32 Chướng Nạn Của Người Xuất Gia, Pháp Luật Plus, Các Già Nạn

Tăng đoàn là hình ảnh của Đức Phật, mang trọng tráchthừa Như Lai sứ, hành Như Lai sự (thừa truyền sứ mệnh của Đức Như Lai và thựchiện sự nghiệp cao cả của Phật); do đó, khi tuyển chọn người xuất gia cần phảituân thủ một số điều kiện tương đối nghiêm ngặt, hầu tuyển chọn được nhữngngười có thân tướng đoan nghiêm và phẩm chất ưu việt.

Bạn đang xem: 32 chướng nạn của người xuất gia

Điều này nhằm mục đích tịthế cơ hiềm, linh nhân sinh khởi tín tâm (tránh sự chê bai của người đời, khiếnngười ta sinh tâm tin tưởng và tôn kính). Nhờ thế, hành giả mới đủ mãnh lực cảmhóa tha nhân hướng về con đường thánh thiện, đạt đến giác ngộ và giải thoát.

Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu 32 già nạn (nhữngchướng ngại) đối với người xuất gia để giúp chư tôn túc và Tăng Ni tham khảo.

1. Hủy hoại tịnh hạnh của Tỷ kheo ni

Khi Phật an trú tại Tì Xá Li, lúc ấy, đồng tử Ly Xa làAm Bà La phá hoại tịnh hạnh đệ tử của Tỷ kheo ni Pháp Dự. Do thế, Ni sư liền điđến chỗ Thế Tôn, cúi đầu đảnh lễ dưới chân, đứng hầu một bên, bạch với Ngài:“Bạch Thế Tôn, đồng tử Ly Xa phá hoại phạm hạnh đệ tử của con”. Nói như thếxong, Ni sư bèn lễ Phật rồi đi ra. Sau khi Ni sư Pháp Dự rời khỏi, Đức Thế Tônliền cùng với A Nan đi đến chỗ các người Ly Xa. Trông thấy Thế Tôn viếng thămbất ngờ, các người Ly Xa niềm nở đón chào Ngài. Sau những lời chào hỏi xã giao,Đức Thế Tôn liền nói với các Ly Xa: “Này các người Ly Xa, quyến thuộc của cácngươi, các ngươi phải bảo hộ, cũng như đệ tử Tỷ kheo ni của Ta, Ta cũng phảibảo hộ. Nếu có ai xâm phạm, hoặc phá hoại tịnh hạnh họ, thì theo phép tắc củaTa, suốt đời Ta không nói chuyện, không ở chung, không ăn chung”.

Các người Ly Xa liền bạch với Phật: “Bạch Thế Tôn,cũng như phép tắc của Thế Tôn, phép tắc thế tục của chúng tôi cũng nhưvậy”. Khi ấy, Đức Thế Tôn tùy nghi thuyết pháp cho các Ly Xa khiến họ sinhtâm hoan hỉ, rồi Ngài từ giã ra đi. Sau khi Ngài đi không bao lâu, Tỷ kheo niPháp Dự liền đến chỗ các người Ly Xa, nói với họ: “Này các cư sĩ, đồng tửLy Xa Am Bà La đã hủy hoại phạm hạnh đệ tử của tôi. Đó là việc bất thiện, khôngphải pháp tùy thuận”.

Các người Ly Xa nghe thế liền bảo nhau : “Vừa rồi,chính Đức Thế Tôn muốn nói về việc này đây”, bèn cảm thấy rất xấu hổ, nói vớiTỷ kheo ni Pháp Dự: “Vậy, Ni sư muốn chúng tôi trừng trị bằng cách nào đây?” .

Ni sư nói: “Đổi họ ông ta, công bố ông ấy không còn làngười Ly Xa nữa, xoay cửa nhà về hướng Tây, phá nhà bếp, hủy mái nhà ông taxung quanh một khuỷu tay”. (Đây là cách trừng trị những kẻ xâm phạm tình dụcphụ nữ theo luật pháp thời bấy giờ).

Các Ly Xa đáp : “Xin thọ giáo”, rồi tuyên bố rằng AmBà La không còn là người Ly Xa nữa, rồi xoay cửa nhà ông ta về hướng Tây, chođến phá hủy mái nhà ông ấy.

