Nghị luận xã hội về thói vô trách nhiệm – Bài làm 1
Cuộc sống càng phát triển càng khiến con người ta trở nên thờ ơ với những gì vốn dĩ là quen thuộc, gần gũi, trước hết là bản thân mình sau đó là gia đình, xã hội, đó là biểu hiện của lối sống “vô trách nhiệm” rất đáng phê bình và lên án.
Trái lại với những người sống có tinh thần trách nhiệm, họ luôn cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ chính là học tập. Ở gia đình, họ luôn làm tròn bổn phận của một người con có hiếu với ông bà, cha mẹ. Ngoài xã hội họ là người công dân tốt, có ý thức bảo vệ môi trường, giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn, hoạn nạn và lên án những hành vi tiêu cực gây ảnh hưởng xấu. Bên cạnh đó, là những người có lối sống vô trách nhiệm.
Biểu hiện của lối sống vô trách nhiệm là việc sống buông thả với chính bản thân mình. Học sinh, sinh viên không chịu học tập, mà mải chơi điện tử, tham gia các tệ nạn xã hội dẫn tới việc suy thoái tư cách đạo đức và phẩm chất con người. Những trang báo mạng điện tử thường xuyên đăng những bài báo về các sự việc con cái bỏ rơi, đánh đập cha mẹ hoặc đuổi cha mẹ ra khỏi nhà. Đó là những người vô trách nhiệm với chính cha mẹ – những người đã sinh ra mình. Những lối sống đó là trái với chuẩn mực đạo đức xã hội. Trách nhiệm của cha mẹ là phải nuôi dạy con cái nên người và trách nhiệm của con cái là phải phục dưỡng, báo hiếu công lao của cha mẹ. Nếu ai đó làm trái với quy luật này sẽ bị xã hội lên án. Phải chăng những người đó họ mải chạy theo danh vọng, đồng tiền mà đánh mất chính mình, đánh mất những gì thân thuộc nhất đó là gia đình, cha mẹ. Họ sống ích kỉ và thờ ờ với mọi thứ xung quanh. Rồi họ sẽ nhận lại được gì, cũng là sự thờ ơ và coi thường của những người thân thiết với họ và của toàn xã hội và rồi họ cũng sẽ chẳng có gì trong tay khi họ chỉ còn một mình.
Lối sống vô trách nhiệm còn được biểu hiện rộng hơn ở việc chúng ta không biết quan tâm đến những người xung quanh, và hủy hoại môi trường. Ra đường gặp một người già đang qua đường, bạn không sẵn sàng giúp đỡ họ khi có thể. Gặp một người chỉ xin bạn 5 nghìn đi xe buýt do bị mất ví, bạn không nói gì và quay mặt đi. Bạn vừa đi học, vừa ăn kem rồi vứt vỏ ra đường. Mặc dù là người cuối cùng ra khỏi lớp nhưng bạn cũng không tắt điện vì bạn nghĩ đó không phải là việc của bạn,.. Rất nhiều những việc làm khác nữa thể hiện lối sống vô trách nhiệm. Những người có suy nghĩ và lối sống như vậy sẽ tạo nên văn hóa ứng xử không tốt gây ảnh hưởng đến mọi người xung quanh. Là người sống vô trách nhiệm bạn sẽ không thể hiện được trách nhiệm của người công dân khi sống trong xã hội và sẽ không bao giờ được nhận lại sự giúp đỡ từ người khác và bạn sẽ nhanh chóng bị cô lập.
Mỗi người chúng ta cần có nhận thức đúng đắn về suy nghĩ và lối sống có trách nhiệm. Bởi xã hội là một chuỗi các mối quan hệ, chúng ta không thể sống một mình mà phải phụ thuộc vào những người khác. Để khẳng định được giá trị bản thân, trước hết bạn phải sống có trách nhiệm với chính mình bằng cách nỗ lực cố gắng hoàn thiện mình, dám làm, dám chịu và luôn làm điều có ích, sau đó bạn phải có trách nhiệm với gia đình, luôn yêu thương, kính trọng ông bà, cha mẹ và làm tốt bổn phận của người con. Đối với xã hội, bạn cần có ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn của công và luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn. Có như vậy bạn mới trở thành người công dân tốt và cuộc sống của bạn mới có ý nghĩa.
