1000 câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 12 có đáp án | Trắc nghiệm Địa Lí 12 ôn thi THPT Quốc gia năm 2021

Nhằm mục đích giúp học sinh có thêm tài liệu trắc nghiệm Địa Lí lớp 12 ôn thi THPT Quốc gia năm 2021, loạt bài 1000 Bài tập trắc nghiệm Địa Lí 12 và Câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 12 có đáp án được biên soạn bám sát nội dung từng bài, từng chương trong sách giáo khoa Địa Lí 12 với các câu hỏi trắc nghiệm đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao.

Mục lục Bài tập trắc nghiệm Địa Lí 12

(mới) Bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 12 năm 2021 mới nhất

  • Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 2 có đáp án năm 2021 mới nhất
  • Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 6 có đáp án năm 2021 mới nhất
  • Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 7 có đáp án năm 2021 mới nhất
  • Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 8 có đáp án năm 2021 mới nhất
  • Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 9 có đáp án năm 2021 mới nhất
  • Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 10 có đáp án năm 2021 mới nhất
  • Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 11 có đáp án năm 2021 mới nhất
  • Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 12 có đáp án năm 2021 mới nhất
  • Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 14 có đáp án năm 2021 mới nhất
  • Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 15 có đáp án năm 2021 mới nhất
  • Trắc nghiệm Địa Lí 12 Chương 1 có đáp án năm 2021 mới nhất
  • Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 16 có đáp án năm 2021 mới nhất
  • Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 17 có đáp án năm 2021 mới nhất
  • Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 18 có đáp án năm 2021 mới nhất
  • Trắc nghiệm Địa Lí 12 Chương 2 có đáp án năm 2021 mới nhất
  • Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 20 có đáp án năm 2021 mới nhất
  • Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 21 có đáp án năm 2021 mới nhất
  • Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 22 có đáp án năm 2021 mới nhất
  • Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 24 có đáp án năm 2021 mới nhất
  • Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 25 có đáp án năm 2021 mới nhất
  • Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 26 có đáp án năm 2021 mới nhất
  • Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 27 có đáp án năm 2021 mới nhất
  • Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 28 có đáp án năm 2021 mới nhất
  • Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 30 có đáp án năm 2021 mới nhất
  • Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 31 có đáp án năm 2021 mới nhất
  • Trắc nghiệm Địa Lí 12 Chương 3 có đáp án năm 2021 mới nhất
  • Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 32 có đáp án năm 2021 mới nhất
  • Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 33 có đáp án năm 2021 mới nhất
  • Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 35 có đáp án năm 2021 mới nhất
  • Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 36 có đáp án năm 2021 mới nhất
  • Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 37 có đáp án năm 2021 mới nhất
  • Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 39 có đáp án năm 2021 mới nhất
  • Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 41 có đáp án năm 2021 mới nhất
  • Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 42 có đáp án năm 2021 mới nhất
  • Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 43 có đáp án năm 2021 mới nhất
  • Trắc nghiệm Địa Lí 12 Chương 4 có đáp án năm 2021 mới nhất

Chương 1: Địa lí tự nhiên

  • Trắc nghiệm Bài 1: Việt Nam trên con đường đổi mới và hội nhập
  • Trắc nghiệm Bài 1 (mức độ vận dụng)
  • Trắc nghiệm Bài 2: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
  • Trắc nghiệm Bài 2: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ (tiếp)
  • Trắc nghiệm Bài 2: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ (tiếp theo)
  • Trắc nghiệm Bài 2 (mức độ vận dụng)
  • Trắc nghiệm Bài 4: Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ
  • Trắc nghiệm Bài 4: Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ (tiếp theo)
  • Trắc nghiệm Bài 5: Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ (tiếp theo)
  • Trắc nghiệm Bài 5: Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ (tiếp theo) (tiếp)
  • Trắc nghiệm Bài 6: Đất nước nhiều đồi núi
  • Trắc nghiệm Bài 6: Đất nước nhiều đồi núi(tiếp)
  • Trắc nghiệm Bài 6: Đất nước nhiều đồi núi (tiếp theo)
  • Trắc nghiệm Bài 6 (mức độ vận dụng)
  • Trắc nghiệm Bài 7: Đất nước có nhiều đồi núi (tiếp theo)
  • Trắc nghiệm Bài 7: Đất nước có nhiều đồi núi (tiếp theo) (tiếp)
  • Trắc nghiệm Bài 7: Đất nước có nhiều đồi núi (tiếp theo) (tiếp 1)
  • Trắc nghiệm Bài 7 (mức độ vận dụng)
  • Trắc nghiệm Bài 8: Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển
  • Trắc nghiệm Bài 8: Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển (tiếp theo)
  • Trắc nghiệm Bài 8 (mức độ vận dụng)
  • Trắc nghiệm Bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
  • Trắc nghiệm Bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (tiếp 1)
  • Trắc nghiệm Bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (tiếp 2)
  • Trắc nghiệm Bài 9 (mức độ vận dụng)
  • Trắc nghiệm Bài 10: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (tiếp theo)
  • Trắc nghiệm Bài 10: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (tiếp theo 1)
  • Trắc nghiệm Bài 10: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (tiếp theo 2)
  • Trắc nghiệm Bài 10 (mức độ vận dụng)
  • Trắc nghiệm Bài 11: Thiên nhiên phân hóa đa dạng
  • Trắc nghiệm Bài 11: Thiên nhiên phân hóa đa dạng (tiếp)
  • Trắc nghiệm Bài 11: Thiên nhiên phân hóa đa dạng (tiếp theo)
  • Trắc nghiệm Bài 11 (mức độ vận dụng)
  • Trắc nghiệm Bài 12: Thiên nhiên phân hóa đa dạng (tiếp theo)
  • Trắc nghiệm Bài 12: Thiên nhiên phân hóa đa dạng (tiếp theo 1)
  • Trắc nghiệm Bài 12: Thiên nhiên phân hóa đa dạng (tiếp theo 2)
  • Trắc nghiệm Bài 12 (mức độ vận dụng)
  • Trắc nghiệm Bài 13: Thực hành: Đọc bản đồ địa hình và điền vào lược đô một số dãy núi và đỉnh núi
  • Trắc nghiệm Bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
  • Trắc nghiệm Bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (tiếp theo)
  • Trắc nghiệm Bài 14 (mức độ vận dụng)
  • Trắc nghiệm Bài 15: Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai
  • Trắc nghiệm Bài 15: Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai (tiếp theo)
  • Trắc nghiệm Bài 15 (mức độ vận dụng)