Sau sự việc xảy ra vừa rồi, Đức Thế Tôn cho tập hợpcác Tỷ kheo lại rồi tuyên bố: “Nếu kẻ nào hủy hoại tịnh hạnh của Tỷ kheo ni thìkhông nên cho xuất gia. Nếu đã xuất gia thì phải đuổi đi. Nếu ai độ họ xuất gia,cho thọ giới Cụ túc thì phạm tội Việt-tì-ni”.

2. Sống trong Tăng chúng để trộm pháp

Khi Phật an trú tại thành Xá Vệ, có đàn việt đến tinhxá cúng dường trai phạn cho chúng Tăng. Tới giờ thọ trai có một người đen điu,bụng bự đến ngồi chỗ của Thượng tọa. Trong chốc lát, Thượng tọa đến, hỏi:

– Ông bao nhiêu hạ lạp?

– Ngồi ở đây ăn cơm thì bình đẳng cả, còn phải vất vảhỏi tuổi tác làm gì?

Vị Thượng tọa ấy có uy đức nghiêm trang, bèn bảo : “Ốichao! Ông đi xuống dưới kia”. Ông bèn rời chỗ ấy, đến ngồi chỗ của Thượng tọathứ hai. Trong khoảnh khắc, Thượng tọa thứ hai đến cũng hỏi :

– Ông bao nhiêu tuổi hạ?

– Ngồi đây ăn cơm thì bình đẳng cả, còn phải vất vảhỏi tuổi tác để làm gì?

Cứ như vậy, lần lượt đến chỗ của Sa di. Sa di xuađuổi, hỏi :

– Ai là Hòa thượng của ông? Ai là thầy ông?

– Tôi là đệ tử lớn nhất của Nan Đà và Ưu Ba Nan Đà.

Chung cục không ai biết ông là ai và sự xuất hiện củaông đã gây ra tình trạng lộn xộn trong Tăng chúng. Các Tỷ kheo bèn đem sự việcấy đến bạch lên Thế Tôn. Phật nói: “Ông ta không phải là đệ tử lớn nhất của NanĐà và Ưu Ba Nan Đà. Đây là người tự động xuất gia. Nếu người ấy chưa từng thamdự Bố tát, Tự tứ, sau này có lòng tốt muốn xuất gia, thì nên cho xuất gia thọgiới Cụ túc. Nếu đã từng tham dự Bố tát, Tự tứ thì gọi là kẻ sống trong Tăngchúng để trộm pháp, không cho xuất gia, thọ giới Cụ túc. Nếu là con vua hay conquan đại thần vì tị nạn mà khoác ca sa, nhưng chưa tham dự Bố tát, Tự tứ thìnên cho xuất gia. Nếu đã từng tham dự Bố tát, Tự tứ thì không cho xuất gia. NếuSa di suy nghĩ: “Trong khi thuyết giới không biết quí thầy bàn luận về vấn đềgì?”, rồi lén chui trước dưới gầm giường để nghe trộm, mà thông minh, ghi nhớtất cả giới pháp từ đầu đến cuối, thì sau này không được thọ giới Cụ túc. Nhưngnếu không nhớ đầy đủ các giới pháp thì sau này được thọ giới Cụ túc. Tóm lại,nếu kẻ nào sống trong Tăng chúng để trộm pháp thì không nên cho xuất gia. Nếuđã xuất gia thì phải đuổi đi. Nếu ai độ họ xuất gia, cho thọ giới Cụ túc thìphạm tội Việt-tì-ni”.

3. Kẻ lừa đảo

Khi Phật an trú tại thành Xá Vệ, bấy giờ có một người,trước bữa ăn, mặc theo hình thức của Sa môn, tay cầm bát đen, vào xóm làng khấtthực. Sau bữa ăn, ông lại mặc theo hình thức ngoại đạo, tay cầm bát bằng gỗ,theo các du khách vào nơi công viên, hồ nước, chỗ du ngoạn trong rừng để khấtthực. Dân chúng thấy thế chê bai: “Vì sao Sa môn Thích tử đã vào nhà tôi khấtthực, bây giờ lại vào cả trong rừng, không làm sao thoát được ông ta?”. Kẻ kháclại nói : “Ông không biết sao? Kẻ Sa môn này dối trá, vì y phục, ẩm thựcnên vào cả hai nơi”.