Nghị luận xã hội về thói vô trách nhiệm – Bài làm 2
Cuộc sống hiện đại đang kéo con người vào nhịp sống nhanh, sống vội, sống cuồng nhiệt khiến cho khoảng cách cũng như mối quan hệ như bị kéo dãn ra. Có nhiều biểu hiện sai trái, lệch lạc cũng xuất phát từ lối sống này. Một trong những lối sống đang lên án chính là thói vô trách nhiệm.
Thói vô trách nhiệm được hiểu là sự hờ hững, không quan tâm, không có trách nhiệm với việc làm của mình và của người khác. Trong cuộc sống hiện nay thói vô trách nhiệm đang hiển hiện và ngày càng gia tăng. Bạn vô trách nhiệm với chính bản thân mình, vô trách nhiệm với bạn bè, với gia đình và với nhiều mối quan hệ khác. Thói sống này ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của bạn và của nhiều người xung quanh.
Khi sống trong một gia đình, lúc còn bé thì ba mẹ có trách nhiệm nuôi con cái trưởng thành. Sau này con cái khôn lớn, tự lập, tự lo cho cuộc sống của chính mình; ba mẹ đã về già thì con cái phải có trách nhiệm phụng dưỡng ba mẹ. Đây là nền nếp văn hóa vẫn được phát huy và gìn giữ trong mỗi gia đình.
Hơn hết việc có trách nhiệm không chỉ là với người khác, mà nó còn là phải có trách nhiệm với chính bản thân mình. Có trách nhiệm với bản thân mình được hiểu là những suy nghĩ và hành động của bản thân luôn ở trong chế độ có kiểm soát.
Mở rộng hơn nữa còn là có trách nhiệm với những người xung quanh mình. Đây là điều mà hiện nay rất nhiều người đã bị guồng quay cuộc sống quá phức tạp cuốn đi mất. Họ sống thờ ơ, dửng dưng, vô trách nhiệm không chỉ với người khác mà còn với chính bản thân mình.
Ở lứa tuổi thanh niên, lối sống vô trách nhiệm với bản thân xuất hiện rất nhiều. Những hành vi, hành động của tuổi trẻ không được kiểm soát sẽ dẫn đến nhiều hậu quả sai lầm về sau. Một ví dụ điển hình cho thói vô trách nhiệm này là việc các cặp đôi yêu nhau hiện nay không có trách nhiệm với những hành động của mình. Việc sống thử với nhau khi yêu, rồi mang bầu, mọi chuyện được giải quyết bằng cách phá bỏ cái thai trong bụng. Đây chính là hành động vô trách nhiệm, sai lầm lớn khiến cho cuộc đời bạn về sau phải hối hận.
Hiện nay, rất nhiều người đang sống ích kỷ, thờ ơ, lạnh nhạt, vô trách nhiệm với những người ở xung quanh mình. Nó đã để lại nhiều hậu quả mà chính bản thận họ sau này mới nhận ra. Trong những năm gần đây, cư dân mạng đang nhức nhối tình hình bố mẹ bỏ con cái ở cổng chùa, ở rừng; con cái đuổi bố mẹ ra khỏi nhà, không cho ăn, phải đi lang thang. Thực tế đau lòng này khiến cho chúng ta mất niềm tin vào con người. Chúng ta sống với nhau cần phải có trách nhiệm với nhau nhưng họ lại vô trách nhiệm như thế thì khác nào đang tự đẩy cuộc sống của mình vào sai lầm.
Hậu quả của lối sống vô trách nhiệm rất rặng nề. Có rất nhiều người cần chúng ta giúp đỡ ở ngoài kia nhưng chúng ta lại làm ngơ, ngó lơ, cứ lạnh lùng bước qua. Có thể hôm nay chúng ta đi qua một khu chợ sầm uất và bắt gặp cảnh tượng hai bà cháu đang ngửa chiếc nón rách để xin tiền về qua. Và chúng ta đã bước qua, chỉ ngoái nhìn và không làm gì. Đây chẳng phải là vô trách nhiệm, thờ ơ trước khó khăn của người khác hay sao.