Chương 2: Địa lí dân cư

  • Trắc nghiệm Bài 16: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư ở nước ta
  • Trắc nghiệm Bài 16: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư ở nước ta (tiếp)
  • Trắc nghiệm Bài 16: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư ở nước ta (tiếp theo)
  • Trắc nghiệm Bài 16 (mức độ vận dụng)
  • Trắc nghiệm Bài 17: Lao động và việc làm
  • Trắc nghiệm Bài 17: Lao động và việc làm (tiếp)
  • Trắc nghiệm Bài 17: Lao động và việc làm (tiếp theo)
  • Trắc nghiệm Bài 17 (mức độ vận dụng)
  • Trắc nghiệm Bài 18: Đô thị hóa
  • Trắc nghiệm Bài 18: Đô thị hóa (tiếp)
  • Trắc nghiệm Bài 18: Đô thị hóa (tiếp theo)
  • Trắc nghiệm Bài 18 (mức độ vận dụng)
  • Trắc nghiệm Bài 19: Thực hành: Vẽ biểu đồ và phân tích sự phân hóa về thu nhập bình quân theo đầu người giữa các vùng

Chương 3: Địa lí kinh tế

  • Trắc nghiệm Bài 20: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
  • Trắc nghiệm Bài 20: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (tiếp 1)
  • Trắc nghiệm Bài 20: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (tiếp 2)
  • Trắc nghiệm Bài 20: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (tiếp 3)
  • Trắc nghiệm Bài 20 (mức độ vận dụng)
  • Trắc nghiệm Bài 21: Đặc điểm về nền nông nghiệp nước ta
  • Trắc nghiệm Bài 21: Đặc diểm về nềm nông nghiệp nước ta (tiếp)
  • Trắc nghiệm Bài 21: Đặc diểm về nềm nông nghiệp nước ta (tiếp theo)
  • Trắc nghiệm Bài 21 (mức độ vận dụng)
  • Trắc nghiệm Bài 22: Vấn đề phát triển nông nghiệp
  • Trắc nghiệm Bài 22: Vấn đề phát triển nông nghiệp (tiếp 1)
  • Trắc nghiệm Bài 22: Vấn đề phát triển nông nghiệp (tiếp 2)
  • Trắc nghiệm Bài 22 (mức độ vận dụng)
  • Trắc nghiệm Bài 22 (mức độ vận dụng tiếp)
  • Trắc nghiệm Bài 23: Thực hành: Phân tích sự chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt (bài 1)
  • Trắc nghiệm Bài 23: Thực hành: Phân tích sự chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt (bài 2)
  • Trắc nghiệm Bài 24: Vấn đề phát triển ngành thủy sản và lâm nghiệp
  • Trắc nghiệm Bài 24: Vấn đề phát triển ngành thủy sản và lâm nghiệp (tiếp)
  • Trắc nghiệm Bài 24: Vấn đề phát triển ngành thủy sản và lâm nghiệp (tiếp theo)
  • Trắc nghiệm Bài 24 (mức độ vận dụng)
  • Trắc nghiệm Bài 25: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
  • Trắc nghiệm Bài 25: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp (tiếp)
  • Trắc nghiệm Bài 25: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp (tiếp theo)
  • Trắc nghiệm Bài 25 (mức độ vận dụng)
  • Trắc nghiệm Bài 26: Cơ cấu ngành công nghiệp
  • Trắc nghiệm Bài 26: Cơ cấu ngành công nghiệp (tiếp)
  • Trắc nghiệm Bài 26: Cơ cấu ngành công nghiệp (tiếp theo)
  • Trắc nghiệm Bài 26 (mức độ vận dụng)
  • Trắc nghiệm Bài 27: Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm
  • Trắc nghiệm Bài 27: Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm (tiếp 1)
  • Trắc nghiệm Bài 27: Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm (tiếp 2)
  • Trắc nghiệm Bài 27: Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm (tiếp 3)
  • Trắc nghiệm Bài 27 (mức độ vận dụng)
  • Trắc nghiệm Bài 28: Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp
  • Trắc nghiệm Bài 28: Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp (tiếp)
  • Trắc nghiệm Bài 28: Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp (tiếp theo)
  • Trắc nghiệm Bài 28 (mức độ vận dụng)
  • Trắc nghiệm Bài 29: Thực hành: Vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp (bt1)
  • Trắc nghiệm Bài 29: Thực hành: Vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp (bt2)
  • Trắc nghiệm Bài 30: Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc
  • Trắc nghiệm Bài 30: Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc (tiếp)
  • Trắc nghiệm Bài 30: Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc (tiếp theo)
  • Trắc nghiệm Bài 30 (mức độ vận dụng)
  • Trắc nghiệm Bài 31: Vấn đề phát triển thương mại, du lịch
  • Trắc nghiệm Bài 31: Vấn đề phát triển thương mại, du lịch (tiếp)
  • Trắc nghiệm Bài 31: Vấn đề phát triển thương mại, du lịch (tiếp theo)
  • Trắc nghiệm Bài 31 (mức độ vận dụng)

