Phế cầu khuẩn là tác nhân thường được phát hiện trong tình trạng đồng nhiễm, bội nhiễm ở nhiều bệnh nhân Covid-19, COPD, cúm,… Không chỉ gây bệnh nặng, nguy cơ để lại nhiều di chứng ở hệ thần kinh, hệ hô hấp… mà vi khuẩn phế cầu ngày càng kháng kháng sinh khiến việc điều trị vô cùng khó khăn và tốn kém.
Phế cầu khuẩn là gì?
Phế cầu khuẩn (tên tiếng anh là Streptococcus Pneumoniae) là loại vi khuẩn khu trú tại vùng mũi – họng gây ra nhóm bệnh lý nguy hiểm: Viêm phổi, viêm mũi họng, viêm tai giữa, viêm màng não, nhiễm trùng huyết,… Các bệnh do phế cầu khuẩn để lại di chứng và tỷ lệ tử vong từ 10 – 20%, đặc biệt ở trẻ nhỏ, người già, tỷ lệ tử vong lên đến 50%. Ước tính nửa triệu trẻ em dưới 5 tuổi tử vong mỗi năm trên toàn thế giới do phế cầu khuẩn.
“Bất cứ ai cũng có nguy cơ đồng nhiễm nhiều bệnh cùng 1 lúc, tuy nhiên ít ai ngờ rằng độ đáng sợ của bộ đôi phế cầu khuẩn + Covid-19 lại vô cùng khủng khiếp. Tỷ lệ tử vong cao gấp 8 lần so với người bình thường, đối với những người bị vi khuẩn phế cầu xâm lấn trong vòng từ 3 – 27 ngày sau đó nhiễm Covid-19 khả năng tử vong tăng lên gấp 3 lần. Đặc biệt, người bệnh có nguy cơ đối mặt các biến chứng nguy hiểm nếu để đồng nhiễm: xơ phổi, suy hô hấp, áp xe phổi, phù phổi cấp…” BS.CKI Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC cảnh báo.
Các bệnh do phế cầu khuẩn gây ra và triệu chứng thường gặp
Vi khuẩn phế cầu có nhiều tuýp khác nhau có thể thường trú 40-70% trong vùng hầu họng người khỏe mạnh, sẵn sàng tấn công ngay khi có cơ hội. Phế cầu khuẩn chính là “thủ phạm” gây ra nhiều bệnh nguy hiểm, thậm chí nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn rất khó điều trị và tốn kém cho gia đình và ngành y tế, dù người bệnh may mắn được cứu chữa với nhiều loại kháng sinh liều cao nhưng chi phí điều trị các bệnh do phế cầu có thể lên tới hàng trăm triệu đồng/ca và điều trị dài ngày.
Phế cầu khuẩn gây ra nhiều bệnh lý khác nhau bao gồm: Các bệnh nhiễm trùng thường gặp với tần suất cao như viêm tai giữa hoặc viêm xoang; Các bệnh nhiễm trùng nặng và nguy hiểm đến tính mạng như viêm phổi (nhiễm trùng ở phổi), viêm tai giữa (nhiễm trùng ở khu vực phía sau màng nhĩ), viêm màng não (viêm nhiễm màng bảo vệ xung quanh não và tủy sống), nhiễm trùng máu (nhiễm trùng huyết),…
Cụ thể, các bệnh do phế cầu bao gồm:
1. Viêm tai giữa do phế cầu
Viêm tai giữa là bệnh viêm cấp tính ở lớp niêm mạc lót trong tai giữa, thường khởi phát sau viêm mũi họng do phế cầu khuẩn Streptococcus pneumoniae (40-50%). Trẻ từ 6-18 tháng tuổi là nhóm có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất với triệu chứng thường thấy ở trẻ là đau tai, sốt cao, quấy khóc, khó chịu, có chất dịch trong tai giữa, chảy mủ tai hoặc mất thính giác,…
Các triệu chứng điển hình của viêm tai giữa trong giai đoạn đầu rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý hô hấp khác. 80% trẻ sẽ mắc bệnh viêm tai giữa ít nhất 1 lần trước năm 3 tuổi, hơn 1/3 trường hợp trẻ bị nhiễm trùng lặp đi lặp lại (3 lần hoặc nhiều hơn trong 1 năm), phải can thiệp phẫu thuật, di chứng nặng do viêm tai giữa do phế cầu khuẩn đang âm thầm tấn công sức khỏe và tính mạng của hàng triệu trẻ em với tỷ lệ tử vong từ 10 – 20%; tỷ lệ tử vong lên tới 50% ở đối tượng nguy cơ cao như trẻ nhỏ, người già, người có hệ miễn dịch yếu.
