Theo một khảo sát tại Anh, một người trung bình sẽ soi gương tới 70 lần mỗi ngày. Và với số lần soi nhiều như vậy, chắc hẳn đôi lúc bạn cũng nhận ra có một nghịch lý đến từ chính chiếc gương mình. Đó là dù đã ăn vận trang điểm thật “lồng lộn” nhưng đến khi lên ảnh, hình tượng của bạn lại khác xa so với những gì hiện lên lúc soi gương. Mà đôi khi còn khác đến 1 trời 1 vực cơ.
Quả là một nghịch lý đầy đau thương, và nó xảy ra với phần lớn chúng ta. Nhưng tại sao lại có sự khác biệt như thế? Khoa học bảo, có đến 6 lý do lận cơ.
1. Vì bạn chỉ nhìn được ảnh lật của bản thân khi soi gương
Ai cũng nghĩ rằng soi gương sẽ giúp bạn nhận ra bản thân mình trông như thế nào, nhưng điều đó chỉ đúng một phần thôi. Kỳ thực, hình ảnh bạn nhận được khi soi gương sẽ rất khác so với hình ảnh hiện lên trong mắt người khác. Đơn giản là vì, ảnh trong gương đã bị đảo ngược.
Vấn đề nằm ở chỗ, chúng ta không thể nhìn được ảnh thật của bản thân, mà chỉ có thể thấy ảnh ngược trong gương thôi. Cũng bởi ngày nào cũng ngắm ảnh ngược, bạn sẽ trở nên quá quen thuộc với phiên bản ấy. Vậy nên nếu không phải người thường xuyên chụp hình, bạn sẽ không tránh khỏi cảm giác lạ lẫm khi nhìn vào tấm ảnh được chụp của chính bản thân, vì nó ngược hoàn toàn so với những gì bạn vẫn thường cảm nhận mỗi ngày.
2. Hình ảnh trong gương là do bạn kiểm soát
Khi soi gương, bạn có toàn quyền quyết định hình ảnh của mình sẽ trông như thế nào. Nếu không thích góc trái, bạn sẽ lập tức đưa mặt sang phải, chỉnh lại dáng, nét mặt để có một vẻ ngoài tươm tất hơn.
Chụp ảnh thì khác, bạn chỉ được thấy bản thân sau khi bức ảnh đã được chụp, nên khác nhau là phải rồi.
Từ đây, chúng ta cũng có một bí kíp chụp ảnh đẹp là… chăm soi gương. Chỉ khi ấy, bạn mới nắm được đâu là góc đẹp nhất trên khuôn mặt của mình, và có dáng pose như ý.
3. Ảnh chụp còn phụ thuộc vào ánh sáng
Một cơ chế khá thú vị của não bộ khi soi gương, đó là nó khiến chúng ta không cảm nhận được sự khác biệt về ánh sáng. Nếu có thay đổi, não bộ sẽ tự động cân bằng sáng để hình ảnh hiện lên gần với những gì quen thuộc nhất mà mỗi ngày bạn vẫn được cảm nhận.
Ảnh chụp thì khác. Hình ảnh hiện lên phụ thuộc vào cảm biến của camera, vậy nên ánh sáng có tính chi phối rất mạnh. Có nhiếp ảnh gia còn bảo: “Chỉ ánh sáng thôi cũng biến bức ảnh thành kiệt tác, hoặc phá vỡ nó.”
4. Khuôn mặt là một hình thể bất đối xứng
Có thể bạn không nhận ra, nhưng thực chất thì chẳng có ai sở hữu một khuôn mặt có tính đối xứng hoàn hảo cả. Vậy nên việc ngắm nhìn ảnh ngược trong gương và ảnh thật trong hình chụp sẽ cho cảm giác cực kỳ khác nhau.
5. Chúng ta chỉ nhìn được một vài chi tiết trong gương mà thôi
Khi nhìn vào gương, não bộ sẽ chỉ hướng bạn đến một số chi tiết cụ thể, như mắt, mũi, môi… mà hiếm khi nhận ra rằng bạn không thực sự nhìn thẳng vào tổng thể gương mặt.
Khi xem ảnh thì khác, bạn lại nhìn được bao quát hơn, và có đánh giá về tổng thể hình ảnh của bản thân. Bởi vậy, cảm nhận về hình ảnh cũng trở nên khác biệt.
7. Ai cũng vậy, luôn nghĩ bản thân đẹp hơn thực tế
Theo một nghiên cứu từ ĐH Chicago, tâm lý chung cho thấy con người ta thường nghĩ mình đẹp hơn so với thực tế ngoài đời.
Để có được kết quả này, các chuyên gia đã chọn ra một số bức hình của tình nguyện viên, sau đó chỉnh thành 2 phiên bản: 1 đẹp hơn, 1 xấu hơn. Khi được hỏi đâu là bức ảnh gốc, gần như tất cả mọi người đều chỉ chọn bức hình đẹp hơn thôi.
Nhưng điều này thì liên quan gì? Hoàn toàn có, bởi khi nhìn vào gương, não bộ sẽ khiến bạn nghĩ bản thân mình đẹp hơn so với thực tế. Còn ảnh chụp lên thì không được như vậy, vì đó là “ảnh thật”.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!