Chương 4: Địa lí các vùng kinh tế

  • Trắc nghiệm Bài 32: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ
  • Trắc nghiệm Bài 32: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ (tiếp)
  • Trắc nghiệm Bài 32: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ (tiếp theo)
  • Trắc nghiệm Bài 32 (mức độ vận dụng)
  • Trắc nghiệm Bài 33: Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng Bằng sông Hồng
  • Trắc nghiệm Bài 33: Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng Bằng sông Hồng (tiếp)
  • Trắc nghiệm Bài 33 (mức độ vận dụng)
  • Trắc nghiệm Bài 35: Vấn đề phát triển kinh tế-xã hội ở Trung Bộ
  • Trắc nghiệm Bài 35: Vấn đề phát triển kinh tế-xã hội ở Trung Bộ (tiếp)
  • Trắc nghiệm Bài 35: Vấn đề phát triển kinh tế-xã hội ở Trung Bộ (tiếp theo)
  • Trắc nghiệm Bài 35 (mức độ vận dụng)
  • Trắc nghiệm Bài 36: Vấn đề phát triển kinh tế-xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ
  • Trắc nghiệm Bài 36: Vấn đề phát triển kinh tế-xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ (tiếp)
  • Trắc nghiệm Bài 36: Vấn đề phát triển kinh tế-xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ (tiếp theo)
  • Trắc nghiệm Bài 36 (mức độ vận dụng)
  • Trắc nghiệm Bài 37: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
  • Trắc nghiệm Bài 37: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên (tiếp)
  • Trắc nghiệm Bài 37: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên(tiếp theo)
  • Trắc nghiệm Bài 37 (mức độ vận dụng)
  • Trắc nghiệm Bài 38: Thực hành: So sánh về cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn giữa vùng Tây Nguyên với Trung du và miền núi Bắc Bộ (bai 1)
  • Trắc nghiệm Bài 38: Thực hành: So sánh về cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn giữa vùng Tây Nguyên với Trung du và miền núi Bắc Bộ (bai 2)
  • Trắc nghiệm Bài 39: Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ
  • Trắc nghiệm Bài 39: Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ (tiếp)
  • Trắc nghiệm Bài 39: Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ(tiếp theo)
  • Trắc nghiệm Bài 39 (mức độ vận dụng)
  • Trắc nghiệm Bài 40: Thực hành: Phân tích tình hình phát triển công nghiệp ở Đông Nam Bộ
  • Trắc nghiệm Bài 40: Thực hành: Phân tích tình hình phát triển công nghiệp ở Đông Nam Bộ (tiếp)
  • Trắc nghiệm Bài 41: Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long
  • Trắc nghiệm Bài 41: Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long (tiếp)
  • Trắc nghiệm Bài 41: Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long (tiếp theo)
  • Trắc nghiệm Bài 41 (mức độ vận dụng)
  • Trắc nghiệm Bài 42: Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo
  • Trắc nghiệm Bài 42: Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo (tiếp)
  • Trắc nghiệm Bài 42 (mức độ vận dụng)
  • Trắc nghiệm Bài 43: Các vùng kinh tế trọng điểm
  • Trắc nghiệm Bài 43: Các vùng kinh tế trọng điểm (tiếp)
  • Trắc nghiệm Bài 43 (mức độ vận dụng)

Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 2 có đáp án năm 2021

Câu 1: Nước ta nằm ở vị trí:

A. rìa phía Đông của bán đảo Đông Dương

B. rìa phía Tây của bán đảo Đông Dương.

C. trung tâm châu Á

D. phía đông Đông Nam Á

Đáp án: Nước ta nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 2: Nằm ở rìa phía Đông của bán đảo Đông Dương là nước:

A. Lào

B. Campuchia

C. Việt Nam

D. Mi-an-ma

Đáp án: Bán đảo Đông Dương gồm có 3 nước, đó là Việt Nam, Lào và Campuchia. Việt Nam là nước nằm phía Đông của bán đảo này.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 3: Điểm cực Bắc của nước ta là xã Lũng Cú thuộc tỉnh:

A. Cao Bằng

B. Hà Giang

C. Yên Bái

D. Lạng Sơn

Đáp án: Điểm cực Bắc nước ta ở vĩ độ 23023’B tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 4: Vị trí địa lí của nước ta là:

A. nằm ở phía Đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á

B. nằm ở phía Tây bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á

C. nằm ở phía Đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực châu Á

D. nằm ở phía Tây bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực châu Á

Đáp án: Nước ta có vị trí địa lí nằm ở rìa phía Đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á, trong khu vực nội chí tuyến có gió mùa điển hình của châu Á và trong khu vực có nền kinh tế năng động của thế giới.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 5: Điểm cực Đông của nước ta là xã Vạn Thạnh thuộc tỉnh:

A. Ninh Thuận

B. Khánh Hòa

C. Đà Nẵng

D. Phú Yên

Đáp án: Điểm cực Đông nước ta ở vĩ độ l09024’Đ tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 6: Ở tỉnh Khánh Hòa có một đặc điểm tự nhiên rất đặc biệt là:

A. Là tỉnh duy nhất có nhiều đảo

B. Là tỉnh có điểm cực Đông nước ta

C. Là tỉnh có nhiều hải sản nhất

D. Là tỉnh có nhiều than nhất

Đáp án: Điểm cực Đông nước ta ở vĩ độ l09024’Đ tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Khoáng sản than và có nhiều đảo nhất là tỉnh Quảng Ninh còn thủy sản nhiều nhất là các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 7: Đâu không phải là đặc điểm của vị trí địa lí nước ta:

A. vừa gắn liền với lục địa Á – Âu, vừa tiếp giáp với Thái Bình Dương.

B. nằm trên các tuyến đường giao thông hàng hải, đường bộ, đường hàng không quốc

C. trong khu vực có nền kinh tế năng động của thế giới.

D. nằm ở trung tâm của châu Á.

Đáp án: Nước ta nằm ở rìa phía đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á ⇒ Đặc điểm “nằm ở trung tâm khu vực châu Á” là không đúng.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 8: Nước ta nằm ở vị trí:

A. rìa phía Đông của bán đảo Đông Dương

B. trên bán đảo Ấn Độ.

C. phía đông Đông Nam Á

D. trung tâm châu Á – Thái Bình Dương.

Đáp án: Nước ta nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 9: Đặc điểm nào sau đây không đúng với lãnh thổ nước ta

A. Nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới nửa cầu Bắc

B. Nằm trọn trong múi giờ số 8

C. Nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

D. Nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của gió Mậu dịch.

Đáp án: Đại bộ phận lãnh thổ nước ta nằm trong khu vực múi giờ thứ 7.

⇒ Đáp án “nằm hoàn toàn trong múi giờ số 8” là sai.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 10: Nước ta nằm trong múi giờ thứ mấy?

A. 5

B. 6

C. 7

D. 8

Đáp án: Nước ta nằm hoàn toàn ở nửa cầu Bắc, trong khu vực có hoạt động thường xuyên quanh năm của gió Tín phong, nằm trong khu vực có gió mùa điển hình của châu Á và nằm trong múi giờ số 7 (giờ GMT).

Đáp án cần chọn là: C

Câu 11: Vùng đất là:

A. phần đất liền giáp biển

B. toàn bộ phần đất liền và các hải đảo

C. phần được giới hạn bởi các đường biên giới và đường bờ biển

D. các hải đảo và vùng đồng bằng ven biển

Đáp án: Vùng đất bao gồm: toàn bộ phần đất liền + các hải đảo (Diện tích: 331.212 km2).

Đáp án cần chọn là: B

Câu 12: Nước ta có 4600km đường biên giới trên đất liền, 3260km đường bờ biển,… là đặc điểm của vùng:

A. đất

B. biển

C. trời

D. nội thủy

Đáp án: Có đường biên giới trên đất liền với 3 nước Trung Quốc, Lào và Campuchia dài 4600km và có đường bờ biển dài 3260km kéo dài từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang).

⇒ Đây là đặc điểm vùng đất của nước ta

Đáp án cần chọn là: A

Câu 13: Đường biên giới dài nhất trên đất liền nước ta là với quốc gia nào sau đây:

A. Trung Quốc

B. Campuchia

C. Lào

D. Thái Lan

Đáp án: Đường biên giới trên đất liền nước ta dài hơn 4600km, tiếp giáp với 3 quốc gia là:

– Trung Quốc (dài hơn 1400km)

– Lào (gần 2100km) → dài nhất

– Campuchia (hơn 1100km)

⇒ Nước ta có đường biên giới dài nhất với nước Lào (2100km).