Các Tỷ kheo bèn đem sự việc ấy đến bạch lên Thế Tôn.Phật nói: “Đó gọi là kẻ lừa đảo, bỏ hình thức Sa môn, khoác hình thức ngoạiđạo, rồi lại bỏ hình thức ngoại đạo khoác hình thức Sa môn. Những kẻ lừa đảonhư vậy không nên cho xuất gia. Nếu đã cho xuất gia thì phải đuổi đi. Nếu ai độhọ xuất gia, cho thọ giới Cụ túc thì phạm tội Việt-tì-ni”.

4. Phạm tội ngũ nghịch

Khi Phật an trú tại thành Xá vệ, lúc ấy, Bà la môn ĐôDi vốn là thiện tri thức cũ của Tôn giả Xá Lợi Phất, đến chỗ Xá Lợi Phất, nóivới thầy:

– Tôn giả, cho tôi xuất gia.

– Đó là việc tốt. Ông vốn là Bà La Môn thường tươngphản với Sa môn, vì sao mà có lòng tin, phát tâm hoan hỷ như vậy? Theo ai nghepháp, theo Thế Tôn hay theo các Tỷ kheo?

– Tôi cũng chẳng có lòng tin gì, lại không hoan hỉ,cũng chẳng theo ai nghe pháp cả. Chỉ vì tôi lỡ giết mẹ, nay muốn đoạn trừ tộilỗi này, cho nên mong được xuất gia.

– Đợi tôi hỏi Đức Thế Tôn đã.

Thế rồi, Tôn giả Xá Lợi Phất đem sự kiện ấy đến bạchlên Thế Tôn. Phật dạy: “Người này giết mẹ, tạo tội ngũ nghịch, phải đọa địangục vô gián, vốn là hạt giống thối nát, đối với chánh pháp không thể phát sinhthiện quả, không nên cho xuất gia”.

Sau đó lại có bạn cũ của Tôn giả A Nan là Bà la môn ĐôDo vì lỡ giết cha nên đến xin A Nan cho mình xuất gia. A Nan liền đem việc đótrình lên Thế Tôn. Phật nói với Tôn giả: “Người này giết cha, tạo tội vô gián,là hạt giống mục nát, đối với chánh pháp không thể thành tựu đạo quả. Giá nhưbảy Đức Phật cùng xuất hiện một lúc, thuyết pháp cho y nghe, thì rốt cuộc ycũng không thể phát sinh thiện tâm. Ví như cây đa-la đã bị chặt đầu thì khôngthể sống còn, không thể xanh tươi, vì không còn mầm sống bên trong. Tội vô giánnày cũng như vậy, đối với chánh pháp không thể sinh mầm mống thánh thiện… Nếukẻ nào gây ra năm tội vô gián thì không nên cho xuất gia. Nếu đã xuất gia thìphải đuổi đi. Ai độ họ xuất gia, cho thọ giới Cụ túc thì phạm tộiViệt-tì-ni”.

5. Sáu loại người không thể làm đàn ông

Khi Phật an trú tại thành Xá Vệ, vào lúc ban đêm, cácTỷ kheo đang ngủ trong phòng tại một tinh xá, thì có kẻ đến rờ mó từ gót chânlên đến bắp vế, đến bụng, rồi lần hồi tới chỗ kín. Tỷ kheo định chụp bắt, thì yliền chạy thoát. Rồi y lại đến những nơi khác tiếp tục những hành vi như thế.Cuối cùng, một Tỷ kheo tóm cổ được y, liền hỏi:

– Ngươi là ai?

– Tôi là con gái của vua.

– Ngươi là con gái thật sao?

– Tôi thuộc lưỡng tính, phi nam, phi nữ.

– Vì lý do gì mà ngươi sống lẫn lộn trong chúng Tăng?

– Tôi nghe nói Sa môn không có vợ, tôi muốn đến làmvợ.

Các Tỷ kheo bèn đem sự kiện ấy đến bạch lên Thế Tôn.Phật dạy: “Đó là kẻ bất năng nam. Hạng này gồm sáu loại. Đó là: 1) Sinh: Đứa bétừ khi mới sinh đã không có nam căn; 2) Bị phá hỏng: Vợ lớn, vợ bé ganh ghétnhau nên tìm cách phá hỏng nam căn con của đối phương khi mới sinh ra; 3) Cắtbỏ: Vua chúa hoặc đại thần dùng những người đã cắt bỏ nam căn để hầu hạ nơiphòng the; 4) Nhân người khác: Nhân có người xúc chạm mà nam căn cương cứng; 5)Tật đố: Thấy người khác hành dâm mà nam căn cương cứng; 6) Nửa tháng có tácdụng: Nửa tháng có tác dụng, nửa tháng không có tác dụng.

