Viêm dây thần kinh ngoại vi là gì

Viêm dây thần kinh ngoại biên là hậu quả của tổn thương dây thần kinh ngoại vi, gây ra tình trạng yếu, tê, đau, thường là ở tay và chân. Bệnh có thể là kết quả của chấn thương, nhiễm trùng, chuyển hóa, nguyên nhân di truyền và tiếp xúc với chất độc. Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất là đái tháo đường.

Những thông tin bạn có thể tham khảo trong bài viết:

  • Triệu chứng bệnh viêm dây thần kinh ngoại biên
  • Nguyên nhân bệnh viêm dây thần kinh ngoại biên
  • Biến chứng của bệnh viêm dây thần kinh ngoại biên
  • Điều trị bệnh viêm dây thần kinh ngoại biên
  • Phòng chống bệnh viêm dây thần kinh ngoại biên

===

Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Bệnh Viện Chợ Rẫy, Bệnh Viện ĐHYD

✍ Hà Nội: Đại Học Y Hà Nội, Viện 103

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện Tâm Thần Đà Nẵng

Gọi tư vấn với Bác sĩ: 19001246

===

1. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng nhận biết bệnh viêm dây thần kinh ngoại biên

Hệ thống thần kinh ngoại biên gửi thông tin từ não và tủy sống (hệ thần kinh trung ương) đến phần còn lại của cơ thể. Mỗi dây thần kinh trong hệ thống ngoại vi có một chức năng cụ thể, vì vậy các triệu chứng phụ thuộc vào loại dây thần kinh bị ảnh hưởng. Các loại dây thần kinh được phân thành:

  • Các dây thần kinh cảm giác nhận cảm nhiệt độ, đau, rung hoặc chạm từ da
  • Dây thần kinh vận động điều khiển chuyển động cơ bắp
  • Các dây thần kinh tự động kiểm soát các chức năng như huyết áp, nhịp tim, tiêu hóa và bàng quang

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh lý thần kinh ngoại biên có thể bao gồm:

Đau và tê:

Nếu bị viêm dây thần kinh bạn sẽ xuất hiện triệu chứng ngứa ngứa ran hoặc rát ở cánh tay và chân. Triệu chứng này thường xuất hiện bắt đầu ở ngón chân, bàn chân. Bên cạnh đó, bạn có thể mất cảm giác ở chân và cánh tay làm bạn hầu như mất cảm giác khi giẫm lên vật nhọn hoặc không cảm xúc khi tiếp xúc với vật quá nóng hoặc quá lạnh

Các vấn đề về cơ bắp:

Bạn sẽ cảm thấy đau ở khớp cổ tay, cổ chân, đau khớp vai, cơ thể có cảm giác như kim châm hay bị điện giật. Từ đó làm vận động của cơ thể yếu đi, thậm chí cơ thể có thể bị liệt. Việc này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và cuộc sống hằng ngày.

Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và tim mạch

– Tiêu hóa: Bạn có thể cảm thấy no và ợ nóng dù mới chỉ ăn một ít thức ăn. Đôi khi có thể nôn ra thức ăn chưa được tiêu hóa.

– Tim mạch: Triệu chứng là bạn có thể cảm thấy đau ngực, choáng váng hoặc ngất xỉu khi đứng lên.

Ngoài ra khi bị viêm dây thần kinh ngoại biên còn làm ảnh hưởng đến chức năng tình dục và ảnh hưởng đến bàng quang.

Cảm giác đau nhức, tê buốt và ngứa ngáy là các triệu chứng thường gặp nhất của viêm dây thần kinh ngoại biên.

2. Những nguyên nhân gây ra bệnh viêm dây thần kinh ngoại biên

– Chấn thương trực tiếp và đè ép lên dây thần kinh

– Các nguyên nhân chuyển hoá bao gồm: đái tháo đường, suy dinh dưỡng, bệnh porphyria và thiếu vitamin B

– Các nguyên nhân do viêm: lupus ban đỏ hệ thống, hội chứng sjogren, viêm đa động mạch nút, bệnh đa dây thần kinh mất myelin cấp và mãn tính, bệnh sarcoidose và bệnh đa xơ cứng.

– Các nguyên nhân do nhiễm trùng bao gồm: HIV/AIDS, virus herpes, virus thuỷ đậu (zona thần kinh), bệnh Lyme, bệnh phong và giang mai

– Bệnh ung thư dây thần kinh: hiếm gặp cũng có thể gây bệnh thần kinh.

– Những nguyên nhân khác của bệnh thần kinh: nghiện rượu, hoá trị, sử dụng isoniazid, metronidazole và kim loại nặng (Asen – thạch tín).