Đáp án cần chọn là: C

Câu 14: Nước ta có đường biên giới trên đất liền với:

A. Trung Quốc, Lào, Mi-an-ma

B. Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan

C. Trung Quốc, Lào, Campuchia

D. Lào, Thái Lan, Campuchia

Đáp án: Đường biên giới trên đất liền nước ta dài hơn 4600km, tiếp giáp với 3 quốc gia là Trung Quốc (dài hơn 1400km), Lào (gần 2100km) và Campuchia (hơn 1100km).

Đáp án cần chọn là: C

Câu 15: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, cho biết cửa khẩu nào sau đây nằm trên đường biên giới Việt Nam – Lào?

A. Móng Cái.

B. Lệ Thanh.

C. Mường Khương.

D. Cầu Treo.

Đáp án: B1.Dựa vào bảng chú giải trang 3 (Atlat ĐLVN): nhận biết kí hiệu cửa khẩu quốc tế và đường biên giới quốc gia.

B2. Dựa vào trang 23 (Atlat ĐLVN) xác định phạm vi đường biên giới Việt Nam – Lào, chỉ ra được:

– Cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh) và Mường Khương (Lào Cai) giáp Trung Quốc.

– Cửa khâu Lệ Thanh (Gia Lai) giáp Campuchia.

– Cửa khẩu Cầu Treo (Hà Tĩnh) giáp Lào.

Đáp án cần chọn là: D

Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 6 có đáp án năm 2021

Câu 1: Dạng địa hình chiếm diện tích lớn nhất trên lãnh thổ nước ta là:

A. Đồng bằng

B. Đồi núi thấp

C. Núi trung bình

D. Núi cao

Đáp án: Địa hình đồi núi chiếm phần lớn tới diện tích lãnh thổ nước ta: ¾ diện tích.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 2: Địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa của nước ta được biểu hiện rõ rệt ở:

A. sự xâm thực mạnh mẽ tại miền đồi núi và bồi lắng phù sa tại các vùng trũng.

B. sự đa dạng của địa hình: đồi núi, cao nguyên, đồng bằng…

C. sự phân hóa rõ theo độ cao với nhiều bậc địa hình

D. cấu trúc địa hình gồm 2 hướng chính: tây bắc – đông nam và vòng cung

Đáp án: Biểu hiện của địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa là sự xâm thực mạnh ở đồi núi và bội tụ phù sa ở miền đồng bằng.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 3: Sự xâm thực mạnh mẽ tại miền đồi núi và bồi lắng phù sa tại các vùng trũng là biểu hiện đặc điểm nào của địa hình nước ta?

A. Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.

B. Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.

C. Địa hình nước ta khá đa dạng

D. Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người.

Đáp án: Biểu hiện của địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa là sự xâm thực mạnh ở đồi núi và bội tụ phù sa ở miền đồng bằng. (xem Câu Thiên nhiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa – Tiết 2)

Đáp án cần chọn là: A

Câu 4: Địa hình núi nước ta được chia thành bốn vùng là:

A. Đông Bắc, Đông Nam, Tây Bắc, Tây Nam.

B. Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam, Tây Bắc

C. Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam.

D. Hoàng Liên Sơn, Tây Bắc, Đông Bắc, Trường Sơn.

Đáp án: Khu vực đồi núi nước ta được chia làm 4 vùng:

– Tây Bắc

– Đông Bắc

– Trường Sơn Bắc

– Trường Sơn Nam

Đáp án cần chọn là: C

Câu 5: Ranh giới tự nhiên của vùng núi Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam là:

A. dãy Hoàng Liên Sơn

B. dãy Hoành Sơn

C. sông Cả

D. dãy Bạch Mã

Đáp án: Mạch núi cuối cùng của Trường Sơn Bắc là dãy Bạch Mã. Đây cũng chính là ranh giới tự nhiên giữa Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 6: Nét nổi bật của địa hình vùng núi Tây Bắc là:

A. Gồm các khối núi và cao nguyên

B. Có nhiều dãy núi cao và đồ sộ nhất nước ta.

C. Có bốn cánh cung

D. Địa hình thấp và hẹp ngang.

Đáp án: Vùng núi Tây Bắc có địa hình cao và đồ sộ nhất nước ta, cao nhất là dãy Hoàng Liên Sơn (với đỉnh Phanxipăng cao 3140m).

Đáp án cần chọn là: B

Câu 7: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết Đèo Ngang nằm giữa hai tỉnh nào:

A. Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng.

B. Hà Tĩnh và Quảng Bình.

C. Quảng Trị và Quảng Bình.

D. Thanh Hóa và Nghệ An

Đáp án: – B1. Xác định vị trí đèo Ngang trên bản đồ Atlat ĐLVN trang 13.

– B2. Xác định tên các tỉnh nơi phân bố đèo Ngang.

