[Review] TOP 7 loại thuốc trị tiểu đêm hiệu quả nhất năm 2022

Thuốc trị tiểu đêm được bác sĩ chỉ định trong các trường hợp số lần đi tiểu vượt quá ngưỡng thông thường (trên 2 lần/ đêm). Dưới đây là thống kê các loại thuốc phổ biến thường được bác sĩ kê đơn trong điều trị rối loạn tiểu tiện và lưu ý khi sử dụng.

1. Vì sao cần sử dụng thuốc trị tiểu đêm?

Tiểu đêm là tình trạng phổ biến, chiếm tới 50% số người ở độ tuổi trung niên, người cao tuổi và có xu hướng gia tăng theo tuổi tác. Tiểu đêm lâu ngày gây ra nhiều tác hại, điển hình là:

  • Gây gián đoạn giấc ngủ, ngủ chập chờn, ngủ không sâu giấc
  • Sức khỏe giảm sút, cơ thể xanh xao, mệt mỏi do nhịp sinh hoạt bị đảo lộn
  • Khiến người bệnh cảm thấy phiền toái, thậm chí xấu hổ, mất tự tin
  • Tăng nguy cơ té ngã, gãy xương, đột quỵ ở người già
  • Làm trầm trọng thêm các bệnh lý về tim mạch, huyết áp
  • Suy giảm ham muốn tình dục và chức năng sinh lý

Chính vì những lý do trên, người mắc chứng tiểu đêm cần có biện pháp điều trị kịp thời. Sử dụng thuốc Tây là phương pháp tương đối phổ biến, mang lại tác dụng nhanh và được nhiều người lựa chọn.

!!! Tiểu đêm ở nam giới – Nguyên nhân, triệu chứng và giải pháp

2. Top 7 loại thuốc trị tiểu đêm thường dùng

thuốc trị tiểu đêm phổ biến

2.1 Nhóm thuốc Desmopressin

Cơ chế tác động:

Desmopressin đóng vai trò như một hoạt chất thay thế Vasopressin (hormone chống lợi tiểu – tương tự hormone ADH). Ở những người mắc các bệnh lý về đường tiết niệu hoặc bị tổn thương ở não bộ, cơ thể không sản xuất đủ Vasopressin.

Lúc này, bổ sung nhóm thuốc Desmopressin có tác dụng kiểm soát sự gia tăng cơn khát, ngăn ngừa tình trạng đi tiểu nhiều lần gây mất nước.

Các dạng và hàm lượng của Desmopressin

  • Dung dịch dùng tiêm, dạng acetate: 4mcg/ml
  • Dung dịch dùng qua đường mũi, dạng acetate: 0,01%
  • Viên nén dùng uống, dạng acetate: 0,1 và 0,2mg

Tác dụng phụ có thể gặp phải:

  • Nhức đầu, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy
  • Nôn mửa, chán ăn, bồn chồn, cáu kỉnh, xuất hiện ảo giác
  • Đau cơ, yếu cơ
  • Sưng phù, mắt mờ, tai ù
  • Đau thắt ngực, khó thở, tim đập nhanh
  • Co giật, động kinh

Tiểu đêm nên ăn gì kiêng gì? Chuyên gia mách bạn

2.2 Nhóm thuốc kháng Cholinergic

Cơ chế tác động

Nhóm thuốc kháng Cholinergic làm giãn cơ trơn và gây tê tại chỗ, ngăn chặn sự phóng thích acetylcholine – một hợp chất hưu cơ có tác dụng dẫn truyền thần kinh.

Tác dụng của nhóm thuốc này là điều trị bàng quang tăng hoạt, tiểu gấp, tiểu nhiều lần, tiểu không tự chủ do yếu tố thần kinh gây nên. Ngoài ra, nhóm thuốc còn giúp cải thiện sự suy yếu đường ra của bàng quang, giảm kích thước tuyến tiền liệt và nguy cơ tắc nghẽn đường niệu đạo.

Các loại thuốc thuộc nhóm kháng Cholinergic

  • Oxybutynin
  • Tolterodine
  • Trospium
  • Solifenacin
  • OnabotulinumtoxinA
  • Mirabegron
  • Imipramine
  • Fesoterodine
  • Muscarinicacetycholin

Các loại thuốc thuộc nhóm kháng Cholinergic đều có dạng uống và dạng tiêm. Riêng Oxybutynin có cả dạng dán. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh và khả năng hấp thu, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định cụ thể.

