Theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (chương trình mới), tên gọi các nguyên tử, nguyên tố, hợp chất, oxit, axit, bazo, muối,… sẽ được đọc bằng tiếng Anh theo danh pháp IUPAC thay vì đọc theo phiên âm tiếng Việt như trước đây.
Sau 1 tháng học chương trình mới với sách giáo khoa mới, em Nguyễn Thị Mai – học sinh lớp 10 tại Hà Nội vẫn bối rối với cách đọc các nguyên tố hóa học bởi vì em đã quen với cách đọc theo phiên âm bằng tiếng Việt như trước kia.
“Nguyên tố N giờ được đọc thành Nitrogen; O (Oxygen), H (Hydrogen), P (Phosphorus) hay Cu (Copper), thay vì Nitơ, Oxi, Hiđro, Photpho và Đồng như trước đây.
Tuần đầu tiên đi học, em cảm thấy rất áp lực khi phải nhớ hết tên gọi tiếng Anh của tất cả nguyên tố. Cứ mỗi khi có tiết Hóa, cả lớp căng thẳng hẳn vì không thể nhớ tên nguyên tố theo cách gọi mới, có bạn lại cười ồ lên khi thấy bạn khác đọc sai”, Mai chia sẻ.
Nam sinh Nguyễn Viết Cường – học sinh lớp 10 tại Hải Phòng cũng mất gần một tuần để ghi nhớ cách đọc mới các nguyên tố Hóa học do đã quen với cách đọc bằng tiếng Việt từ khi học cấp 2.
“Trước đây em chỉ đọc Phốt-pho (P) nhưng giờ là Phot-pho-rơ-s (Phosphorus), phải đọc lướt nên hơi ngượng. Những buổi học đầu, lớp em cũng có nhiều bạn đọc lẫn lộn tiếng Việt và tiếng Anh, ngay cả cô giáo cũng nhầm khiến tiết Hóa vì thế cũng trở nên thú vị hơn. Với em nguyên tố khó đọc nhất là Kali (Potassium), Hg (Mercury) và Kr (Krypton)”, Cường cho biết.
Để có thể nhớ và đọc đúng, nhiều học sinh phải để quyển từ điển bên cạnh, tra cứu, viết phiên âm ngay bên cạnh tên tiếng Anh của nguyên tố.
Về vấn đề đọc tên nguyên tố theo kiểu mới, nhiều giáo viên cho rằng, việc thực hiện chương trình mới và cũ song song như hiện nay khiến việc giảng dạy của giáo viên rắc rối khi vừa phải dạy học sinh khối 7 đọc tên nguyên tố theo cách đọc mới vừa phải dạy học sinh khối 8, 9 theo cách đọc cũ (với bậc THCS). Điều này cũng xảy ra ở bậc THPT khi giáo viên vừa dạy chương trình mới lớp 10, vừa dạy chương trình cũ với lớp 11, 12.
Vấn đề cực kỳ khó cho các em học sinh lớp 8, 9 năm học 2022-2023 là hiện nay các em đang học môn Hóa học theo chương trình 2006, cách đọc các nguyên tố được Việt hóa như O (ô xi), Al (nhôm), P (phot pho), Cu (đồng), Fe (sắt), Pb (chì), Ag (Bạc), Ca (canxi), Au (vàng), Zn (kẽm),… đây cũng là cách đọc thông dụng hiện nay, nhưng đến khi các em lên lớp 10 lại phải học theo chương trình mới với nhiều thay đổi.
Ngoài ra, không chỉ môn Hóa học mà ở hầu như các môn học khác, học sinh lớp 4, 5, 8, 9 học theo chương trình 2006, đến lớp 6, 10 sẽ phải học với chương trình mới khác nhiều về nội dung, phương pháp, không còn tính logic, liên thông, khoa học,… có thể khiến các em gặp nhiều khó khăn.
Cho ý kiến về vấn đề đọc tên nguyên tố theo tiếng Anh, cô Nguyển Hải Hà -giáo viên Hóa học tại quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) bày tỏ sự ủng hộ cách gọi trong sách giáo khoa mới. Cô cho rằng đó là cách để hội nhập với thế giới. Cách gọi mới cũng thuận lợi hơn cho học sinh, đặc biệt khi tham gia các cuộc thi quốc tế hay sau này đọc tài liệu của nước ngoài.
Theo cô Hà, để giải quyết việc học sinh lẫn cách đọc cũ và mới thì trên lớp giáo viên có thể giới thiệu cách đọc mới cho học sinh dù một số khối lớp chưa học theo chương trình và SGK mới để các em làm quen dần.
Tham khảo cách đọc tên nguyên tố hóa học theo tiếng Anh:
Hoàng Thanh
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!