⇒ Chỉ ra được hai tỉnh là Hà Tĩnh và Quảng Bình

Đáp án cần chọn là: B

Câu 8: Đặc điểm chung của vùng đồi núi Trường Sơn Bắc là:

A. Có các cánh cung lớn mở ra về phía Bắc và Đông

B. Địa hình cao nhất nước ta với các dãy núi lớn, hướng Tây bắc – Đông Nam

C. Gồm các dãy núi song song và so le theo hướng Tây bắc – Đông nam

D. Gồm các khối núi và các cao nguyên xếp tầng đất đỏ badan.

Đáp án: Sử dụng phương pháp loại trừ:

– A: các cánh cung lớn ⇒ đặc điểm vùng núi Đông Bắc → Sai

– B: địa hình cao nhất, hướng Tây Bắc – Đông Nam → đặc điểm vùng Tây Bắc → Sai

– C: các dãy núi song song, so le nhau…→ đặc điểm Trường Sơn Bắc → Đúng

– D: khối núi và cao nguyên xếp tầng → đặc điểm vùng núi Trường Sơn Nam → Sai

Đáp án cần chọn là: C

Câu 10: Đặc điểm chung của vùng đồi núi Trường Sơn Nam là:

A. Có các cánh cung lớn mở ra về phía Bắc và Đông

B. Địa hình cao nhất nước ta với các dãy núi lớn, hướng Tây bắc – Đông Nam

C. Gồm các dãy núi song song và so le theo hướng Tây bắc – Đông nam

D. Gồm các khối núi và các cao nguyên xếp tầng đất đỏ badan.

Đáp án: Đặc điểm chung của vùng đồi núi Trường Sơn Nam là gồm các khối núi và các cao nguyên xếp tầng đất đỏ badan. Một số cao nguyên tiêu biểu như Cao Nguyên Lâm Viên, Mơ Nông, Kon Tum,…

Đáp án cần chọn là: D

Câu 11: Đây không phải là đặc điểm chung của vùng núi Đông Bắc:

A. địa hình đồi núi thấp chiếm phần lớn diện tích lãnh thổ.

B. có 4 cánh cung lớn chụm lại ở Tam Đảo.

C. gồm các dãy núi song song và so le hướng Tây Bắc – Đông Nam.

D. giáp biên giới Việt – Trung là các khối núi đá vôi đồ sộ.

Đáp án: – Đặc điểm vùng núi Đông Bắc là địa hình núi thấp là chủ yếu, có 4 cánh cung lớn, phía Bắc có các khối núi cao ở giáp biên giới Việt – Trung.

⇒ Nhận xét A, B, D đúng

– Nhận xét C: các dãy núi song song và so le nhau là đặc điểm của dãy Trường Sơn Bắc → Sai

Đáp án cần chọn là: C

Câu 12: Độ cao núi của Trường Sơn Bắc so với Trường Sơn Nam:

A. Trường Sơn Bắc có địa hình núi cao hơn Trường Sơn Nam

B. Trường sơn Bắc chủ yếu là núi thấp, trung bình; Trường Sơn Nam gồm khối núi cao đồ sộ.

C. Trường Sơn Bắc địa hình núi dưới 2000m, Trường Sơn Nam có đỉnh núi cao nhất trên 3000m

D. Trường Sơn Nam có núi cao hơn Trường Sơn Bắc và cao nhất cả nước

Đáp án: Trường Sơn Bắc chủ yếu là địa hình đồi núi thấp và trung bình, độ cao lớn nhất không quá 2000m, đồng bằng nhỏ hẹp ở ven biển. Trường Sơn Nam có đia hình núi cao, một số dãy núi cao trên 2000m nhưng không đến 3000m như núi Ngọc Linh (2598m – đỉnh núi cao nhất ở Trường Sơn Nam), Lang Biang (2187m),… và chủ yếu là các cao nguyên badan xếp tầng 500 – 800 – 1000m như cao nguyên Lâm Viên, Kon Tum, Mơ Nông, Pleiku,…

Đáp án cần chọn là: B

Câu 13: Đặc điểm nào sau đây không phải của dải đồng bằng ven biển miền Trung?

A. Hẹp ngang.

B. Bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ.

C. Chỉ có một số đồng bằng được mở rộng ở các cửa sông lớn.

D. Được hình thành chủ yếu do các sông bồi đắp.

Đáp án: – Đặc điểm của đồng bằng ven biển miền Trung là kéo dài, hẹp ngang và bị chia cắt, biển đóng vai trò chính trong quá trình hình thành đồng bằng; chỉ có một số đồng bằng được mở rộng ở các cửa sông như Thanh Hóa (sông Mã – Chu), Nghệ An (sông Cả)….

⇒ Nhận xét A, B, C đúng.

Nhận xét D: hình thành củ yếu do các sông bồi đắp là Sai

Đáp án cần chọn là: D

Câu 14: Đặc điểm không phải của dải đồng bằng sông Hồng là:

A. Bề mặt bị chia cắt thành nhiều ô.

B. Bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ.

C. Có các khu ruộng cao bạc màu.

D. Được hình thành do phù sa sông bồi đắp.

Đáp án: Đồng bằng sông Hồng có diện tích rộng lớn, dạng tam giác châu, do hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp.