Tác dụng không mong muốn

  • Gây mệt mỏi, chóng mặt, suy nhược cơ thể
  • Buồn nôn, khô miệng, mắt mờ, táo bón
  • Mặt đỏ bừng, tim đập nhanh, đau bụng
  • Ảnh hưởng chức năng gan thận
  • Tăng/ giảm huyết áp bất thường
  • Suy giảm sức khỏe sinh lý, rối loạn cương dương

2.3 Thuốc lợi tiểu Furosemide

thuốc furosemid

Cơ chế tác động

Furosemide thuộc nhóm thuốc giúp tăng lượng nước tiểu, đồng thời tăng số lần đi tiểu. Từ đó giúp cơ thể đào thải lượng nước và lượng muối dư thừa. Bệnh nhân mắc các bệnh lý như suy tim, suy gan thận thường được chỉ định sử dụng loại thuốc này để giảm triệu chứng tích nước, phù nề, khó thở,…

Ngoài ra, Furosemide cũng được dùng trong các trường hợp bệnh nhân bị huyết áp cao, nhằm giảm nguy cơ đột quỵ, đau tim, tăng cường chức năng thận.

Tác dụng phụ của thuốc Furosemide

  • Ù tai, giảm thính lực
  • Ngứa ngáy, chán ăn, vàng da, vàng mắt
  • Đau dạ dày lan sang vùng lưng, nôn
  • Sút cân, cơ thể đau nhức
  • Khó thở, đau tức ngực, ho kèm sốt
  • Choáng váng, người tím tái, khó đứng vững
  • Dị ứng da, phát ban, đau họng, nổi mụn rộp ở lưỡi

2.4 Thuốc chẹn Alpha 1

Nhóm thuốc chẹn Alpha 1 được chỉ định đối với các bệnh nhân viêm tuyến tiền liệt, phì đại tuyến tiền liệt – nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tiểu nhiều lần về đêm.

Cơ chế tác động

Nhóm thuốc này có tác dụng làm giảm trương lực các cơ quan như: màng bọc tiền liệt, đáy bàng quang, niệu đạo. Từ đó giúp giảm tắc nghẽn đường tiểu tiện và tăng lực tải của bàng quang.

Chỉ định: bệnh nhân tiểu đêm, tiểu rắt, đi tiểu nhiều lần với lượng nhỏ giọt.

Một số loại thuốc nhóm chẹn Alpha 1:

  • Alfuzosin
  • Terazosin
  • Tamsasmin
  • Doxazosin
  • Silodosin

Tác dụng phụ thường gặp:

  • Hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, choáng váng
  • Người mệt mỏi
  • Hạ huyết áp đột ngột
  • Xuất tinh ngược ở nam giới

2.5 Nhóm thuốc kháng Androgen

Cơ chế tác động

Nhóm thuốc này còn được gọi là kháng 5-Alpha. Cơ chế hoạt động của chúng là ức chế sự phát triển của các tế bào tiền tiệt tuyến. Ngăn chặn sự phì đại dẫn tới chèn ép bàng quang, tắc nghẽn niệu đạo. Từ đó giúp người bệnh tiểu tiện thuận lợi, dễ dàng hơn, giảm thiểu số lần đi tiểu cả ngày lẫn đêm.

Một số biệt dược thuộc nhóm kháng Androgen:

  • Finasterid (Proscar)
  • Dutasteride (Avodart)

Tác dụng phụ:

Khi sử dụng thuốc, người dùng có thể gặp phải những biểu hiện sau:

  • Giảm ham muốn, giảm khả năng cương cứng của dương vật
  • Rối loạn xuất tinh, xuất tinh ngược
  • Người mệt mỏi, đau nhức đầu

2.6 Thuốc an thần

Người bị tiểu đêm thường xuyên bị cảm giác “mắc tiểu” làm phiền, khiến họ không thể ngon giấc. Sau khi tiểu xong, nhiều người rất khó ngủ ngủ lại. Hiện tượng này kéo dài ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người bệnh, làm gia tăng hoặc trầm trọng thêm các bệnh lý khác (như tim mạch, thần kinh, huyết áp…).

Chính vì vậy, trong một số trường hợp mất ngủ kéo dài, tâm tạng bồn chồn, bác sĩ thường kê thuốc an thần. Loại thuốc này nhằm giúp bệnh nhân có giấc ngủ sâu hơn, giảm cảm giác mệt mỏi, bất an do chứng tiểu đêm gây ra.