2. Viêm phổi do phế cầu
Khuẩn phế cầu tàn phá phổi không kém Covid-19. Viêm phổi do phế cầu có triệu chứng dễ gây nhầm lẫn với cảm cúm thông thường nên thường bị xem nhẹ, hoặc dễ nhầm lẫn với Covid-19 như sốt, ớn lạnh, ho, thở nhanh, khó thở, đau ngực, lú lẫn, kém tỉnh táo,… Chính việc khó nhận biết viêm phổi do phế cầu có thể bỏ sót điều trị, từ đó người bệnh dễ diễn tiến nặng, phổi bị tàn phá dẫn đến suy hô hấp, tử vong…
Viêm phổi đã và đang là mối đe dọa lớn trên toàn thế giới, với gần 1 triệu ca tử vong hàng năm ở trẻ dưới 5 tuổi. Trung bình cứ 20 giây, bệnh viêm phổi lại giết chết 1 đứa trẻ. Tại Việt Nam, hàng năm, bệnh viêm phổi cướp đi mạng sống của khoảng 4.000 trẻ em trong tổng số 2,9 triệu ca mắc. Người lớn, người có hệ miễn dịch yếu, người có bệnh nền… chính là nhóm đối tượng có nguy cơ cao được khuyến cáo sử dụng vắc xin phòng ngừa viêm phổi do vi khuẩn phế cầu.
3. Viêm màng não do phế cầu
Viêm màng não do phế cầu khuẩn Streptococcus pneumoniae là bệnh khó phát hiện và nguy hiểm nhất, tỷ lệ đề kháng kháng sinh cao, tạo khó khăn và áp lực trong việc điều trị. Bệnh có triệu chứng sốt cao (39 – 40oC) liên tục, nhức đầu, đau mỏi cơ khớp… So với viêm màng não do mô cầu thì viêm màng não do phế cầu ít nổi ban trên da hơn, nhưng lại có dấu hiệu thần kinh khu trú, liệt mặt, rối loạn tri giác nặng nề hơn.
Các chuyên gia y tế cho biết: 80% bệnh nhân viêm màng não là trẻ dưới 5 tuổi. Đáng chú ý, tỷ lệ lành bệnh hoàn toàn chỉ 70%. 5-15% bệnh nhân viêm màng não tử vong dù được điều trị tích cực. Nếu không điều trị tích cực, tỷ lệ này có thể lên đến 30%. Thậm chí, nếu may mắn chữa khỏi, người bệnh có thể đối mặt di chứng lâu dài như: Tổn thương các dây thần kinh sọ não; Áp-xe não, áp-xe dưới màng cứng, ổ tụ mủ dọc huyết quản, viêm tắc tĩnh mạch, viêm quanh mạch máu não…; Gây tắc nghẽn dịch não tủy, chứng não nước, viêm màng trong tim, viêm màng ngoài tim, viêm phổi, viêm thận.
4. Nhiễm khuẩn huyết do phế cầu khuẩn
Nhiễm trùng do phế cầu khuẩn ở máu khá nguy hiểm với những trường hợp nguy cơ cao như trẻ nhỏ, người lớn tuổi, người mắc sẵn các bệnh lý khác, với tỷ lệ tử vong lên đến 20%, đây là tình trạng thứ phát phổ biến sau viêm phổi phế cầu, xuất hiện trên xấp xỉ 25% số người bệnh. Viêm phổi là nhiễm trùng nghiêm trọng thường gặp nhất do phế cầu; có biểu hiện như viêm phế quản phổi hay viêm phổi thùy. Các triệu chứng đặc trưng của nhiễm trùng máu là sốt, rét run, bứt rứt, đau đầu, đau cơ, lơ mơ ngủ gà và ban ngoài da.
5. Viêm xoang do phế cầu
Viêm xoang là tình trạng viêm các xoang cạnh mũi. Khi người bệnh mắc viêm xoang (nhiễm trùng ở xoang) do phế cầu có các triệu chứng đặc trưng như đau mặt, nghẹt mũi, chảy nước mũi màu vàng/xanh, đau đầu. Đây là thể bệnh rất dễ nhầm lý với các bệnh lý hô hấp thông thường khác nên cần được phát hiện và điều trị sớm.
Đáng lưu ý, viêm xoang do phế cầu gây rất nhiều phiền toái cho người bệnh. Bệnh sẽ tiến triển nặng thành mãn tính đôi khi gây những biến chứng nghiêm trọng như nhiễm trùng ổ mắt, viêm tắc tĩnh mạch xoang hang, áp-xe não, viêm màng não… nguy hiểm tính mạng nếu không được can thiệp sớm và đúng cách.