Đặc điểm “bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ bởi các dãy núi đâm ngang ra biển” là đặc điểm của dải đồng bằng ven biển miền Trung, không phải của đồng bằng sông Hồng ⇒ B sai

Đáp án cần chọn là: B

Câu 15: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 -7, hãy cho biết đồng bằng Nghệ An được hình thành do phù sa của sông nào bồi đắp?

A. sông Mã – Chu.

B. sông Cả.

C. sông Gianh.

D. sông Thu Bồn.

Đáp án: Quan sát Atlat ĐLVN trang 6 -7, xác định vị trí đồng bằng Nghệ An và tên con sông chảy qua đồng bằng này.

⇒ Xác định được sông Cả

Đáp án cần chọn là: B

Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 7 có đáp án năm 2021

Câu 1: Khó khăn chủ yếu của vùng đồi núi là:

A. Động đất, bão và lũ lụt.

B. Lũ quét, sạt lở, xói mòn

C. Bão nhiệt đới, mưa kèm lốc xoáy.

D. Mưa giông, hạn hán, cát bay.

Đáp án: Bão, lũ lụt, hạn hán, cát bay là thiên tai chủ yếu ở đồng bằng.

⇒ Đáp án A, C, D sai.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 2: Đâu không phải khó khăn chủ yếu của vùng đồi núi là:

A. lũ quét.

B. nhiễm phèn.

C. sạt lở đất.

D. xói mòn.

Đáp án: Lũ quét, sạt lở, xói mòn là thiên tai chủ yếu ở vùng đồi núi. Nhiễm phèn, nhiễm mặn là thiên tai vùng đồng bằng.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 3: Do có nhiều bề mặt cao nguyên rộng, nên miền núi thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh cây:

A. Lương thực

B. Thực phẩm.

C. Công nghiệp.

D. Hoa màu.

Đáp án: Bề mặt cao nguyên bằng phẳng, đất chủ yếu là feralit, khí hậu ôn hòa ⇒ thuận lợi để phát triển cây công nghiệp.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 4: Thế mạnh chủ yếu của khu vực đồi núi nước ta là

A. cây công nghiệp hằng năm

B. cây công nghiệp lâu năm

C. cây lương thực

D. hoa màu

Đáp án: Khu vực đồi núi và bề mặt các cao nguyên rộng lớn ở nước ta với đất feralit và đất badan màu mỡ thích hợp cho phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm (cà phê, cao su, chè, điều…)

Đáp án cần chọn là: B

Câu 5: Tiềm năng phát triển du lịch ở miền núi nước ta dựa vào:

A. nguồn khoáng sản dồi dào.

B. tiềm năng thủy điện lớn.

C. phong cảnh đẹp, mát mẻ.

D. địa hình đồi núi thấp

Đáp án: Miền núi có phong cảnh đẹp, mát mẻ ⇒ thu hút nhiều khách du lịch nghỉ dưỡng ⇒ phát triển du lịch.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 6: Vùng đồi núi có nhiều phong cảnh đẹp, mát mẻ thích hợp phát triển ngành nào?

A. Thương mại.

B. Du lịch.

C. Trồng cây lương thực.

D. Trồng cây công nghiệp.

Đáp án: Miền núi có phong cảnh đẹp, mát mẻ ⇒ thu hút nhiều khách du lịch nghỉ dưỡng ⇒ phát triển du lịch.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 7: Ý nào sau đây không phải là thuận lợi chủ yếu của khu vực đồng bằng?

A. Là cơ sở để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng hóa cây trồng.

B. Cung cấp các nguồn lợi khác về thủy sản, lâm sản, khoáng sản

C. Địa bàn thuận lợi để phát triển tập trung cây công nghiệp lâu năm.

D. Là điều kiện thuận lợi đề tập trung các khu công nghiệp, thành phố.

Đáp án: Phát triển cây công nghiệp lâu năm chủ yếu ở vùng đồi núi, không phải là thế mạnh của khu vực đồng bằng.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 8: Khu vực miền núi nước ta có tiềm năng thủy điện lớn vì:

A. vùng núi nước ta có lượng mưa lớn và tập trung.

B. nhiều sông ngòi, địa hình dốc, nhiều thác ghềnh.

C. sông lớn và dài, nước chảy quanh năm.

D. ¾ diện tích lãnh thổ nước ta là đồi núi.

Đáp án: Miền núi nước ta có địa hình dốc, lắm thác ghềnh + là nơi phát sinh của nhiều hệ thống sông lớn.

⇒ tốc độ dòng chảy lớn ⇒ thuận lợi để xây dựng các nhà máy thủy điện → tiềm năng thủy điện lớn (Trung du miền núi BB và Tây Nguyên).

