Từ những luồng chảy từ sông, hoặc từ những vùng núi lưu trữ nước lâu năm, hay từ những tảng băng lớn tan ra, hồ được hình thành… Và tất nhiên hồ cũng sẽ dễ mất đi do những tác động trực tiếp từ thiên nhiên, môi trường.
Các bạn hãy tìm hiểu nhé, những hồ này có điều gì đặc biệt? Thế giới đã ghi nhận 10 hồ nước có độ sâu nhất thế giới, và những hồ này đều được bảo vệ và công nhận là di sản thiên nhiên rất quý giá.
1. Hồ Baikal – Nga (Độ sâu 1,642 mét)
Hồ Baikal là hồ nước sâu nhất và lâu đời nhất trên toàn cầu đã được hình thành từ 25 triệu năm trước. Nó được tổ chức UNESCO công nhận là di sản thế giới, với độ sâu lên đến 1,642 mét, trong đó chiếm khoảng 20% tổng lượng nước ngọt không bị đóng băng suốt cả năm trên mặt nước và tổng dung tích là 23,615 km3 (khối) nước ngọt. Baikal cũng là hồ có lượng nước trong nhất trên toàn thế giới và có khoảng 2,500 sinh vật (bao gồm cá), loài đặc trưng nhất của Baikal có thể coi là loài hải cẩu và người dân tại đây thường gọi nó là “Hải cẩu Baikal”.
2. Hồ Tanganyika – Châu Phi (Độ sâu 1,470 mét)
Tại hồ Tanganyika, có tổng diện tích 32.900 km2 (vuông) và nằm trong vùng của 4 quốc gia bao gồm Burundi, Zambia, Cộng hoà Dân chủ Congo và Tanzania. Hồ này có độ sâu 1.470 mét và tổng thể tích khối nước là 18.900 km3. Hồ Tanganyika cũng chiếm khoảng 18% tổng số nước ngọt trên thế giới. Loài cá cichlid với khoảng 250 loài khác nhau là loài cá đặc trưng và phong phú nhất tại hồ Tanganyika.
3. Biển Caspi (Độ sâu 1,025 mét).
Cá lăng lớn nhất từng được bắt ở Biển Caspi nặng tới 110 kg và có chiều dài lên đến 2 mét. Cá lăng cũng được biết đến với tên gọi khác là cá nheo. Biển Caspi cũng có nhiều loại sinh vật biển khác như hải cẩu Caspi và cá hồi Caspi. Biển Caspi đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp lợi ích kinh tế và sinh thái cho các quốc gia xung quanh.
4. Hồ Vostok – Nam Cực (Độ sâu 1,000 mét)
Hồ Vostok có thể là hồ dưới mặt băng lớn nhất trong tất cả các hồ tại vùng Nam Cực, nó đã được đặt tên bởi trạm Vostok của Nga khi họ đặt trạm tại đây. Tổng diện tích của hồ là 15,690 km2 tương đương với diện tích của hồ Ontario – Canada và thể tích nước ngọt của Vostok khoảng 5,400 km3. Người ta khó định dạng được hình ảnh của hồ Vostok vì nó nằm dưới tảng băng cao lên đến gần 4,000 mét – cao hơn mực nước biển 500 mét.
5. Hồ O’Higgins-San Martin – Argentina và Chile (Độ sâu 836 mét)
Hồ O’Higgins-San Martin có tổng diện tích 1,013 km2 và chứa khoảng 8,400 km3 nước. Nó được đặt tên theo 2 nhà lãnh đạo đã giúp thống nhất vùng Argentia và Chile. Thực tế, O’Higgins-San Martin có hình dáng tương tự các ngón tay phân nhánh, vì vậy nó cung cấp nước cho cả 2 khu lãnh thổ Argentina và Chile.
6. Hồ Malawi – Châu Phi (Độ sâu 706 mét)
Malawi là hồ sâu thứ 2 tại Châu Phi sau Tanganyika, Malawi trải dài 3 lãnh thổ gồm Malawi; Mozambique và Tanzania. Dung tích hồ khoảng 8,400 km3 (khối) nước với rất nhiều loài cá sinh sống, Malawi trong xanh và “sống tốt” qua rất nhiều năm bởi nguồn nước dồi dào từ sông Ruhuhu đổ về. Loài cá chính sinh sống tại Malawi là cá hoàng đế với trên 1,000 loài khác nhau.
7. Hồ Issyk-Kul – Kyrgyzstan (Độ sâu 668 mét)
Issyk-Kul là một hồ nước mặn lớn thứ hai sau Biển Caspi, nằm trong khu vực có nhiều dãy núi tuyết, nhưng chính nó không bao giờ đóng băng. Issyk-Kul còn được gọi là hồ “nước nóng” trong tiếng Kyrgyzstan. Khoảng 2500 năm trước đây, hồ này đã từng là một khu đô thị và hiện tại, người ta vẫn tiếp tục khai quật và nghiên cứu cổ vật tại đây. Đáng tiếc, hồ Issyk-Kul đang dần mất đi sự đa dạng sinh học của cá do việc đánh bắt quá mức. Hiện có 7 loài cá bị đưa vào sách đỏ và có nguy cơ tuyệt chủng, trong đó cá hồi Sevan là loài chiếm số lượng lớn nhất sinh sống tại hồ này.
8. Hồ Great Slave – Canada (Độ sâu 614 mét)
Hồ lớn Slave, còn được gọi là Great Slave, đã được đặt tên bởi người dân bản địa Slavey thời xưa. Đây là hồ sâu nhất khu vực Bắc Mỹ. Hồ có chiều dài lên đến 469Km, tổng diện tích là 27.200 km2 và dung tích nước là 2.088 km3 (khối). Great Slave thường đóng băng và có một số khu vực đóng băng vĩnh cửu trên mặt hồ. Một đường băng nổi tiếng trên hồ Great Slave được gọi là Dettah và giao thông trên đường này diễn ra bình thường.
9. Hồ Crater – Mỹ (Độ sâu 594 mét)
Hồ Crater cũng nổi tiếng với quang cảnh tuyệt đẹp và nước rất trong, đây cũng là hồ sâu nhất nước Mỹ. Crater được hình thành bởi núi lửa bị sụp đổ cách đây 7,700 năm trước tạo thành một hố chảo to. Nước được duy trì quanh nằm nhờ tuyết rơi, chính vì thế Crater không được cung cấp nước bởi con sông nào cũng như không chảy đi đâu cả. Diện tích khoảng 53 km2 và có dung tích nước 18,7 km3.
10. Hồ Matano – Indonesia (Độ sâu 590 mét)
Matano là hồ sâu nhất Indonesia đặc biệt và cả Đông Nam Á nói chung. Tại đây có rất nhiều sinh vật đặc trưng chỉ sống tại Matano mà không có ở những nơi khác. Diện tích bề mặt 161 km2, dưới lòng hồ cũng có rất nhiều hang động cổ đại mà người ta khám phá được.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!