Khi cuộc sống quá nhanh, con người cạnh tranh khốc liệt với nhau, tranh giành địa vị, chức quyền và chúng ta đã quên mất trách nhiệm với bản thân và với những người xung quanh. Khi sống có trách nhiệm, chúng ta sẽ được nhiều người yêu mến và kính trọng.
Mỗi người chúng ta là một cá thể đặc biệt tạo nên xã hội. Chúng ta cần phải sống có trách nhiệm để có thể xây dựng một xã hội phát triển lành mạnh hơn. Đây là điều cần thiết mà mỗi người cần phải rèn luyện.
Nghị luận xã hội về thói vô trách nhiệm – Bài làm 3
Cuộc sống càng phát triển càng khiến con người ta trở nên thờ ơ với những gì vốn dĩ là quen thuộc, gần gũi, trước hết là bản thân mình sau đó là gia đình, xã hội, đó là biểu hiện của lối sống “vô trách nhiệm” rất đáng phê bình và lên án.
Trái lại với những người sống có tinh thần trách nhiệm, họ luôn cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ chính là học tập. Ở gia đình, họ luôn làm tròn bổn phận của một người con có hiếu với ông bà, cha mẹ. Ngoài xã hội họ là người công dân tốt, có ý thức bảo vệ môi trường , giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn, hoạn nạn và lên án những hành vi tiêu cực gây ảnh hưởng xấu. Bên cạnh đó, là những người có lối sống vô trách nhiệm.
Biểu hiện của lối sống vô trách nhiệm là việc sống buông thả với chính bản thân mình. Học sinh, sinh viên không chịu học tập, mà mải chơi điện tử, tham gia các tệ nạn xã hội dẫn tới việc suy thoái tư cách đạo đức và phẩm chất con người. Những trang báo mạng điện tử thường xuyên đăng những bài báo về các sự việc con cái bỏ rơi, đánh đập cha mẹ hoặc đuổi cha mẹ ra khỏi nhà. Đó là những người vô trách nhiệm với chính cha mẹ – những người đã sinh ra mình. Những lối sống đó là trái với chuẩn mực đạo đức xã hội. Trách nhiệm của cha mẹ là phải nuôi dạy con cái nên người và trách nhiệm của con cái là phải phục dưỡng, báo hiếu công lao của cha mẹ. Nếu ai đó làm trái với quy luật này sẽ bị xã hội lên án. Phải chăng những người đó họ mải chạy theo danh vọng, đồng tiền mà đánh mất chính mình, đánh mất những gì thân thuộc nhất đó là gia đình, cha mẹ. Họ sống ích kỉ và thờ ờ với mọi thứ xung quanh. Rồi họ sẽ nhận lại được gì, cũng là sự thờ ơ và coi thường của những người thân thiết với họ và của toàn xã hội và rồi họ cũng sẽ chẳng có gì trong tay khi họ chỉ còn một mình.
Lối sống vô trách nhiệm còn được biểu hiện rộng hơn ở việc chúng ta không biết quan tâm đến những người xung quanh, và hủy hoại môi trường. Ra đường gặp một người già đang qua đường, bạn không sẵn sàng giúp đỡ họ khi có thể. Gặp một người chỉ xin bạn 5 nghìn đi xe buýt do bị mất ví, bạn không nói gì và quay mặt đi. Bạn vừa đi học, vừa ăn kem rồi vứt vỏ ra đường. Mặc dù là người cuối cùng ra khỏi lớp nhưng bạn cũng không tắt điện vì bạn nghĩ đó không phải là việc của bạn,..Rất nhiều những việc làm khác nữa thể hiện lối sống vô trách nhiệm. Những người có suy nghĩ và lối sống như vậy sẽ tạo nên văn hóa ứng xử không tốt gây ảnh hưởng đến mọi người xung quanh. Là người sống vô trách nhiệm bạn sẽ không thể hiện được trách nhiệm của người công dân khi sống trong xã hội và sẽ không bao giờ được nhận lại sự giúp đỡ từ người khác và bạn sẽ nhanh chóng bị cô lập.