Trong đây, sinh không thành đàn ông, bị phá hỏng khôngthành đàn ông, cắt bỏ không thành đàn ông, ba loại này không nên cho xuất gia.Nếu đã xuất gia thì phải đuổi đi. Còn nhân người khác mà không thành đàn ông,tật đố không thành đàn ông, nửa tháng không thành đàn ông, ba loại này cũngkhông nên cho xuất gia. Nếu đã xuất gia, thì không nên đuổi đi. Sau đó, nếusinh khởi dâm dục thì phải đuổi đi. Tóm lại, sáu loại người không thành đàn ôngnày không nên cho xuất gia. Nếu ai độ họ xuất gia, cho thọ giới Cụ túc thì phạmtội Việt-tì-ni.

6. Trẻ quá

Khi Phật an trú tại thành Xá Vệ, bấy giờ, các Tỷ kheođộ trẻ con xuất gia, nằm xuống, ngồi dậy phải nhờ người khác đỡ đần, đi ra đivào cầu tiêu, dính đồ bất tịnh làm dơ bẩn mền gối của Tăng chúng, ngủ dậy kêukhóc, do đó, bị người đời chê cười rằng: “Vì sao Sa môn Thích tử độ trẻcon xuất gia, chưa biết phép tắc, chưa biết những lời nói nào là tốt hay xấu?Đây là hạng người bại hoại, nào có đạo hạnh gì!”.

Lại có người mỉa mai: “Ông không biết sao? Vì các Samôn này không có con, nên nuôi trẻ con người khác để tưởng tượng là con mình,lấy đó làm niềm vui”.

Rồi có người khác chêm vào: “Các Sa môn này chỉ có haihạng người mà họ không độ: một là người chết, hai là người không muốn xuất gia.Vì nếu không độ thì đồ chúng không tăng trưởng. Do đó mà phải độ nhiều người”.

Các Tỷ kheo bèn đem sự việc ấy đến bạch lên Thế Tôn.Cuối cùng Phật dạy:

– Từ nay về sau không nên cho những người còn trẻ quáxuất gia. Trẻ quá nghĩa là dưới bảy tuổi, nhưng nếu đủ bảy tuổi mà không biếtviệc tốt xấu, cũng không nên cho xuất gia. Nếu đủ bảy tuổi mà hiểu biết đượcviệc tốt xấu thì nên cho xuất gia. Nếu trẻ con đã cho xuất gia thì không nênđuổi đi. Nếu ai độ họ xuất gia thì phạm tội Việt-tì-ni”.

7. Già quá

Khi Phật an trú tại thành Xá Vệ, bấy giờ các Tỷ kheođộ những người tám mươi, chín mươi tuổi xuất gia, đầu bạc, lưng còng, xươngsống lồi lõm, các căn không còn chủ động được, khi muốn tiểu tiện thì phân lòira, đi đứng phải có người giúp đỡ, không thể tự mình đứng dậy nổi. Họ ho henliên hồi muốn hụt cả hơi, đàm dãi tuôn ra làm dơ bẩn trú xứ của Tăng, khiếnngười đời chê cười rằng: “Vì sao Sa môn Thích tử độ những ông lão đầu bạc,lưng còng, ho hen chấn động, đi đứng phải nhờ người giúp đỡ xuất gia? Ngườixuất gia lẽ ra phải tráng kiện để tọa Thiền, tụng kinh, tu tập các nghiệpthiện, đây là hạng người bại hoại, nào có đạo hạnh gì!”.

Lại có người mỉa mai: “Ông không biết sao? Vì Sa mônThích tử xuất gia không có cha, nên nuôi những ông lão này để tưởng tượng làcha mình”. Lại có người chêm vào: “Các Sa môn này chỉ có hai hạng người họkhông độ: một là người chết, hai là người không muốn xuất gia. Vì nếu không độthì hội chúng không tăng trưởng”.

