Khi bị nhiễm khuẩn ngoài việc sử dụng kháng sinh, mọi người thường bổ sung Vitamin C nhằm tăng sức đề kháng. Tuy nhiên, Dược sĩ Sài Gòn khuyến cáo không nên sử dụng chung Vitamin C và kháng sinh Betalactam
- Cùng Dược sĩ Sài Gòn tìm hiểu về kháng sinh nhóm Peptid
- Tìm hiểu về những công dụng của thuốc Loratadin từ Dược sĩ Sài Gòn
- Dược sĩ Trường Dược Sài Gòn chia sẻ thông tin về dị ứng Penicillin
Không nên dùng Vitamin C cùng lúc với kháng sinh nhóm Betalactam
Nhiều người thường suy nghĩ sử dụng Vitamin C để tăng sức đề kháng cho cơ thể khi bị nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, khi đang sử dụng kháng sinh để điều trị, nhất là các kháng sinh thuộc nhóm Betalactam thì không nên dùng đồng thời thêm Vitamin C hay các đồ uống có vị chua như nước cam, chanh… Vì việc này có thể làm mất hoàn toàn tác dụng kháng khuẩn của kháng sinh nhóm Betalactam.
Dùng Vitamin C làm mất hoàn toàn tác dụng của kháng sinh nhóm Betalactam?
Kháng sinh là những thuốc giúp tiêu diệt vi khuẩn khi cơ thể bị nhiễm trùng, được sử dụng để điều trị từ nhiễm khuẩn nhẹ như bị cảm cúm, ho hen cho đến những nhiễm khuẩn nặng như nhiễm trùng bệnh viện. Cơ thể thường cảm thấy mệt mỏi khi bị nhiễm khuẩn, do đó nhiều người muốn khỏe hơn bằng cách sử dụng thêm những sản phẩm có vai trò tăng sức đề kháng, trong đó sản phẩm hay thường dùng nhất là Vitamin C.
Tuy nhiên, những kháng sinh họ Betalactam không bền trong môi trường axit. Công thức cấu tạo của Betalactam bao gồm 2 vòng thiazolidin và vòng Betalactam. Dưới tác dụng của axit (Vitamin C có tính axit), vòng Betalactam sẽ bị phá hủy, gây mất tác dụng của thuốc.
Cơ chế của tương tác giữa nhóm kháng sinh Betalactam và Vitamin C
Theo chia sẻ từ giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược thành phố Hồ Chí Minh, do có nhóm -NH-CO- nên ion H+ có thể tấn công và phá vòng Betalactam này, gây mất tác dụng của thuốc. Những kháng sinh thế hệ đầu tiên của nhóm Betalactam như penicillin không được dùng đường uống do bị acid dịch vị phá hủy. Những kháng sinh thế hệ sau đã được thay thế những gốc R cồng kềnh hơn, nhằm cản trở sự tấn công của ion H+ cũng như sự tấn công của vi khuẩn kháng thuốc, qua đó mà thuốc có thể uống được mà không bị acid dịch vị phá hủy.
Chính vì điều này, khi bạn đang được bác sĩ chỉ định dùng kháng sinh Betalactam để điều trị nhiễm khuẩn thì không nên dùng đồng thời cùng Vitamin C và các đồ uống có vị chua (tính axit). Kháng sinh bị phá hủy thì không những bệnh không khỏi mà còn tạo điều kiện cho vi khuẩn kháng thuốc.
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh đào tạo Cao đẳng Dược uy tín
Hiện nay chúng ta đang đứng trước nguy cơ tình trạng kháng kháng sinh đang báo động đỏ có thể dẫn đến không còn kháng sinh để sử dụng trong tương lai. Ngoài ra, một số bệnh nhân khi làm kháng sinh đồ, vi khuẩn không đáp ứng với cả colistin – loại kháng sinh có thể coi là kháng sinh dự phòng cuối cùng, được chỉ định sử dụng khi các kháng sinh khác điều trị thất bại.
Vì vậy, bạn hãy tìm hiểu thông tin về các tương tác của loại thuốc đang dùng để trở thành người sử dụng thuốc thông minh và hiệu quả.
Trên đây là thông tin về một phản ứng tương tác có thể xảy ra khi dùng thuốc kháng sinh Betalactam và Vitamin C mà các Dược sĩ tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đã tổng hợp và chia sẻ đến bạn đọc. Tuy nhiên, những thông tin trên chỉ mang tính tham khảo không được dùng thay thế chỉ định của bác sĩ. Do đó, khi có bất kỳ thắc mắc hay gặp vấn đề bất thường gì trong cơ thể, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn kỹ hơn về chế độ điều trị.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!