Thế nào là nghĩa tường minh và hàm ý

Nghĩa tường minh và hàm ý là hai cách thể hiện nội dung trong văn, thơ. Trong đó, nghĩa tường minh được thể hiện là nghĩa đen, nhắc trực tiếp đến các suy nghĩ, nội dung tác giả khắc hoạ. Trong khi hàm ý lại nói lên lớp nghĩa bóng, được ẩn đi trong câu chuyện được diễn tả. Mỗi mục đích sử dụng lại hưởng đến sự phù hợp, ý tứ của tác giả. Từ đó mà hàm ý thường mang ý sâu xa hơn, chiêm nghiệm hơn. Người đọc, người nghe cần đứng ở vị trí của tác giả để lột tả được các lớp nghĩa đang được tác giả hướng đến.

Cùng tìm hiểu đặc điểm, phân biệt và phân tích đối với nghĩa tường minh, hàm ý ở các ví dụ cụ thể.

3. Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý:

– Khái niệm:

+ Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng các từ ngữ trong câu. Lớp nghĩa này được thể hiện ngay trong việc sử dụng từ ngữ, hình ảnh muốn miêu tả, diễn giải.

+ Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy. Thường mang đến lớp nghĩa sâu sắc hơn mà người nói muốn truyền tải.

– Về bản chất:

+ Nghĩa tường minh còn được biết đến với tên gọi phổ thông là nghĩa đen. Do đó lớp nghĩa này thể hiện ngay khi chúng ta nghe hay đọc thông tin. Nó được thể hiện trong câu, thông qua câu chữ người nghe, người đọc có thể thấy và hiểu ngay.

+ Nghĩa hàm ý hay còn gọi là nghĩa bóng. Khác với nghĩa đen, nghĩa bóng không thể nhìn thấy ngay mà cần người đọc, người nghe phải suy ngẫm và khám phá sự tinh túy ẩn chứa trong con chữ. Do đó các đối tượng nghe và nói phải hiểu nhau, kết nối với nhau trong mục đích diễn đạt.

– Các nhận xét khác:

Cách thức xây dựng câu chuyện để thể hiện hàm ý khó hơn nhiều. Vì phải thể hiện được nhiều lớp nghĩa, trong đó lớp nghĩa đen không phải nội dung và ý nghĩa chính mà người nói muốn truyền tải. Các nghĩa bóng mang đến cảm nhận, đánh giá thực tế của người nói đối với vấn đề.

Trong một câu nhất định phải có nghĩa tường minh. Nhưng nếu câu đó bao gồm cả nghĩa hàm ý thì đây mới chính là ý nghĩa quan trọng mà người viết, người nói muốn truyền tải. Cũng qua đó mang đến sự sinh động, đa nghĩa, nhiều cách hiểu trên thực tế. Việc này được tiết chế đối với các văn bản mang tính học thuật. Bởi các nguyên tắc, lý luận được xây dựng phải đúng bản chất, không được gây hoang mang trong nội dung biểu thị.

4. Ví dụ về nghĩa tường minh và hàm ý là gì?

Dưới đây là các ví dụ trong bài nghĩa tường minh và hàm ý. Hãy cùng phân tích để hiểu về nghĩa tường minh và hàm ý.

Ví dụ 1:

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng”

– Nghĩa tường minh:

+ Nhiễu điều: tấm vải đỏ.

+ Giá gương: bàn thờ.

Ý cả câu là tấm vải đỏ được phủ lên bàn thờ. Các mô tả này gắn với khung cảnh hiện ra thể hiện sự uy nghiêm, thiêng liêng.

– Hàm ý: Câu nói khuyên nhủ chúng ta – những công dân của tổ quốc hãy biết yêu thương, san sẻ, đùm bọc nhau từ những điều nhỏ nhặt nhất. Xây dựng sự đoàn kết, đùm bọc và thương yêu lẫn nhau. Cùng nhau giúp cho đất nước, quê hương của mình phát triển giàu đẹp, văn minh hơn. Chính nhờ sự đoàn kết, đồng lòng mà đất nước mới có được các sức mạnh và giá trị như ngày hôm nay.

Ví dụ 2:

“Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.”

– Nghĩa tường minh:

+ Mực có màu đen, đây là màu đặc trưng của nó. Khi mực tiếp xúc trên các bề mặt đều để lại màu đen khó mà làm sạch. Do đó, thực tế thì để thứ gì gần mực thì sẽ bị mực làm cho đen đi.

+ Ngược lại đèn phát sáng, nó có thể làm sáng cho không gian xung quanh. Ngay cả trong bóng tối, nhờ có ánh đèn mà ta có thể nhìn rõ mọi vật. Như vậy, để thứ gì gần đèn sẽ được ánh sáng chiếu làm cho nó trở nên sáng sủa hơn.

– Hàm ý:

+ Mực trong câu tục ngữ này dùng để sự tối tăm, mù mịt, cái đen tối có thể làm ảnh hưởng đến những thứ tiếp xúc xung quanh nó. Mực tượng trưng cho những điều xấu, những thói quen, đức tính không tốt trong cuộc sống của con người. Nếu gần các thói quen xấu đó, rồi có ngày chúng ta cũng bị tác động, bị ảnh hưởng tiêu cực.

+ Còn đèn tượng trưng cho ánh sáng, chân lí, lẽ phải, những điều đúng đắn, tốt đẹp. Đèn có thể soi sáng, mang đến sự sáng tỏ, minh bạch. Hướng đến những điều tốt đẹp, những chân lí của cuộc sống, chúng ta sẽ trở thành một con người có ích cho xã hội. Con người phải biết phê phán, trách xa cái xấu để học hỏi, phát triển bản thân theo hướng tốt đẹp hơn.