Các Tỷ kheo bèn đem sự việc ấy đến bạch lên Thế Tôn.Phật liền ân cần chỉ dạy:

– Từ nay về sau, những người quá già không nên choxuất gia. Quá già nghĩa là quá bảy mươi tuổi. Những người quá bảy mươi tuổi dùcòn có thể làm việc được cũng không nên cho xuất gia. Nhưng nếu dưới bảy mươituổi mà không còn làm việc nổi, nằm ngồi phải nhờ người khác giúp đỡ, cũngkhông nên cho xuất gia. Những người bảy mươi tuổi mà còn khang kiện có thể tutập các nghiệp thiện thì nên cho xuất gia. Còn già quá thì không nên cho xuấtgia. Nếu ai đã xuất gia thì không nên đuổi đi. Nếu ai độ họ xuất gia, cho thọgiới Cụ túc thì phạm tội Việt-tì-ni”.

8. Quan viên tại chức.

Khi Phật an trú tại vườn Trúc Ca Lan Đà, nơi thànhVương Xá, bấy giờ có Tỷ kheo độ một viên quan tại chức xuất gia, cho thọ giới Cụtúc. Vị quan hình sự thấy thế, liền bắt thầy Tỷ kheo ấy tống đến chỗ quan tòa,nói như sau: “Vị Sa môn này lén độ quan viên tại chức xuất gia”.

Vị quan tòa nói: “Đem Hòa thượng Đường đầu ra bẻgãy ba xương sườn, dẫn thầy Giáo thọ đến kéo lưỡi ra, lôi Thập sư ra đánh mỗingười tám roi.

Xem thêm: Cách Làm Bánh Tráng Sa Tế Long An, Đặc Sản Miền Tây Ăn Là, Bánh Tráng Sa Tế Long An

Còn kẻ thọ giới Cụ túc kia thì dùng cực hình trị tội”.

Sau khi lệnh được truyền ra, những kẻ thừa hành liềnhộ tống các tội nhân ra khỏi thành đến chỗ trị tội thì nhằm lúc vua Tần Bà TaLa đi đến Thế Tôn. Trông thấy đám đông này, vua liền hỏi kẻ tả hữu: “Đó lànhững người nào vậy?”.

Quân hầu liền đem sự việc trên tâu đầy đủ với nhà vua.Nghe xong, vua tức giận cực độ, liền truyền lệnh thả ra tất cả, và nói với họ:“Từ nay về sau, ai muốn xuất gia thì cho phép Thầy được tiếp độ”.

Thế rồi, vua bảo gọi quan tòa đến. Khi y đi đến, vuahỏi:

– Trong nước này, ai là vua?

– Đại vương là vua chứ ai!

– Nếu trẫm là vua thì vì sao ngươi trị tội người mộtcách tuỳ tiện mà không tâu với trẫm?

Đoạn, vua ra lệnh quan Hữu ty cách chức viên quan tòa,đồng thời tịch thu hết tài sản của y sung vào công khố. Quan Hữu ty liền thihành mệnh lệnh của vua, lột chức quan của y, và tịch thu hết tài sản nhập vàocông khố.

Các Tỷ kheo đem việc ấy bạch lên Thế Tôn. Phật liềnnói với các thầy: “Ước gì tất cả các vì vua đều có lòng tin như thế! Từ nay vềsau, Ta không cho phép thu nhận quan viên tại chức xuất gia. Quan chức có bốnloại : 1. Có danh mà không có bổng lộc; 2. Có bổng lộc mà không có danh; 3. Vừacó bổng lộc vừa có danh; 4. Không có bổng lộc cũng không có danh. Những ngườithuộc loại thứ nhất và thứ ba thì ở nước này không cho xuất gia và các nướckhác cũng không cho. Còn loại thứ hai thì ở đây không cho, nhưng ở nơi khác thìcho. Còn loại thứ tư thì ở đây cho và các nơi khác cũng cho. Tóm lại, không nêncho quan viên tại chức xuất gia. Nếu Tỷ kheo nào vi phạm thì phạm tội Việt tìni”.

9. Kẻ mắc nợ

Khi Phật an trú tại thành Xá Vệ, bấy giờ có Tỷ kheo độkẻ mắc nợ xuất gia. Chủ nợ gặp được người ấy, liền thộp cổ đem đến quan tòa, tốcáo: “Người này mắc nợ tôi chưa trả mà xuất gia”. Viên quan tòa vốn có lòng tinPhật pháp, bèn nói với chủ nợ: “Người này đã xả bỏ tài sản, xuất gia, vì saolại mắc nợ?”, liền tha cho đi.

Chủ nợ liền oán trách: “Người này đang mắc nợ củatôi chưa trả, vì sao Sa môn Thích tử lại cho y xuất gia? Đây là hạng người bạihoại, nào có đạo hạnh gì!”.

