7 Góc chụp ảnh cơ bản mà bạn cần biết

Để có được những bức hình đẹp, shoot quay video ấn tượng cho người xem, điều này sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu như bạn trang bị cho mình đủ kiến thức và kinh nghiệm. Thông thường mỗi buổi chụp hay hay quay phim đều có đa dạng các góc chụp. Như vậy sẽ tăng tính thẩm mỹ cũng như dễ dàng truyền tải thông điệp đến người xem. Vậy làm sao để có được những bức hình, shoot quay đẹp? Hãy cũng tìm hiểu các góc chụp ảnh cơ bản trong bài viết dưới đây.

Bên cạnh đó nếu bạn muốn tự mình chụp những bức hình đẹp, Video quay ấn tượng mà chưa đủ kinh phí để sắm cho bản thân một chiếc máy ảnh tốt, một gợi ý nhỏ dành cho bạn. Hiện nay các dịch vụ cho thuê máy ảnh, máy quay hầu như phổ biến khắp các thành phố lớn, bạn có thể tự tìm đến các địa chỉ này để thuê cũng như sử dụng dịch vụ.

Chọn góc chụp phù hợp

Góc chụp là một trong những yếu tố tác động trực tiếp đến chất lượng cũng như độ đẹp của mỗi bức ảnh, Hay đối với quay phim, góc quay cũng quyết định rất nhiều đến chất lượng bộ phim, được hiểu nôm na là góc nhìn từ máy quay tới chủ thể được quay sao cho chiều dài, chiều rộng và chiều sâu được cân xứng với nhau. Các hình ảnh được thể hiện trong các góc quay đó cũng là những hình ảnh mà khán giả nhìn thấy trên màn ảnh nhỏ.

Chắc chắn rằng, nếu bạn có thể lựa chọn, căn chỉnh được góc chụp tốt, sáng giá thì chắc chắn những buổi chụp hình sẽ đạt hiểu quả cao, chất lượng tốt, cũng như quá trình ghi hình sẽ dễ dàng và đơn giản hơn rất nhiều. Tuy nhiên với những bạn mới tập tành chụp ảnh chưa có nhiều kinh nghiệm thì việc lựa chọn góc quay, chụp cũng sẽ gặp khá nhiều khó khăn. Việc lựa chọn góc chụp chưa tốt sẽ khiến khung hình của bạn trở nên thiếu chuyên nghiệp, ko ấn tượng.

Chế độ chụp cận cảnh ( Macro )

Ảnh cận cảnh hay còn gọi là chụp ảnh Macro, đây là chế độ cho phép hụp đối tượng có kích thước nhỏ ở khoảng cách rất gần. Chế độ này luôn gây hứng thú cho người dùng bởi nó mang lại những góc nhìn hoàn toàn mới lạ về các đối tượng thân thuộc như hoa, cỏ, mầm cây, con trùng nhỏ hay thậm chí là con người…

ảnh chụp cận cảnh

Ảnh cận cảnh có 2 loại: cận cảnh rộng – khung hình lấy từ ngực trở lên và cận cảnh hẹp – khung hình lấy được lấy từ cổ trở lên. Bức hình cận cảnh tạo cho người xem một mối liên hệ sâu sắc hơn với chủ thể, người xem có thể cảm nhận được phần nào tính cách của nhân vật thể hiện trên khuôn hình.

Chụp trung cảnh ( The Medium Shot )

Trung cảnh là góc chụp được nhiều người sử dụng nhất. Ở góc chụp này, đối tượng được chụp từ đầu gối hoặc thắt lưng đến đỉnh đầu. Khung ảnh chụp sẽ bao gồm chủ thể và hậu cảnh. Khi nhìn vào bức ảnh có góc chụp này, người xem có thể dễ dàng cảm nhận về nhân vật trong bức ảnh.

Ví dụ: Khi chúng ta nhìn thấy bức ảnh một đứa trẻ đang vui chơi trong công viên hay trong các thị trấn nhỏ. Nhìn vào bức ảnh ấy chúng ta không thể đọc được từng chi tiết nhỏ nhưng chúng ta có thể cảm nhận rằng đứa trẻ ấy đang rất thích thú với trò chơi của mình.

chụp trung cảnh

Chụp toàn cảnh

Đây là một lựa chọn hoàn hảo khi bạn muốn kể câu chuyện của riêng bạn. Ảnh chụp xa cho phép người xem thấy cả chủ thể và không gian xung quanh nhân vật trong ảnh. Người xem có thể cảm nhận được một phần cuộc sống của nhân vật dựa vào việc xem xét bố cục của bức ảnh.

Ví dụ: Một người phụ nữ đạp xe trên con đường hướng ra biển. Bạn không biết cô ấy là ai nhưng bạn có thể nhìn thấy cảnh vật xung quanh cô ấy và hình ảnh cô ấy đang đạp xe một mình. Lúc này bạn đã có những hiểu biết nhất định về đối tượng của mình và biết đối tượng đang ở đâu khi bắt đầu câu chuyện.

ảnh chụp toàn cảnh

Góc chụp nghiêng

Góc chụp nghiêng thường được sử dụng khi nhiếp ảnh gia muốn miêu tả sự lo lắng hay sợ hãi của đối tượng. Góc chụp này tạo ra cảm giác cuốn hút cho đối tượng khi họ là nhân vật trung tâm.

ảnh góc nghiêng

Góc thấp

Một cảnh quay ở góc thấp tạo thêm tính chủ quan cho cảnh. Thay vì hướng thẳng về phía trước, máy ảnh hướng ống kính lên đối tượng từ một góc thấp. Điều này có thể tạo cho người xem cảm giác đối tượng chính đang ở vị trí cao hơn so với một đối tượng khác. Góc thấp thường được sử dụng để tạo cảm giác uy quyền.

ảnh góc thấp

Góc chụp cao

Ngược lại so với chụp ảnh góc thấp là ảnh chụp ở góc cao. Ảnh chụp ở kiểu góc này tạo ấn tượng và làm cho chủ thể trở nên nhỏ bé hơn so với không gian xung quanh. Nếu bạn muốn chủ thể trông nhỏ bé hơn và yếu đuối hơn thì góc cao chính là một lựa chọn vô cùng hợp lý.

Ví dụ: Khi chụp một bình hoa từ trên cao, bạn sẽ thấy những bông hoa trong nhỏ bé hơn so với không gian xung quanh. Góc cao cho chúng ta biết rằng đối tượng được chụp có phần nhỏ so với phần còn lại của không gian.

góc chụp cao

Góc chụp ngang qua vai

Ảnh chụp qua vai có thể được sử dụng để thể hiện mối quan hệ giữa đối tượng trung tâm và đối tượng khác. Góc chụp này là góc chụp cận cảnh một đối tượng thông qua vai của đối tượng khác và thường được chụp để truyền tải sự xung đột hoặc đối đầu. Khi muốn chụp ảnh này, bạn cần chọn vị trí đứng chụp đủ gần chủ thể như vậy mới có thể quan sát sự vật, con người khác một cách chính xác.

ảnh chụp ngang vai

Ai mà hay đi du lịch khám phá các vùng đất ở Việt Nam mình, thì chắc chắn sẽ cùng chung một quan điểm rằng, không chỉ có vẻ đẹp của những văn hóa, kiến trúc do con người tạo nên, vẻ đẹp thiên nhiên của Việt Nam thật sự đa dạng- theo kenh14.vn

Trên đây là những khái niệm cơ bản về các góc chụp nhiếp ảnh. Hy vọng sẽ cung cấp thêm kiến thức cho bạn.