Mỗi người chúng ta cần có nhận thức đúng đắn về suy nghĩ và lối sống có trách nhiệm. Bởi xã hội là một chuỗi các mối quan hệ, chúng ta không thể sống một mình mà phải phụ thuộc vào những người khác. Để khẳng định được giá trị bản thân, trước hết bạn phải sống có trách nhiệm với chính mình bằng cách nỗ lực cố gắng hoàn thiện mình, dám làm, dám chịu và luôn làm điều có ích, sau đó bạn phải có trách nhiệm với gia đình, luôn yêu thương, kính trọng ông bà, cha mẹ và làm tốt bổn phận của người con. Đối với xã hội, bạn cần có ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn của công và luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn. Có như vậy bạn mới trở thành người công dân tốt và cuộc sống của bạn mới có ý nghĩa.
Nghị luận xã hội về thói vô trách nhiệm – Bài làm 4
Hằng ngày đi trên các ngả đường người ta gặp nhiều bích chương ngợi ca, bích chương cảnh báo, hình ảnh cảnh báo ở nhiều phương diện nhưng quả thật ít thấy bích chương hình ảnh nào cảnh báo thói vô trách nhiệm của những cá nhân, hoặc một tập thể nào đó trong khi nó “như một thứ a-xít vô hình, thói vô trách nhiệm ở mỗi cá nhân có thể ăn mòn cả một xã hội”.
Ý kiến này đề cập đến mối nguy hại ngấm ngầm rất cần cảnh giác của thói vô trách nhiệm; nó xuất phát từ mỗi cá nhân nhưng lại gây hậu quả to lớn đối với toàn xã hội. Về thực chất, ý kiến này là sự cảnh báo về một vấn nạn đạo đức mang tính thời sự; thói vô trách nhiệm và hậu quả khôn lường của nó.
Tinh thần trách nhiệm là ý thức nỗ lực nhằm hoàn thành tốt những phận sự của mình. Nó được biểu hiện cụ thể, sống động trong ba mối quan hệ cơ bản: giữa cá nhân với gia đình, cá nhân với toàn xã hội và cá nhân với bản thân mình. Tinh thần trách nhiệm là một phẩm chất cao đẹp, một thước đo giá trị con người, là cơ sở để xây dựng hạnh phúc của mỗi gia đình; đồng thời tinh thần trách nhiệm cũng góp phần quan trọng tạo nên quan hệ xã hội tốt đẹp, thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Hình ảnh cô cảnh sát giao thông đưa người già qua đường giữa làn xe tấp nập ở cung đường Nam Kỳ Khởi nghĩa – Võ Thị Sáu ở Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh mà các cơ quan thông tấn báo chí gần đây đưa tin là những hình ảnh thật đẹp về tinh thần trách nhiệm. Rõ ràng đó là những hình ảnh đẹp, nó toát ra từ nhân phẩm của cá nhân được rèn luyện nghiêm túc. Dù phải sống cùng với căn bệnh ung thư xương đang di căn từng ngày vào cơ thế nhưng sinh viên Nguyễn Thị Ngọc Hân vẫn sống đẹp dù trong tuyệt vọng. Với cánh tay phải, Hân vẫn miệt mài hàng giờ bên tờ báo tường của lớp, nắn nót từng nét chữ tươi rói màu mực cho ngày lễ 20-11 của lớp trọn vẹn. Những đêm khuya, bà Trần Thị Tư – mẹ Hân – canh cánh trong lòng khi con gái vẫn ngồi bên bàn viết miệt mài với những bài văn, con toán của năm cuối cấp. Hân ngồi lặng lẽ trên phản, trở mình với từng trang giấy được lật, bài học không bỏ phí một ngày. Đó chính là một biểu tượng về tinh thần trách nhiệm với chính bản thân mình, không gục ngã trước nghịch cảnh dù đời sống của Ngọc Hân chẳng còn bao lâu nữa. Hình như em đã đang ở cuối con đường.
Bên cạnh những nhân phẩm cao đẹp về trách nhiệm sống thì vẫn còn đâu đó thói vô trách nhiệm làm bức xúc dư luận xã hội.
