Trừu tượng hóa là gì?
Trừu tượng hóa là quá trình giải thích một khái niệm, một vấn đề hay một hiện tượng phức tạp, khó hiểu nào đó bằng những ngôn từ đơn giản mà mọi người thường sử dụng trong cuộc sống hàng ngày.
Ví dụ, Intel đã định nghĩa một công nghệ có tên là “Turbo Boost” như sau:
Turbo Boost cho phép bộ xử lý chạy trên mức tần số hoạt động cơ bản của nó thông qua việc kiểm soát linh hoạt tốc độ của đồng hồ máy tính.
Bạn có hiểu không?
Tôi dám chắc rằng, định nghĩa này chẳng có ý nghĩa gì với bạn cả, bạn có muốn mua một chiếc laptop mới với công nghệ Turbo Boost kia không?
Nhưng nếu tôi nói:
Công nghệ Turbo Boost độc quyền của Intel có thể ghi chép lại những gì bạn làm trên máy tính (chơi game, xem phim) dưới dạng Video Full HD, điều chỉnh mức hoạt động để tăng tốc độ khi bạn cần và điều chỉnh trở lại khi bạn không cần nữa, giúp kéo dài thời lượng pin cho laptop của bạn.
Bạn hiểu trừu tượng hóa là gì rồi chứ?
Mô tả thứ 2 dạy cho bạn điều gì đó mới mẻ bằng cách giải thích cách mà sản phẩm sẽ giúp cải thiện cuộc sống. Bạn hiểu những ngôn từ đơn giản đó diễn tả điều gì, phải không? Và đó là lý do bạn cần trừu tượng hóa một vấn đề phức tạp trở nên đơn giản nhất có thể.
Vậy làm thế nào bạn có thể trừu tượng hóa được một sự vật, hiện tượng khó hiểu? Sử dụng ngôn từ như thế nào để diễn đạt điều đó?
Bạn chưa biết cách làm đúng không?
Để tôi giải thích nhé…
Phân Biệt Ngôn Ngữ Trừu Tượng Và Ngôn Ngữ Cụ Thể
Trước đây, trong một ví dụ về cách sử dụng phép ẩn dụ tôi cũng cho bạn thấy cách trừu tượng hóa từ “Thành công“.
Thay vì nói “Minh đã thành công trong cuộc thi chạy 5000m dài“. Chúng ta sẽ mô tả như sau:
Trong 20m cuối cùng trên đường đua, Minh dường như đã rút cạn những hơi thở cuối cùng trong cơ thể để bứt tốc. Cán đích đầu tiên, hạnh phúc và òa khóc như một đứa trẻ; anh ấy cảm thấy mình đã chạm đến thành công.
Trích từ bài viết:
>>> Cách Vẽ Hình Ảnh Sống Động Trong Tâm Trí Độc Giả Bằng Phép Ẩn Dụ.
Như vậy, bạn có thể tự hình dung trong tâm trí như thế nào là ngôn ngữ trừu tượng và như thế nào là ngôn ngữ cụ thể rồi, phải không?
Hiểu một cách đơn giản thì những từ ngữ hữu hình giúp bạn cảm cảm nhận bằng 5 giác quan: sờ, nghe, nhìn, nếm, ngửi là ngôn ngữ cụ thể. Và những khái niệm không gợi lên hình ảnh cụ thể trong tâm trí là từ ngữ trừu tượng.
Chú ý:
Bạn có thể hiểu từ ngữ hữu hình là từ ngữ cảm xúc.
Bạn có thể cầm nắm quả cam – quả táo, nếm vị chua của chanh, ngửi mùi thơm của quả mít hoặc cảm nhận bề mặt xù xì, thô ráp của đôi bàn tay. Nhưng bạn không vẽ được hình ảnh của đau khổ, không nếm được mùi vị của thành công và không nghe thấy âm thanh của thất bại.
Như vậy, các ý tưởng hay nhất sẽ không thể truyền được cảm hứng cho khán giả nếu chúng không được truyền đạt một cách hiệu quả. Đừng bao giờ để cho ai nói rằng: xin lỗi, tôi không hiểu bạn đang nói gì.
Nếu bạn có thể kết nối với phản ứng mang tính cảm xúc của khán giả thì họ sẽ nhận thức thông tin đó rõ ràng hơn, ít bị phân tán hơn và có khả năng ghi nhớ nó tốt hơn. Hãy dùng những ví dụ hết sức cụ thể và có ý nghĩa để minh họa cho những ý trừu tượng. Hãy sử dụng những hình ảnh đẹp đẽ, bất ngờ hay gớm ghiếc cũng được.
