VÌ SAO PHẢI ĐO LƯỜNG RUNG ĐỘNG? – QUATEST 3

Tác động đến đời sống?

Đối với lĩnh vực rung động, có rung động mong muốn và rung động không mong muốn. Những rung động mong muốn, chủ yếu do con người tạo ra như: rung động của máy khoan điện, điện thoại, máy mát xa hay các bộ tạo rung động trong thí nghiệm…Tuy nhiên, mối quan tâm chính vẫn là các rung động không mong muốn như: rung động của động cơ, rung động do địa chấn, rung động trong kết cấu công trình do sự tác động bên ngoài. Các rung động này sinh ra làm ảnh hưởng đến an toàn, sức khỏe, môi trường sống và phá hủy công trình, động cơ, máy móc…

Rung động tồn tại trong: cơ thể sống, động cơ, công trình và cấu trúc nguyên tử

Do vậy việc nghiên cứu, giám sát, đo lường về rung động ngày càng được quan tâm nhiều hơn và là một trong những chủ đề lớn trong lĩnh vực cơ học. Phổ biến là phương pháp phân tích rung động trong công nghiệp, thường được sử dụng xác định, tiên đoán và ngăn ngừa hư hỏng đối với máy móc, từ đó cải thiện được độ tin cậy, giảm thiểu hư hỏng. Ngoài ra, phân tích rung động còn được dùng để khảo sát đánh giá rung động công trình xây dựng nhằm đảm bảo an toàn, sức khỏe và bảo vệ môi trường.

Đo độ rung có những quy định nào?

Từ những tác động của rung động nêu trên đối với đời sống và sự cần thiết phải đo rung động để có những phương pháp giảm tải độ rung quá lớn, các bộ ngành đã ban hành các quy định về đánh giá, giám sát và quản lý phương tiện đo trong lĩnh vực rung động như sau:

  • Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành QCVN 27:2010/BTNMT quy định giá trị tối đa cho phép mức gia tốc rung tại các khu vực có con người sinh sống, hoạt động và làm việc bao gồm Giá trị tối đa cho phép về mức gia tốc rung đối với hoạt động xây dựng & hoạt động sản xuất, thương mại, dịch vụ.
  • Bộ y tế đã ban hành QCVN 27/2016/TT-BYT quy định mức rung cho phép tác động lên người lao động tại nơi làm việc.

Bộ Khoa học Công nghệ ban hành Thông tư 23/2013/TT-BKHCN, trong đó phương tiện đo rung động thuộc phương tiện đo nhóm 2, cần kiểm soát về đo lường.

Các hoạt động về đánh giá giám sát, nghiên cứu, thử nghiệm sản phầm

Để đáp ứng các quy định trên của các bộ ngành, nhu cầu kiểm soát chất lượng sản phẩm và đảm bảo tính chính xác của thiết bị đo, Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất Lượng 3 (QUATEST 3) thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cung cấp các dịch vụ phục vụ cho sự đánh phù hợp và quản lý nhà nước trong lĩnh vực rung động như:

  • Kiểm tra, đánh giá, giám định kỹ thuật về rung động được công nhận phù hợp với các yêu cầu của ISO/IEC 17020;
  • Kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm lĩnh vực rung động được công nhận phù hợp với yêu cầu của ISO/IEC 17025. Đồng thời được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng chỉ định là tổ chức kiểm định phương tiện đo rung động và hiệu chuẩn cảm biến gia tốc chuẩn theo quyết định số 838/QĐ-TĐC.

Hệ thống hiệu chuẩn, kiểm định, thử nghiệm phương tiện đo rung động của QUATEST3

Với đội ngũ hiệu chuẩn viên, giám định viên có nhiều năm kinh nghiệm đã được đào tạo chuyên sâu trong và ngoài nước, cùng với năng lực thiết bị thí nghiệm hiện đại. QUATEST 3 luôn sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu của quý khách hàng về hiệu chuẩn, kiểm định, thử nghiệm, giám định liên quan đến lĩnh vực rung động tại phòng thí nghiệm và hiện trường.

Nguyễn Anh Triết – Bùi Văn Tiến (QUATEST3)

Khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ Kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:

PHÒNG DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG

Email: [email protected]

Điện thoại: 0251 3836 212

Đối với dịch vụ đo kiểm tra độ rung động tại hiện trường, Quý khách hàng vui lòng liên hệ

PHÒNG QUẢN TRỊ NGHIỆP VỤEmail: [email protected]

Điện thoại: 028 38294274 Ext: 1322