Thói vô trách nhiệm là biểu hiện của lối sống phi đạo đức, thể hiện ở ý thức và hành động không làm tròn phận sự của mình đối với xã hội, gia đình và bản thân, gây nên những hậu quả tiêu cực. Hiện nay, do nhiều nguyên nhân khác nhau, lối sống ấy đang khá phổ biến, trở thành một vấn nạn trong xã hội. Những cán bộ có tài và có chức vụ cao ở huyện Hóc Môn và Gò Vấp đã và đang ra vòng móng ngựa thời gian vừa qua. Những khi còn tại vị chắc họ đã từng giáo huấn nhiều vấn đề đạo đức, trách nhiệm cho cán bộ cấp dưới, cho dân chúng địa phương nhưng rồi cuối cùng họ trở thành tội phạm tham ô. Thói vô trách nhiệm và đạo đức giả ấy làm băng hoại đạo đức con người, gây tổn hại hạnh phúc gia đình, gây tổn thất cho cộng đồng, kìm hãm sự phát triển và tiến bộ của xã hội.
Chúng ta có cuộc sống thanh bình hơn 30 năm qua là phải đổi biết bao máu xương của cha, ông, của các anh hùng đã ngã xuống cho Tổ quốc này. Chúng ta cần phải “sống sao cho khỏi phải xót xa ân hận” để xứng đáng với những hi sinh của thế hệ đi trước và sự kỳ vọng tha thiết của những người ngã xuống cho quê hương. Trách nhiệm sống của mỗi chúng ta là luôn rèn luyện nhân phẩm, năng lực tri thức để làm cho xã hội ngày càng phồn vinh, trong đó cần tuyên chiến một cách dũng cảm nhất với thói vô trách nhiệm và lối sống đạo đức giả.
Nghị luận xã hội về thói vô trách nhiệm – Bài làm 5
“Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất …….. Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời…”
Không hiểu sao mỗi lần đọc những câu thơ này của Xuân Diệu tôi lại thấy day dứt khôn nguôi. Thời gian không ngừng chảy trôi con người ta xuất hiện một lần trong đời rồi lại ra đi mãi mãi vào cõi vĩnh hằng. Trong cái ngắn ngủi của tuổi xuân cái hữu hạn mỏng manh của đời người, đã bao giờ bạn tự hỏi. Ta sống hay đang tồn tại? Ta sống có trách nhiệm hay vô trách nhiệm với cuộc đời này? Và khi trả lời được câu hỏi đó thì cũng có nghĩa là bạn đã chọn được cho mình một cuộc sống đẹp, có ý nghĩa.
Chúng ta đều biết tinh thần trách nhiệm và thói vô trách nhiệm thuộc phạm trù đạo đức, chúng đối lập nhau, thể hiện cách sống, lối sống của mỗi người trong mối quan hệ với cộng đồng. Nếu tinh thần trách nhiệm là ý thức và nỗ lực hoàn thành tốt những phận sự của mình đối với gia đình, xã hội thì thói vô trách nhiệm lại là ý thức và hành động không làm tròn phận sự của mình đối với xã hội, gia đình và bản thân gây nên những hậu quả vô cùng nghiêm trọng.
Tinh thần trách nhiệm được biểu hiện cụ thể, sống động trong ba mối quan hệ cơ bản. Trước hết là trách nhiệm của cá nhân với gia đình. Trách nhiệm làm cha, làm mẹ, làm con…trong gia đình. Cha mẹ phải có trách nhiệm nuôi dạy con cái thành công dân tốt, con cháu phải có hiếu kính trọng ông, bà, cha, mẹ. Mỗi cá nhân phải biết yêu thương, sẻ chia gắng sức xây dựng gia đình hạnh phúc. Đó là trách nhiệm của cá nhân với xã hội: phải làm tròn trách nhiệm của công đân với đất nước, trách nhiệm của cá nhân với cộng đồng, phải biết đặt quyền lợi tập thể lên trên lợi ích cá nhân, phải biết cống hiến, hi sinh… Đó là trách nhiệm của cá nhân với bản thân, thực hiện các hành vi của mình theo các chuẩn mực xã hội, có lối sống lành mạnh, không ngừng phấn đấu học hỏi rèn luyện bản thân. Trong cuộc sống đã có biết bao tấm gương được người người ngưỡng mộ vì cách sống đầy tinh thần trách nhiệm với đời. Cảm ơn những người nổi tiếng trên thế giới như Các Mác, Ăng Ghen, Ê Đi Sơn, Niu Tơn, Đác Uyn …vì nhờ có họ mà thế giới này không chìm trong bóng tối của bất công và lạc hậu. Ta khâm phục biết mấy hình ảnh giáo sư Ngô Bảo Châu lặng lẽ nghiên cứu toán học để chứng minh “Bố đề cơ bản chương trình Lang lands”, bố đề cơ bản đã tồn tại hơn 30 năm mà chưa ai có thể chứng minh được. Sự cống hiến không mệt mỏi ấy đã đưa giáo sư tới thềm vinh quang, đạt được giải thưởng toán học danh giá nhất trên thế giới. Ta cảm phục biết bao trước Nik Vujicic, người không chân không tay, đã truyền cảm hứng sống, nghị lực sống cho triệu triệu người trên thế giới với câu nói nỏi tiếng: “Tôi không có tay để chạm vào người khác nhưng trái tim tôi có thể chạm vào người tôi yêu”. Đó quả là những con người sống thật đáng sống!