Các Tỷ kheo bèn đem sự việc ấy đến bạch lên Thế Tôn.Cuối cùng Phật dạy: “Từ nay về sau, khi có kẻ nào đến xin xuất gia thìtrước hết phải hỏi: “Ngươi có mắc nợ ai không?”. Nếu đáp: “Có mắc nợ,nhưng nhà tôi có vợ con ruộng đất tài sản, tôi sẽ trả”, thì nên cho xuất gia.Nếu nói: “Không mắc nợ”, thì nên cho xuất gia. Trường hợp sau khi xuất gia màchủ nợ đến đòi, nếu món nợ ít thì lấy y bát của người ấy trả cho chủ nợ. Nếukhông đủ thì phải đem y bát của mình hoặc xin thêm để giúp vào mà trả. Nếu sốnợ nhiều không thể trả nổi, thì nên nói: “Trước đây ta đã hỏi ngươi có mắc nợai không thì ngươi bảo là không, vậy giờ đây ngươi hãy tự đi xin tiền để trả nợngười ta”. Tóm lại, người mắc nợ không nên cho xuất gia. Nếu đã xuất gia thìkhông nên đuổi đi”.

10. Bị bệnh

Khi Phật an trú tại vườn Trúc Ca Lan Đà, nơi thành XáVệ, bấy giờ, có một người bệnh đến chỗ lương y Kỳ Vức, nói với ông: “Này KỳVức, chữa bệnh cho tôi rồi tôi sẽ trả cho ông năm trăm lượng vàng và hai câylụa mỏng”. Kỳ Vức đáp: “Tôi không thể chữa. Tôi chỉ chữa trị cho hai hạngbệnh nhân: một là Đức Phật, Tỷ kheo Tăng; hai là nhà vua và các phu nhân hậucung của vua”.

Người bệnh liền đi đến phòng Nan Đà, Ưu Ba Nan Đà. Saukhi thăm hỏi xã giao và tường thuật lại sự việc vừa rồi, Nan Đà nói:

– Ông bỏ năm trăm lượng vàng, hai cây lụa mỏng làm chicho uổng. Ông chỉ cần bỏ hai thứ: một là bỏ tóc, hai là bỏ y phục thế tục làđược.

– Thưa thầy, thầy muốn tôi xuất gia sao?

– Dĩ nhiên.

Nan Đà liền độ ông xuất gia cho thọ Cụ túc. Thế rồi,sáng sớm thầy khoác y thường mặc, đi đến nhà Kỳ Vức, nhờ ông trị bệnh cho ngườiđệ tử mới của mình. Vâng lời thầy dạy, Kỳ Vức bèn mang thuốc đến tu viện, nhưngkhi trông thấy người bệnh, ông nhận diện ra ngay, liền hỏi:

– Tôn giả đã xuất gia rồi sao?

– Vâng.

– Tốt lắm. Giờ tôi sẽ trị bệnh cho Thầy.

Thế là Kỳ Vức liền dùng thuốc chữa bệnh cho vị tân Tỷkheo ấy. Đến khi lành bệnh còn đem hai cây lụa mỏng cúng dường và cầu chúc:”Mong Tôn giả hãy sống trong Phật pháp để tịnh tu phạm hạnh”.

Người bệnh ấy nhận vật cúng dường rồi liền bãi đạo,cởi áo cà sa, mặc hai tấm lụa mỏng, đi vào trong đường hẻm, chửi xéo như sau:“Lương y Kỳ Vức có rất nhiều con. Tôi đem năm trăm lượng vàng, hai cây lụa mỏngthuê ông trị bệnh mà ông không chịu trị. Nhưng khi thấy tôi xuất gia liền chữatrị, lại còn cúng dường hai cây lụa nữa chứ”. Kỳ Vức nghe thế, lòng rất bựctức, liền đi đến chỗ Thế Tôn, cúi đầu đảnh lễ dưới chân, đứng qua một bên, bạchvới Phật : “Bạch Thế Tôn, người bệnh kia nhờ con mới được sống còn, thế mà lạinhục mạ con. Bạch Thế Tôn, con là Ưu bà tắc, vì muốn cho Phật pháp được hưngthịnh nên mới nhiệt thành làm việc công đức, kính xin Thế Tôn từ nay về sauđừng cho các Tỷ kheo độ người bệnh xuất gia”.