Đáp án cần chọn là: B

Câu 9: Địa hình đồi núi có độ dốc lớn đã làm cho:

A. Miền núi nước ta có khí hậu mát mẻ thuận lợi để phát triển du lịch.

B. Nước ta giàu có về tài nguyên rừng với hơn 3/4 diện tích lãnh thổ.

C. Sông ngòi nước ta có tiềm năng thuỷ điện lớn với công suất trên 30 triệu kW.

D. Các đồng bằng thường xuyên nhận được lượng phù sa bồi đắp lớn.

Đáp án: Địa hình đồi núi đã làm cho sông ngòi nước ta có tiềm năng thuỷ điện lớn với công suất trên 30 triệu kW. Đặc biệt sông Đà, sông Mã, sông Hồng và một số con sông ở vùng Tây Nguyên,…

Đáp án cần chọn là: C

Câu 10: Bão, lũ lụt, hạn hán, gió tây khô nóng là thiên tai xảy ra chủ yếu ở vùng

A. Đồng bằng sông Hồng.

B. Tây Bắc.

C. Duyên hải miền Trung.

D. Tây Nguyên

Đáp án: – Bão, lũ lụt, hạn hán là thiên tai chủ yếu ở đồng bằng ⇒ loại trừ đáp án B. Tây Bắc

– Gió tây khô nóng là thiên tai xảy ra chủ yếu ở duyên hải miền Trung, đặc biệt là Bắc Trung Bộ (phía Nam của Tây Bắc chịu ảnh hưởng ít hơn). Khu vực “ĐBSH và Tây Nguyên” ít hoặc hầu như không chịu ảnh hưởng của gió tây khô nóng.

→ Loại đáp án A, D

Đáp án cần chọn là: C

Câu 11: Vùng nào ở nước ta chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của gió Tây khô nóng?

A. Bắc Trung Bộ.

B. Đông Bắc.

C. Đông Nam Bộ.

D. Tây Nguyên.

Đáp án: Gió tây khô nóng là thiên tai xảy ra chủ yếu ở duyên hải miền Trung, đặc biệt là Bắc Trung Bộ và một phần phía Nam của Tây Bắc (Điện Biên, Sơn La,…).

Đáp án cần chọn là: A

Câu 12: Thích hợp nhất đối với việc trồng các cây công nghiệp, cây ăn quả là địa hình của:

A. Cao nguyên badan, bán bình nguyên, đồi trung du.

B. Bán bình nguyên đồi và trung du, đồng bằng châu thổ.

C. Các vùng núi cao có khí hậu cận nhiệt và ôn đới.

D. Vùng đồng bằng châu thổ rộng lớn.

Đáp án: Cây công nghiệp, cây ăn quả phát triển tốt trên các loại đất feralit, đất badan ở khu vực đồi núi ⇒ thích hợp nhất ở các cao nguyên, đồi trung du, bán bình nguyên.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 13: Các cao nguyên badan, bán bình nguyên, đồi trung du là cơ sở để phát triển

A. các cây công nghiệp hằng năm, cây ăn quả.

B. các cây công nghiệp, cây rau đậu.

C. các cây công nghiệp hằng năm, cây dược liệu.

D. các cây công nghiệp, cây ăn quả.

Đáp án: Cây công nghiệp, cây ăn quả là các cây có biên độ sinh thái hẹp, thích ứng với đất feralit, khí hậu ôn hòa thuận lợi ⇒ thích hợp nhất ở các cao nguyên, đồi trung du, bán bình nguyên.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 14: Thiên tai xảy ra hằng năm, đe dọa và gây hậu quả nặng nề nhất cho vùng đồng bằng, ven biển nước ta là:

A. Bão.

B. Sạt lở bờ biển.

C. Cát bay, cát chảy.

D. Động đất.

Đáp án: – Sạt lở bờ biển,cát bay, cát chảy xảy ra ở ven biển, không phải là thiên tai gây hậu quả nặng nề nhất ⇒ Sai

– Động đất không xảy ra thường xuyên, hằng năm ở nước ta ⇒ Sai

– Hằng năm nước ta đón 8 -10 cơn bão từ biển Đông, bão gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 15: Bão là thiên tai xảy ra hằng năm, đe dọa và gây hậu quả nặng nề nhất cho vùng nào ở nước ta hiện nay?

A. Vùng đồng bằng, ven biển.

B. Vùng đồi núi, ven biển.

C. Vùng trung du, đồng bằng.

D. Vùng trung du và miền núi.

Đáp án: Hằng năm nước ta đón 8 -10 cơn bão từ biển Đông, bão gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Bão là thiên tai xảy ra hằng năm, đe dọa và gây hậu quả nặng nề nhất cho vùng đồng bằng, ven biển ở nước ta hiện nay.

Đáp án cần chọn là: A

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

Ngân hàng trắc nghiệm miễn phí ôn thi THPT Quốc Gia tại khoahoc.vietjack.com

  • Hơn 75.000 câu trắc nghiệm Toán có đáp án
  • Hơn 50.000 câu trắc nghiệm Hóa có đáp án chi tiết
  • Gần 40.000 câu trắc nghiệm Vật lý có đáp án
  • Hơn 50.000 câu trắc nghiệm Tiếng Anh có đáp án
  • Kho trắc nghiệm các môn khác