Sạc bình ắc quy xe máy ở đâu thì tốt nhất và rẻ nhất?

Bình ắc quy xe máy là thiết bị “nhỏ nhưng có võ”. Nếu bình ắc quy có vấn đề, gần như mọi hệ thống vận hành của xe sẽ không khởi động được. Và bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nhận biết cách bình ắc quy bị yếu điện hoặc chết. Đồng thời mách bạn sạc bình ắc quy xe máy ở đâu, để bạn xử lý nhanh những rắc rối liên quan đến thiết bị này nhé.

Hiểu một cách đơn giản, ắc quy là thiết bị tích trữ năng lượng ở dạng hóa năng sau đó sẽ chuyển thành điện năng. Bình ắc quy xe máy sẽ cung cấp điện cho các bộ phận liên quan như: còi, xi nhan, đèn pha, hệ thống đánh lửa,… Nếu bình ắc quy hết điện hoặc hư hỏng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự vận hành của xe máy.

Bạn không muốn gặp phải trường hợp đang vội đi làm, nhưng xe không thể nổ máy được vì ắc quy hết điện đúng không nào? Vậy hãy chú ý tới những dấu hiệu cho biết bình ắc quy của bạn đang gặp vấn đề nhé. Đồng thời cũng sẽ gợi ý đến bạn nơi sạc bình ắc quy xe máy ở đâu thì nhanh nhất.

Dấu hiệu cho biết bình ắc quy xe máy bị chết

Cách nhận biết bình ắc quy yếu điện/ hết điện

Để biết bình ắc quy xe máy bị yếu điện, bạn chỉ cần để ý tới một số dấu hiệu sau:

  • Xe khó đề máy. Khi bấm nút đề, bạn sẽ mất một lúc lâu xe mới khởi động được (nếu xe của bạn vẫn còn xăng). Khi muốn khởi động xe, bạn phải đạp máy mới chạy.

  • Đối với xe số: khi bạn nhấn nút đề để khởi động xe, đèn số N bị tối hoặc tắt hoàn toàn. Kim chỉ xăng cũng không hoạt động. Còn đối với xe tay ga, đèn báo lỗi động cơ liên tục nhấp nháy hoặc không hoạt động.

  • Tiếng còi xe nghe yếu hơn và nhỏ hơn bình thường

  • Hệ thống đèn pha, đèn xi nhan hoạt động yếu. Khả năng chiếu sáng giảm.

Khi bình hết điện, bạn thường sạc bình ắc quy xe máy ở đâu?

Khi bình hết điện, bạn thường sạc bình ắc quy xe máy ở đâu?

Mặc dù những dấu hiệu này tương đối “mờ nhạt”, nhưng cũng không quá khó để nhận biết. Nguyên nhân khiến bình ắc quy bị yếu thường là do bình quá cũ và cần phải thay thế. Còn nếu bạn mới thay bình nhưng vẫn gặp phải tình trạng này, có thể đến từ 2 lý do chính sau:

  • Củ phát điện (Dynamo) không hoạt động. Khi đó, điện sẽ không được nạp vào bình để xe được vận hành.

  • Bình ắc quy xe máy bị chạm/ mát. Ví dụ: bạn đã tắt xe máy nhưng thiết bị nào đó của xe vẫn tiêu thụ điện. Điều này dẫn đến việc rò rỉ điện bình ắc quy nhanh.

  • Xe để lâu không hoạt động khiến ắc quy bị hết điện. Khá nhiều bạn gặp phải tình trạng này khi giãn cách xã hội trong nhiều tháng vì dịch covid-19.

Cách xử lý khi bình ắc quy bị yếu điện

Nếu bạn đang đi xe số hoặc xe côn tay thì việc bình ắc quy xe máy bị chết do hết điện? Trường hợp này không phải vấn đề quá lớn. Bởi bạn có thể dùng tạm phương án “nổ máy bằng chân”. Bởi vì những dòng xe số hay côn đều được kết hợp cần nổ. Nhưng đối với xe tay ga thì đây là vấn đề khá đau đầu. Nguyên nhân đến từ việc nhiều xe tay ga không được thiết kế cần đề. Do vậy, khi ắc quy xe máy bị chết, bạn cần sạc bình ắc quy xe máy. Hoặc cần tới một bình ắc quy cùng dòng điện để có thể kích nổ cho xe.

Một phương pháp khá hữu hiệu khi bình ắc quy của bạn bị chết - đó là hãy nổ máy bằng cần đạp

Một phương pháp khá hữu hiệu khi bình ắc quy của bạn bị chết – đó là hãy nổ máy bằng cần đạp

Sạc bình ắc quy xe máy ở đâu thì nhanh nhất?