Bấy giờ, Thế Tôn vì đồng tử Kỳ Vức tùy thuận thuyếtpháp, chỉ bảo những điều lợi ích, khiến ông hoan hỷ, đảnh lễ Ngài rồi ra đi.Đoạn, Thế Tôn đi đến chỗ các Tỷ kheo, thuật lại sự việc kể trên, rồi dạy: “Nàycác Tỷ kheo, từ nay về sau, không nên cho những người mang các chứng bệnh sauđây xuất gia: bệnh ghẻ, bệnh lở loét, bệnh hủi, bệnh ung thư, bệnh trĩ, bệnhđái tháo, bệnh vàng da, bệnh sốt rét, bệnh suyễn, bệnh gầy còm, bệnh điêncuồng, bệnh nhiệt, bệnh phong thũng, thủy thũng, bụng trướng v.v.., nói chung,nếu ai có bệnh mà uống thuốc chưa bình phục thì không nên cho xuất gia. Nếubệnh sốt rét trong vòng bốn ngày mà không tái phát thì nên cho xuất gia. Tómlại, nếu là người bệnh thì không nên cho xuất gia. Nếu đã xuất gia thì khôngnên đuổi đi. Nếu ai độ họ xuất gia, cho thọ giới Cụ túc thì phạm tộiViệt-tì-ni”.

11. Ngoại đạo

Lúc bấy giờ có Tỷ kheo độ một người ngoại đạo xuấtgia. Sau khi xuất gia, hễ ai nói về những thói xấu của ngoại đạo như : Ngoạiđạo không có lòng tin, tà kiến, phạm giới, không có tàm quí thì ông ta liềnbênh vực: “Này trưởng lão, chớ nói như thế. Trong hàng ngũ ấy cũng có những bậchiền thiện, cũng giữ giới. Tất cả đều đạt được Tu đà hoàn, Tư đà hàm, A na hàmvà A la hán”.

Các Tỷ kheo bèn đem sự việc ấy đến bạch lên Thế Tôn.Phật liền bảo: “Từ nay về sau, nếu có kẻ ngoại đạo đến xin xuất gia thì chúngTăng phải làm yết ma cho họ sống chung trong bốn tháng để thử thách. Sau khilàm yết ma xong phải sắp xếp công việc của ông như một Sa di. Trong thời gianấy, nếu nghe ai chỉ trích ngoại đạo mà y bênh vực thì phải đuổi đi; trái lại,nếu y nói: “Đúng như Trưởng lão bảo, ngoại đạo có tà kiến, không biết xấu hổ,gây nghiệp địa ngục, xin Trưởng lão hãy cứu vớt con”, thì nên cho xuất gia. Tuynhiên, nếu nửa chừng mà được Thánh pháp thì chấm dứt sự thử thách. Nếu người ấybỏ hình thức ngoại đạo mặc sắc phục của người đời đến xin xuất gia thì nên choxuất gia, không cần phải trải qua bốn tháng thử thách”.

12. Con trốn cha mẹ

Khi Phật an trú tại tinh xá của dòng họ Thích, bên câyni-câu-luật, nước Ca Duy La Vệ, bấy giờ có đồng tử con nhà họ Thích trốn cha mẹđi xuất gia liền được các Tỷ kheo thế độ. Sau đó, những đứa còn lại khi cha mẹsai bảo việc gì, thì chúng hậm hực, nói: “Đức Thế Tôn lúc sắp trở thành ChuyểnLuân Thánh Vương mà còn bỏ nhà xuất gia, con còn luyến tiếc điều chi mà khôngxuất gia ?” Do vậy, các người họ Thích cùng nhau đến chỗ vua Bạch Tịnh đề nghịnhà vua đến thỉnh cầu Đức Thế Tôn một nguyện vọng. Thế là nhà vua cùng họ hàngđi đến chỗ Thế Tôn. Sau khi đến nơi, họ đảnh lễ Phật, đoạn nhà vua trình bày: “Bạch Thế Tôn, cha mẹ nghĩ đến con thương nhớ thấu suốt tâm can. Tôi cũng đãtừng gặp cảnh ngộ như vậy. Trong thời gian bảy năm Thế Tôn xuất gia, khi điđứng nằm ngồi, lúc ăn uống nghỉ ngơi, không lúc nào tôi không thầm khóc. Kínhmong Thế Tôn hãy chế định : “Nếu đứa con nào cha mẹ chưa cho phép thì các Tỷkheo không nên cho xuất gia”.