Như vậy tinh thần trách nhiệm là một phẩm chất cao đẹp, là thước đo giá trị con người, là cơ sở để xây dựng hạnh phúc. Đồng thời tinh thần trách nhiệm cũng góp phần tạo nên quan hệ xã hội tốt đẹp thúc đẩy sự tiến bộ. Tinh thần trách nhiệm là biểu hiện của lối sống đẹp rất đáng ca ngợi!
Nhưng cũng thật đáng sợ biết bao trước thực tế trong xã hội đó là không ít người đánh mất hai từ “trách nhiệm”. Phải chăng vì lối sống vị kỉ chạy theo vòng xoáy của đồng tiền, của danh lợi mà họ đã đánh mất mình, trở thành cái bóng lay lắt trên dòng thời gian. Vô trách nhiệm là không dành tình thương trách nhiệm cho gia đình, không làm tròn những bổn phận của mình trong gia đình. Vô trách nhiệm là sống ích kỉ, bàng quan, chỉ “nhận” mà không biết “cho”, không có ý thức dựng xây một xã hội phồn vinh. Vô trách nhiệm còn là không nghiêm khắc với bản thân, sống hoài, sống phí, buông thả theo những cám dỗ cuộc sống. Trong gia đình một người chồng thiếu tinh thần trách nhiệm thì chắc chắn gia đình ấy không hạnh phúc. Ngoài xã hội nhiều người vô trách nhiệm sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường. Ai là người đứng sau vụ việc xả nước thải ra sông Thị Vải ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng ngàn hộ dân? Ai là người có trách nhiệm với sự ồn ào của VinaSinh? Vì sự tắc trách, vô trách nhiệm của bác sĩ đã dẫn đến cái chết đau thương tức tưởi của bốn sản phụ ở Quảng Ngãi? Đó phải chăng là: “Những điều trông thây mà đau đớn lòng” sao? Những con người ấy lành lặn về thể xác nhưng lại có trái tim tật nguyền.
Bởi thế cho nên, thói vô trách nhiệm chính là một biểu hiện của lối sống phi đạo đức. Lối sống ấy làm băng hoại đạo đức con người, gây tổn hại hạnh phúc gia đình, gây tổn thất cho cộng đồng và kìm hãm sự phát triển của xã hội. Đúng là như một thứ axit vô hình, thói vô trách nhiệm của cá nhân có thể ăn mòn cả xã hội. Đây là lối sống đáng lên án, phê phán.
Mỗi chúng ta cần phải nhận thức sâu sắc rằng: Tinh thần trách nhiệm là thước đo phẩm giá con người. Từ đó mà không ngừng nâng cao ý thức trách nhiệm của mình trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, bên cạnh đó cũng cần ý thức rõ tác hại của thói vô trách nhiệm trong cuộc sống. Đó cũng là thái độ sống có trách nhiệm của mọi người trong xã hội văn minh.
Hãy nhớ rằng, thói vô trách nhiệm ở đâu cũng là một điều đáng sợ. “Như một thứ a-xít vô hình, thói vô trách nhiệm của cá nhân có thể ăn mòn cả một xã hội”. Đừng để thứ a xít đó ăn mòn chúng ta, biến chúng ta thành “đời thừa”, “sống mòn” trong cuộc đời này bởi: “Con người ta sinh ra trên đời không phải để là hạt cát vô danh tan biến vào cõi hư vô. Người ta sinh ra là để in dấu trên mặt đất và in dấu trong trái tim mỗi người” (Xu – khôm – lin – xki).
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!