Telemarketing là gì? Mô tả công việc nhân viên Telemarketing

Thuật ngữ Telemarketing đã không còn xa lạ với nhiều người. Tuy nhiên, vẫn còn một số người nhầm lẫn giữa Telemarketing và Telesales. Vậy, Telemarketing là gì? Công việc Telemarketing là gì?Bài viết dưới đây được TopCV tổng hợp và đưa ra những thông tin cơ bản nhất về Telemarketing. Hãy cùng theo dõi để giải đáp những thắc mắc trên của bạn.

Telemarketing là gì?

Khái niệm Telemarketing

Telemarketing hiểu đơn giản chính là việc tiếp thị qua điện thoại. Telemarketing gồm nhiều công việc như giới thiệu, cung cấp thông tin về sản phẩm cho khách hàng, tạo ra các khách hàng tiềm năng, kích hoạt các khách hàng cũ, nghiên cứu về thị trường,… và bán hàng. Nhu cầu việc làm Telemarketing tăng mạnh, rất nhiều bạn trẻ đã lựa chọn công việc này để phát triển bản thân.

PW1RQqz7Ef_hUrNgMbwnOT7TACykh7EM4ihUeHcyeJsJfylelIlJH1i2ZgZVG7_HW9cHpzqJlvU0tzd9jlqVnFJl3gZQkQJFOnU3JejJOz0LdCbOCFjbANptZSHysltk7nllrZrd
Telemarketing không giống với Telesales

Telemarketing khác với Telesales như thế nào?

  • Telesales: Dịch vụ với mục đích chuyên để bán các sản phẩm, dịch vụ đến với khách hàng qua điện thoại. Telesales thường được xem là bước cuối cùng để chốt sale.
  • Telemarketing: Dịch vụ với mục đích tạo nhu cầu cho những khách hàng tiềm năng, thu thập các thông tin, phản hồi và giúp tăng cơ hội bán hàng qua điện thoại. Telemarketing sẽ giúp doanh nghiệp có thể tìm được khách hàng tiềm năng. Đây được xem là bước đệm, tác động và thúc đẩy khách hàng mua hàng.

Vai trò của Telemarketing đối với doanh nghiệp

Khi hình thức việc làm Telemarketing ra đời đã đóng nhiều vai trò quan trọng hơn trong sự phát triển của doanh nghiệp, có thể kể đến như:

  • Là một giải pháp giúp cho doanh nghiệp thu thập, xử lý được các thông tin của khách hàng nhanh chóng. Người nhân viên Telemarketing có thể giải đáp được nhiều yêu cầu, lời đề nghị, phản hồi của khách hàng.
  • Sử dụng như công cụ kinh doanh hiệu quả, có thể giúp phủ sóng thương hiệu một cách nhanh chóng.
  • Sẽ là phương tiện giúp doanh nghiệp tạo dựng mối quan hệ tích cực với khách hàng. Giúp tăng sự tương tác giữa khách hàng – doanh nghiệp, giảm thiểu rủi ro, tăng cơ hội được lựa chọn từ phía khách hàng cho doanh nghiệp.
  • Mang lại được nhiều lợi ích hơn trong việc duy trì sự hiệu quả bán hàng, tiết kiệm công sức, thời gian, tiền bạc cho doanh nghiệp. Giúp tăng doanh số cho doanh nghiệp, đặc biệt đối với sự phát triển của nhiều công nghệ tiên tiến như hiện nay.

Mô tả công việc nhân viên Telemarketing

Vậy công việc của nhân viên Telemarketing là gì? Đối với vị trí này, sẽ có những công việc cụ thể như sau:

  • Liên hệ với khách hàng tiềm năng (doanh nghiệp, cá nhân) qua điện thoại, quảng bá, giới thiệu thông tin về sản phẩm/dịch vụ.
  • Tiếp nhận và xử lý những đơn đặt hàng qua điện thoại.
  • Giải đáp các thông tin về sản phẩm/dịch vụ đến khách hàng bao gồm như tính năng, tiện ích, giá cả,…
  • Điều chỉnh doanh số phù hợp với kịch bản bán hàng, đáp ứng nhu cầu của từng đối tượng cụ thể.
  • Xin thông tin của khách hàng như tên, địa chỉ, số điện thoại để hoàn thành/chốt đơn.
  • Thu hồi ý kiến phản ứng của khách hàng về sản phẩm sau khi sử dụng.
  • Tổng hợp các thông tin của khách hàng tiềm năng để thực hiện chăm sóc nhiều lần.
  • Nhận đơn hàng qua điện thoại, chuyển thông tin chi tiết của đơn hàng lên hệ thống của doanh nghiệp.
  • Tiến hành các cuộc khảo sát theo yêu cầu của doanh nghiệp.
  • Lên lịch hẹn giữa khách hàng tiềm năng và nhân viên bán hàng.
  • Cung cấp các văn bản, bài thuyết trình, thông tin quảng cáo cho các khách hàng tiềm năng, khách hàng đã sử dụng sản phẩm/dịch vụ.

>> Xem thêm: Việc làm telesale là gì? Có phải chỉ gọi điện cho khách hàng?