Bấy giờ Đức Thế Tôn tùy thuận thuyết pháp cho vua BạchTịnh và mọi người hoan hỷ, rồi họ đảnh lễ cáo lui. Đoạn, Phật truyền lệnh chocác Tỷ kheo tập hợp đông đủ, rồi Ngài dạy: “Từ nay về sau, những đứa con nàokhông được phép của cha mẹ thì không nên cho xuất gia. Nhưng nếu đã xuất giathì không nên đuổi đi. Nếu ai độ họ xuất gia, cho thọ giới Cụ túc thì phạm tộiViệt-tì-ni”.

13. Đầy tớ trốn chủ

Bấy giờ có một người đầy tớ của dòng họ Thích trốnchủ, đến tinh xá xin xuất gia. Các Tỷ kheo liền thế độ cho y. Do thế, bọn đầytớ còn lại khi được chủ nhà phân công công việc, chúng không chịu phục tùng màhậm hực nói : “Tôn giả Xiển Đà mà còn xuất gia, thì tôi đây luyến tiếc thứ gì,thà đi xuất gia sẽ được người ta lễ bái, cung kính, cúng dường”.

Sau khi xảy ra việc này, Đức Phật cho tập hợp các Tỷkheo và quy định: “Kể từ nay những kẻ nô bộc nào trốn chủ thì không nên choxuất gia. Nhưng nếu đã xuất gia thì không nên đuổi đi. Ai độ họ xuất gia, chothọ giới Cụ túc thì phạm tội Việt-tì-ni”.

Ngoài những trường hợp đặc biệt kể trên, còn có cáctrường hợp khác như những người bị dị tật bẩm sinh, bị tật nguyền do tai nạn,hoặc vì phạm pháp mà phải chịu nhục hình thành ra tàn khuyết v.v. cụ thể nhưlà: 14. Bị chặt tay; 15. Bị chặt chân; 16. Bị chặt cả tay chân; 17. Bị cắt tai;18. Bị xẻo mũi; 19. Bị cắt cả tai mũi; 20. Bị mù; 21. Bị điếc; 22. Bị mù lẫnđiếc; 23. Bị câm; 24. Bị què; 25. Vừa câm vừa què; 26. Bị đánh có sẹo; 27. Bịđóng dấu; 28. Bị rút gân; 29. Bị bong gân; 30. Bị còng lưng; 31. Thân thể dịdạng và 32. Hình dáng xấu xí, đều không nên cho xuất gia; nhưng nếu đã xuất giathì không nên đuổi đi. Vị Tỷ kheo nào độ họ xuất gia, cho thọ giới Cụ túc thìphạm tội Việt-tì-ni”.

* * *

Trên đây, chúng tôi đã soạn thuật về 32 già nạn đốivới người xuất gia theo luật Ma Ha Tăng Kỳ, quyển 23. Trong số đó, có ngườiphạm tội ngũ nghịch như giết mẹ; có người vi phạm đạo đức như phá tịnh hạnh củaTỷ kheo ni, lừa đảo, đầy tớ trốn chủ; có người vi phạm luật pháp như quan viêntại chức bỏ nhiệm sở; có người thiếu những điều kiện cần thiết như già quá haytrẻ quá; ngoài ra những người còn lại đều do các khiếm khuyết về cơ thể mà thuậtngữ chuyên môn gọi là lục căn bất túc (6 cơ quan không hoàn chỉnh). Tuy nhữngtrường hợp kể trên được ghi lại từ thời Đức Phật, cách nay hơn 25 thế kỷ, nhưngngày nay chúng vẫn còn giữ nguyên giá trị hiện thực. Do thế, khi chọn ngườixuất gia, thiết nghĩ chúng ta không thể làm một cách tuỳ tiện mà phải cân nhắccẩn thận. Vì người xuất gia vốn là biểu tượng của Thánh chúng, trưởng tử củaNhư Lai, Đạo sư của trời người, là tượng trưng cho đạo đức và giải thoát. Nếuvị thầy bất cẩn, cho những người thiếu phẩm chất đạo đức và thân thể khiếmkhuyết xuất gia, thì không những vi phạm những điều Phật chế mà còn làm chothanh danh của Giáo hội bị tổn thương, uy tín của Tăng đoàn bị hoen ố, và khótránh khỏi sự hủy nhục của người đời.