Một số loại thuốc an thần phổ biến:

  • Nhóm thuốc an thần mạnh: Clopromazin, Haloperidol…
  • Nhóm thuốc an thần trung bình: Diazepam, Rotunda…
  • Nhóm thuốc an thần gây buồn ngủ: Phenobarbital, Diazepam…

Tùy vào tình trạng, người bệnh sẽ được chỉ định loại thuốc an thần cụ thể. Trong trường hợp không cần thiết, nên hạn chế sử dụng.

2.7 Nhóm thuốc Antimuscarinic

Nhóm thuốc Tây chữa tiểu đêm này được chỉ định trong các trường hợp bệnh nhân bị tăng hoạt bàng quang, gây tiểu liên tục cả ngày lẫn đêm.

Cơ chế tác động:

Nhóm thuốc Antimuscarinic ngăn chặn sự truyền phát tín hiệu từ thụ thể acetylcholine tới bàng quang. Từ đó giúp bàng quang được “nghỉ ngơi”, thư giãn, hạn chế làm việc quá mức. Kết quả là bệnh nhân giảm số lần đi tiểu cả ngày và đêm.

Tác dụng phụ:

Trong quá trình sử dụng, người bệnh có thể gặp phải các biểu hiện không mong muốn như:

  • Khô miệng
  • Táo bón
  • Mờ mắt
  • Giảm trí nhớ…

3. Gợi ý hỗ trợ giảm tiểu đêm do thận yếu từ TPBVSK

Thận yếu là một trong những nguyên nhân gây rối loạn bài tiết ở nam giới. Để hỗ trợ giảm tiểu đêm do thận yếu, nam giới có thể sử dụng TPBVSK Viganam Tâm Bình. Sản phẩm có các thành phần như: Ba kích, Nhục thung dung, Sơn thù, Kỷ tử, Nhân sâm, Lộc nhung… và các tinh chất hiện đại như Hàu, Testofen, Bá bệnh…

viganam tâm bình có tốt không

Viganam Tâm Bình là sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, không trộn thuốc tây nên rất an toàn cho người sử dụng. Ngoài công dụng hỗ trợ bổ thận, hỗ trợ giảm tiểu đêm do thận yếu, sản phẩm còn hỗ trợ nâng cao sức khỏe và tăng cường sinh lý cho nam giới.

4. Lưu ý khi sử dụng thuốc chữa tiểu đêm

lời khuyên từ chuyên gia cho người tiểu đêm

Thuốc Tây trị tiểu đêm được sử dụng rộng rãi do tác dụng nhanh, giảm triệu chứng tức thời. Tuy nhiên, việc sử dụng cũng bộc lộ không ít nhược điểm, đặc biệt là gây ra nhiều tác dụng phụ. Bệnh nhân cần đặc biệt lưu ý những vấn đề sau khi dùng thuốc điều trị tiểu đêm:

  • Mỗi nhóm thuốc có tác dụng giảm tiểu đêm ở từng loại bệnh lý khác nhau. Cần thăm khám chuyên khoa và thực hiện dùng thuốc theo đơn. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về dùng.
  • Uống thuốc đúng giờ, không ngưng thuốc giữa chừng, tăng giảm liều khi chưa có chỉ định
  • Liệt kê tiểu sử bệnh lý của bản thân để bác sĩ kê thuốc phù hợp
  • Người mắc bệnh về gan, thận, huyết áp đặc biệt thận trọng khi dùng thuốc
  • Ngưng sử dụng và thông báo ngay với bác sĩ nếu gặp biểu hiện bất thường thể nặng

Ngoài ra, người tiểu đêm nên thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, tăng cường chất xơ trong khẩu phần hàng ngày. Chế độ vận động thường xuyên, khoa học cũng góp phần cải thiện tình trạng.

Nếu bạn còn băn khoăn gì về thuốc trị tiểu đêm, liên hệ ngay đến số hotline của chúng tôi để được giải đáp. Chúc các bạn luôn khỏe!

XEM THÊM:

  • TOP 6 bài thuốc chữa tiểu đêm tại nhà: áp dụng ngay để thoát khỏi phiền toái
  • Tiểu đêm nhiều lần ở nam giới có phải biểu hiện suy giảm sinh lý?
  • {Góc review}: Các loại thuốc bổ thận tráng dương tốt nhất dành cho nam giới
  • Tiểu đêm ăn gì kiêng gì để cải thiện? Chuyên gia mách bạn