3. Biến chứng của bệnh lý viêm dây thần kinh ngoại biên

– Bỏng và chấn thương da: Bạn có thể không cảm thấy thay đổi nhiệt độ hoặc đau trên các bộ phận của cơ thể khi đã mất cảm giác.

– Nhiễm trùng: Bàn chân và các khu vực khác thiếu cảm giác có thể bị thương mà bạn không biết, từ đó gây nên không chăm sóc vệ sinh đầy đủ dẫn đến nhiễm trùng. Kiểm tra những vùng bị mất cảm giác thường xuyên và điều trị chấn thương nhẹ trước khi chúng bị nhiễm trùng, đặc biệt là nếu bạn bị đái tháo đường.

– Ngã: Yếu và mất cảm giác có thể liên quan đến sự thiếu cân bằng và té ngã.

4. Chẩn đoán và điều trị viêm dây thần kinh ngoại biên

Để chẩn đoán, các bác sĩ sẽ dựa vào triệu chứng lâm sàng cộng với việc thực hiện xét nghiệm cần thiết để xác định xem trường hợp của người bệnh có đúng là bệnh viêm dây thần kinh ngoại biên hay không. Sau đó mới định hướng phương pháp điều trị tùy vào từng trường hợp bệnh lý.

Mục đích chung của các phương pháp là giảm nhanh chóng các cơn đau và phục hồi các tổn thương ở hệ thần kinh ngoại biên cho người bệnh. Theo đó, chúng ta có thể áp dụng 2 phương pháp điều trị chính là điều trị không dùng thuốc và điều trị có dùng thuốc.

– Điều trị không dùng thuốc: Sử dụng cho những bệnh nhân ở giai đoạn đầu, tổn thương hệ thần kinh còn nhẹ. Phương pháp được sử dụng chủ yếu trong trường hợp này là châm cứu kết hợp với xung điện để đả thông khí huyết. Nếu kết hợp với một chế độ ăn uống, tập luyện hợp lý, người bệnh có thể khỏi sau từ 1 đến 2 liệu trình.

– Điều trị dùng thuốc: Sử dụng trong trường hợp hệ thần kinh đã bị tổn thương nặng hơn.

Việc điều trị viêm dây thần kinh ngoại biên thay đổi dựa trên nguyên nhân gây ra bệnh. Khi bệnh thần kinh ngoại biên xuất phát từ đái tháo đường, quản lý lượng đường trong máu là chìa khóa để điều trị. Trong bệnh lý thần kinh ngoại biên bắt nguồn từ các bệnh tự miễn, tình trạng cơ bản được điều trị bằng immunoglobulin hoặc steroid tiêm tĩnh mạch,v.v…

Thuốc

Các loại giảm đau thông thường gồm paracetamol và các NSAID (aspirin, ibuprofen,..) thường không hiệu quả. Một loạt các loại thuốc tác động lên hệ thần kinh trung ương đã được tìm thấy là hữu ích trong việc kiểm soát cơn đau thần kinh. Bao gồm thuốc chống trầm cảm ba vòng (như nortriptyline hoặc amitriptyline), thuốc ức chế tái hấp thu serotonin-norepinephrine (SNRI) như duloxetine, và các thuốc chống động kinh như gabapentin.

Các loại thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ như buồn nôn, chóng mặt, giảm sự ngon miệng và táo bón.

5. Các biện pháp phòng ngừa bệnh viêm dây thần kinh ngoại biên

Cách tốt nhất để ngăn ngừa viêm dây thần kinh ngoại biên là kiểm soát các bệnh lý nền và loại bỏ các yếu tố nguy cơ chẳng hạn như tiểu đường, nghiện rượu hoặc viêm khớp dạng thấp.

Lựa chọn lối sống lành mạnh

Chế độ ăn nhiều trái cây, rau, ngũ cốc và protein để giữ cho thần kinh khỏe mạnh. Bảo vệ chống thiếu vitamin B-12 bằng cách ăn thịt, cá, trứng, thực phẩm từ sữa ít béo và ngũ cốc tăng cường.

Luyện tập thể dục đều đặn. Cố gắng tập thể dục ít nhất 30 phút đến một giờ, ít nhất ba lần một tuần.

Tránh các yếu tố có thể gây tổn thương thần kinh, bao gồm các chuyển động lặp đi lặp lại gây tì đè lên vùng thần kinh, tiếp xúc với hóa chất độc hại, hút thuốc và uống quá nhiều rượu.

Những thông tin bạn có thể tra cứu nhanh:

  • Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm dây thần kinh ngoại biên
  • Biện pháp điều trị bệnh viêm dây thần kinh ngoại biên
  • Thuốc điều trị bệnh viêm dây thần kinh ngoại biên