Bước 4: Tại Trực của trạch chủ, đếm xuống phía dưới với bậc số 1 là bậc của phụ t.
- Bước 5: Dựa vào trực chủ và trực phu thê để đánh giá xem là tốt hay xấu
Cách thả đòn tay nhà 2 mái chuẩn phong thủy
Khi chúng ta đã biết về cách tính đòn tay nhà 2 mái thì phải tìm hiểu về cách thả đòn tay nhà 2 mái làm sao cho hợp phong thủy. Có 3 cách để thả đòn tay nhà 2 mái bạn nên tham khảo.
Thứ tự của 12 trực
Khi thực hiện việc thả đòn tay nhà 2 mái thì bạn phải biết rõ về thứ tự của trực. Việc này giúp bạn thực hiện đúng chuẩn với phong thủy. 12 trực có thứ tự là: Kiến, Trừ, Mãn, Định, Chấp, Phá, Nguy, Thành, Thâu, Khai, Bế.
Tìm trực của chủ nhà
Để xác định chính xác cách thả đòn tay một cách chuẩn phong thủy thì người ta dựa vào câu nói “trâu vàng, chó lửa, dê gỗ, đất nước rồng”. Kết hợp với mệnh của gia chủ để đưa ra quyết định về việc thả đòn. Cụ thể:
- Với trâu, chó, dê, rồng là các con giáp trong 12 con giáp, còn vàng,lửa, gỗ, đất nước là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ trong Ngũ hành.
- Với trâu vàng thì trâu là Sửu, vàng thuộc Kim có nghĩa là người mệnh Kim sẽ khởi Kiến tại năm Sửu và tính đến năm tuổi người đó thì mới biết được trực.
- Chó lửa tương đương với Tuất Hỏa có nghĩa là người mệnh Hỏa khởi Kiến tại Tuất và được tính giống với trâu.
- Cuối cùng, dê gỗ và đất nước rồng cũng sẽ được tính tương tự.
Trực thuộc ngũ hành
Theo quan niệm phong thủy thì số đòn tay mái nhà và Trực thuộc Ngũ hành sẽ có sự tương khắc riêng. Đòn dông sẽ là Trạch chủ và đòn tay sẽ tượng trưng cho vợ con, của cải. Vì thế phải xem xét Ngũ hành và số đòn tay tương hợp với nhau để đem lại may mắn cho gia chủ.
Có thể bạn quan tâm: Có Nên Trồng Xương Rồng Trong Nhà Không? Ý Nghĩa Của Cây Là Gì?
Như vậy bài viết này đã giúp bạn hiểu hơn về cách tính đòn tay nhà 2 mái vừa đúng kỹ thuật vừa hợp phong thủy.Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm về cách gác đòn tay nhà như thế nào để tránh khỏi những điều kiêng kỵ mà cha ông ta để lại. Nếu còn có điều gì chưa hiểu rõ về đòn tay nhà thì hãy để lại comment phía dưới bài viết này nhé! Và đừng quên tham khảo những bài viết khác của meeyland về phong thủy nhé.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!