F8HeyUv-YomMYtF8hElTpNzwQv-KVUD-1Wh6fMFTIRfWXoeSKDtv6I0vY7nomBvW9uPpe2-Km2oECk4vURkpZbuCjXWajOb9c9C7PRBiPOsMKUtYRJ3JTZ4cl7G0vOweavmqiWN2
Telemarketing đang ngày càng quan trọng hơn với doanh nghiệp

Những loại hình Telemarketing

Theo như TopCV tìm hiểu được thì hiện tại có 2 nhóm loại hình Telemarketing chính là Outbound Telemarketing (Chiều gọi ra) và Inbound Telemarketing (Chiều gọi đến).

Inbound Telemarketing

Inbound Telemarketing sẽ bao gồm những công việc như Customer support, Help desk, Toll Free.

Đây là hình thức dành cho những sản phẩm tiêu dùng thực tế, dùng để ghi nhận những ý kiến phản hồi từ khách hàng sử dụng sản phẩm. Khách hàng sẽ liên hệ đến Inbound Telemarketing khi có những thắc mắc cần giải đáp về sản phẩm.

Outbound Telemarketing

Outbound Telemarketing sẽ đa dạng với nhiều loại hình hơn, cụ thể như:

  • Telesales: Gọi đến với khách hàng mục tiêu và chào bán sản phẩm.
  • Telephone Survey: Hoạt động điều tra, nghiên cứu về thị trường tiêu thụ hoặc thị trường mục tiêu qua điện thoại.
  • Event Broadcasting: Hoạt động được thực hiện với mục đích truyền thông cho các sự kiện, chiến dịch sắp xảy ra.
  • Customer Satisfaction: Hoạt động thực hiện với mục đích để khảo sát sự hài lòng về sản phẩm/dịch vụ của khách hàng.
  • Up-Sell/Cross-Sell Campaigns: Chăm sóc, duy trì mối quan hệ bền vững với khách hàng cũ. Từ đó thực hiện việc Up-sell lên những sản phẩm mới hơn.

Kỹ năng Telemarketing cần có

Để trở thành một nhân viên Telemarketing chuyên nghiệp, bạn sẽ cần trau dồi một số kỹ năng sau đây.

Kỹ năng giao tiếp

Công việc chính của Telemarketing là giao tiếp với khách hàng qua điện thoại. Do đó, kỹ năng này là kỹ năng cực kỳ cần thiết. Hãy luyện tập tốt kỹ năng giao tiếp để có thể thu hút được sự chú ý của khách hàng nhiều hơn.

Kỹ năng thuyết phục

Kỹ năng này sẽ quyết định cuộc gọi của bạn có thành công hay không. Ngoài kỹ năng giao tiếp, thì thuyết phục là một trong những kỹ năng mà Telemarketing bắt buộc phải có.

Hãy học cách trình bày các vấn đề, thông tin theo cách ngắn gọn, logic và hợp lý. Điều này sẽ hỗ trợ hơn cho kỹ năng thuyết phục của bạn khi gọi điện cho khách hàng.

Kỹ năng lắng nghe

Hãy lắng nghe những thắc mắc, câu hỏi của khách hàng với sự chân thành. Bạn sẽ thấy được những điểm quan trọng để có thể dẫn dắt khách hàng đến quyết định mua hàng.

Kỹ năng xử lý tình huống

Chắc chắn, đây cũng là một kỹ năng cần thiết. Bởi khi thực hiện Telemarketing, bạn sẽ bị hạn chế nhiều hơn so với việc marketing trực tiếp. Do đó, khi có những sự cố bất ngờ xảy ra, thì kỹ năng xử lý tình huống sẽ giúp bạn ghi điểm hơn đối với khách hàng cũng như cấp trên của mình.

Mức lương Telemarketing là bao nhiêu?

Trên thực tế, mức lương của Telemarketing sẽ không có mức giới hạn. Thông thường mức lương của Telemarketing sẽ được tính như sau:

Lương Telemarketing = Lương cơ bản + Lương KPI + Phụ cấp (nếu có)

Mức lương cơ bản sẽ dao động từ 3.000.000 đến 8.000.000 VNĐ tùy thuộc vào số năm kinh nghiệm. Đối với các vị trí quản lý sẽ từ mức 10.000.000 VNĐ trở lên.

Mức lương KPI và phụ cấp sẽ phụ thuộc vào chính sách của từng doanh nghiệp. Thông thường, với những Telemarketing dày dặn kinh nghiệm và làm tốt sẽ có thu nhập trung bình từ 15.000.000 – 20.000.000 VNĐ. Tuy nhiên, mức thu nhập đối với Telemarketing như đã nói ở trên là không giới hạn.

Tuyển dụng việc làm Telemarketing lương cao tại TopCV:

Trên đây là bài chia sẻ về công việc của nhân viên Telemarketing. Hy vọng, với bài viết này, TopCV đã giúp bạn hiểu hơn về tính chất cũng như triển vọng của ngành nghề này. Nếu như bạn đang muốn tìm việc nhân viên Telemarketing ở Hà Nội, tìm việc làm nhân viên Telemarketing ở TPHCM thì TopCV đang có hàng trăm tin tuyển dụng hấp dẫn chờ đón bạn. Tại TopCV, bạn có thể tìm thấy những việc làm trong mơ với mức thu nhập và đãi ngộ tốt. Chúc bạn thành công!

>> Tạo CV chuẩn, độc, lạ tại TopCV để ứng tuyển những việc làm HOT lương cao