Sạc bình ắc quy tại tiệm sửa chữa xe máy/ trung tâm bảo dưỡng xe máy

Khi bình ắc quy xe máy của bạn có vấn đề, bạn có thể thay mới nếu bình đã quá cũ. Còn không, bạn có thể sạc lại bình ắc quy để gia tăng thời gian sử dụng và tiết kiệm chi phí nhé. Khi cần sạc bình ắc quy, bạn hãy đưa con xe của bạn tới bất kỳ một tiệm sửa xe hoặc trung tâm bảo hành. Các “anh thợ” sẽ giúp bạn sạc nhanh bình điện. Tùy vào từng loại xe mà giá sạc ắc quy xe máy khác nhau. Nhưng nhìn chung chi phí tương đối rẻ, chỉ từ 20,000 – 30,000 đồng mà thôi.

Sạc bình ắc quy xe máy ở đâu?

Sạc bình ắc quy xe máy ở đâu? Bạn hãy tới bất kỳ tiệm sửa xe nào để được “cứu cánh” nhanh nhất nhé

Sạc bình ắc quy xe máy tại nhà

Nhìn chung, việc sạc bình ắc quy xe máy không quá khó khăn. Nếu có đầy đủ các dụng cụ cần thiết, bạn hoàn toàn có thể “phục hồi” bình ắc quy tại nhà dễ dàng.

Cách thực hiện

  • Bước 1: Lấy ắc quy ra khỏi xe máy. Để tháo pin, bạn cần ngắt kết nối cáp âm, cáp dương của ắc quy. Sau đó tháo các kết nối của ắc quy với thân xe là được.

  • Bước 2: Kết nối ắc quy với bộ sạc. Khi gắn vào bộ sạc, bạn hãy đảm bảo các cực ắc quy được kết nối đúng nhé. Tránh sạc ắc quy ở gần những vật dụng dễ gây cháy nổ. Đối với các loại sạc thông minh, hệ thống sẽ báo cho bạn biết khi nào ắc quy được sạc đầy. Nếu không, bạn phải kiểm tra thông qua điện áp. Mức điện áp đo được khoảng 12,73V hoặc cao hơn tức là ắc quy đã được sạc đầy.

  • Bước 3: Lắp ắc quy vào xe máy. Sau khi sạc xong, bạn hãy lắp ắc quy trở lại thân xe và kiểm tra xe có hoạt động không.

Lưu ý rằng: bạn cần phải bổ sung dung dịch bằng nước cất sau đó mới tiến hành sạc đối với ắc quy nước nhé.

Tham khảo thêm về sự khác biệt của bình ắc quy khô và ắc quy nước tại đây

Bạn có thể sử dụng cục sạc khi sạc bình ắc quy tại nhà nhé.

Bạn có thể sử dụng cục sạc khi sạc bình ắc quy tại nhà nhé.

Cách bảo quản bình ắc quy xe máy được tốt và bền hơn

Ông bà chúng ta vẫn hay nói “của bền tại người”. Thay vì để bình ắc quy xe gặp phải vấn đề rồi mới tìm hiểu sạc bình ắc quy xe máy ở đâu? Vậy thì bạn hãy chăm sóc trước để bình ắc quy luôn hoạt động tốt và bền lâu nhé. Dưới đây là một số cách mà OKXE gợi ý:

  • Không tự ý lắp thêm các thiết bị điện khác có công suất lớn quá mức quy định của nhà sản xuất: còi xe, đèn xe… Điều này có thể khiến ắc quy bị quá tải và tiêu hao điện năng nhiều hơn, nhanh hơn. Tuổi thọ của ắc quy cũng bị rút ngắn lại.

  • Vệ sinh các điện cực để tránh trường hợp bình bị ăn mòn.

  • Vệ sinh vỏ bình để tránh bụi bẩn lọt vào bên trong.

  • Đối với ắc quy nước: bạn nên kiểm tra, bảo dưỡng bình sau khi chạy 1000km. Nếu thấy mực nước trong bình quá thấp, bạn hãy châm thêm nước cất ở mức 1/2 bình nhé.

  • Nếu xe không chạy trong thời gian dài. Bạn hãy để xe ở nơi khô ráo, thoáng mát. Bạn nên sạc đầy bình trước khi cất xe và nạp điện bổ sung mỗi tháng/ lần nhé.

Trên đây là một số thông tin giúp bạn xử lý nhanh chóng tình huống khi không biết sạc bình ắc quy xe máy tại đâu. Bên cạnh đó là một số thông tin về việc bảo quản/ chăm sóc để bình ắc quy xe máy được tốt và bền lâu hơn.