Vì vậy, ngay bây giờ chúng ta cùng nhau phân tích…
Một Số Ví Dụ Về Trừu Tượng Hóa
Ví dụ 1
Bạn biết đấy, bộ não không được sinh ra để xử lý những khái niệm trừu tượng. Vì vậy, nếu bạn giới thiệu một sản phẩm mới theo cách mà Toshiba Medical Systems đã làm như dưới đây, thì quả thật đó là một thách thức vô cùng lớn với khán giả:
Máy chụp cắt lớp não mới của chúng tôi là máy chụp cắt lớp công suất lớn, sử dụng 320 đầu dò siêu phân giải để chụp toàn bộ một bộ phần trong một vòng quay của dàn quay.
Bạn có hiểu đoạn văn trên không? Bạn có thấy được lợi ích to lớn của sản phẩm mới đó không?
Sự thật thì đoạn mô tả đó đã vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc khi viết bán hàng đó là: không chuyển tính năng thành lợi ích sản phẩm. Ai sẽ mua thứ mà nó không đem lại chút lợi ích gì cho mình?
Nhưng nếu tôi mô tả lại đoạn văn đó như sau:
Nếu bạn phải nhập viện vì một cơn đột quỵ hay đau tim, bác sĩ có thể chuẩn đoán ra bệnh trong khoảng thời gian ngán hơn rất nhiều. Sản phẩm của chúng tôi chính là sự khác biệt giữa việc ra viện và sống một cuộc sống trọn vẹn hoặc bạn không bao giờ nhận ra gia đình mình nữa.
Rất đời thường, phải không nào?
Những thông điệp rõ ràng nhất đòi hỏi sự giải thích hữu hình, cụ thể. Bạn không thể khiến khán giả trầm trồ nếu họ không hiểu bạn đang nói gì.
Ví dụ 2
Steve Job là thiên tài trong việc gây trầm trồ cho khán giả bằng cách kết hợp nhuần nhuyễn giữa ngôn ngữ trừu tượng và phép ẩn dụ.
Năm 2001, Apple tung ra iPod. Tại sự kiện này, ông hỏi khán giả:
IPod có gì đặc biệt?
Ngừng giây lát, ông tiếp lời:
Nó siêu di động, iPod chỉ nhỏ bằng một bộ bài. Nhỏ xíu như vậy đấy. Nó cũng nhẹ hơn hầu hết điện thoại di động mà bạn có trong túi. Nhưng chúng tôi đã không dừng lại ở đó. thiết bị nhỏ xíu kỳ diệu này chưa 1.000 bài hát và có thể nằm gọn trong túi. Tôi vô tình đang mang theo một chiếc ở đây.
Bạn có thể thấy, những con số thống kê được sử dụng cũng được Job làm nó trở nên đáng nhớ. Những con số thông kê rất tuyệt vời. Bạn sẽ cần dẫn chứng, dữ kiện và các con số thống kê để hỗ trợ cho lập luận của mình. Nhưng hãy khiến cho những con số trở nên có ý nghĩa, dễ nhớ và gây kinh ngạc bằng cách đặt chúng vào bối cảnh mà người đọc có thể liên hệ được. Đó là lúc bạn cần phát huy khả năng trừu tượng hóa trong việc sử dụng ngôn từ.
Sức Mạnh Của Trừu Tượng Hóa Là Không Thể Chối Cãi
Bạn muốn đơn giản hóa một khái niệm trong y học, toán học hay vật lý hạt nhân? Bạn muốn thuật lại câu chuyện bạn từng trải qua trong quá khứ? Hay bạn muốn minh họa các mô hình kinh doanh bằng những câu chuyện thực tế?
Cho dù đó là lĩnh vực nào thì bạn đều có thể mô tả nó một cách vô cùng đơn giản, cụ thể và chi tiết.
Đây là sức mạnh không thể chối cãi khi bạn trừu tượng hóa ngôn ngữ.
Tóm lại, để trả lời chính xác trừu tượng hóa là gì, bạn hãy tự hỏi: mô tả này giúp tôi nghe, nhìn, nếm, ngửi hoặc sờ thấy gì không?
Sau đó, sử dụng ngôn từ thôi miên kết hợp với phép ẩn dụ để tác động trực tiếp đến cảm xúc độc giả.
Cuối cùng, hãy chia sẻ những ý tưởng lớn của mình để mê hoặc khán giả bằng cách biến những khái niệm trừu tượng trở nên truyền cảm và dễ nhớ.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!