6. Viêm nội tâm mạc do phế cầu khuẩn
Viêm nội tâm mạc do phế cầu khuẩn là tình trạng nhiễm trùng của màng ngoài tim với các triệu chứng như sốt dai dẳng; móng tay khum, lách to, ngón tay dùi trống; xuất huyết mảnh vụn, xuất hiện hạch Osler – những mụn mủ mềm xuất hiện trên phần mềm của ngón tay, ban xuất huyết ở ngón chân. (1)
Khuẩn phế cầu thường gây viêm nội tâm mạc âm thầm, tổn thương tiến triển chậm nhưng nguy hiểm. Bệnh thường phát triển ở người bệnh có van tim bất thường, tiến triển từ bệnh nha chu, nhiễm trùng tiết niệu, nhiễm trùng tiêu hóa không được điều trị tốt dẫn đến nhiễm trùng huyết, thậm chí tử vong.
7. Viêm khớp nhiễm trùng do phế cầu
Viêm khớp nhiễm trùng do phế cầu là tình trạng nhiễm trùng ở bên trong khớp, phế cầu khuẩn xâm nhập vào khớp có thể qua đường máu, chấn thương trực tiếp hay sau thủ thuật tiêm khớp, phẫu thuật khớp… Các triệu chứng của bệnh có thể kể đến như:
- Tại khớp: Đau khớp từ trung bình đến nặng, mức độ đau tăng dần, tăng lên khi vận động và sờ nắn, khớp sưng nóng đỏ. Có thể thấy các tổn thương phần mềm quanh khớp sau chấn thương.
- Toàn thân: Xuất hiện hội chứng nhiễm khuẩn gồm sốt, rét run, môi khô, lưỡi bẩn, hơi thở hôi.
8. Viêm phúc mạc do khuẩn phế cầu
Viêm phúc mạc là tình trạng cấp cứu nghiêm trọng và khẩn cấp cần điều trị ngay lập tức vì tỷ lệ tử vong có thể lên tới 60 – 70%. Bệnh có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, trong đó có phế cầu khuẩn (hiếm gặp).
Đau bụng là triệu chứng cảnh báo sớm nhất và bao giờ cũng xuất hiện trong viêm phúc mạc, kèm theo buồn nôn và nôn. Tiếp đó, người bệnh sốt cao, mệt mỏi, hốc hác, bơ phờ, da xanh tái, nhớp nháp mồ hôi, chân tay lạnh. Nặng hơn có thể li bì, bán mê hoặc hôn mê, mạch nhanh, huyết áp tụt do mất nước, chất điện giải (nôn, sốt) và do ứ đọng nước trong lòng ruột và ổ bụng gây nhiễm độc độc tố vi khuẩn.
Đối tượng dễ mắc bệnh do khuẩn phế cầu
Ai cũng có thể trở thành đối tượng dễ mắc bệnh do phế cầu khuẩn. Tuy nhiên, nguy cơ nhiễm vi khuẩn phế cầu và mắc bệnh lý nặng tăng cao ở 3 nhóm đối tượng: Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, người trên 50 tuổi và những người có hệ miễn dịch suy yếu, người có các bệnh lý khác đi kèm chẳng hạn như đái tháo đường, các bệnh lý về gan, phổi, thận và tim và những người hút thuốc lá.
Ai cũng có thể mắc các bệnh do phế cầu khuẩn. CDC Hoa Kỳ đã xác nhận rằng hàng năm có khoảng 5-6 trường hợp trên 100.000 trường hợp có bệnh lý về phế cầu. Riêng với người già, tỷ lệ này lên đến 34%; trẻ em lên đến 36%. Đặc biệt, bệnh tập trung ở 3 nhóm đối tượng nguy cơ cao dễ bị tổn thương là trẻ dưới 2 tuổi, người già trên 65 tuổi và người có bệnh lý nền mãn tính.
“Trẻ em chưa được tiêm ngừa, chưa từng tiếp xúc với những mầm bệnh, chưa có đủ kháng thể để bảo vệ. Người già có các cơ quan bị lão hóa, miễn dịch bắt đầu suy giảm. Người có bệnh về tim mạch, tiểu đường, cao huyết áp, COPD,… chính là yếu tố “thời cơ” để khi bị phế cầu khuẩn tấn công, khả năng nhập viện và tử vong rất cao. Do vậy, việc chủ động tiêm vắc xin phế cầu là cách bảo vệ tốt nhất.” BS.CKI Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC khuyến cáo.
Bệnh do phế cầu khuẩn lây lan như thế nào?
Phế cầu khuẩn Streptococcus pneumoniae là loại vi khuẩn rất dễ lây lan thông qua đường hô hấp khi tiếp xúc, va chạm với người bệnh qua các con đường như hắt hơi, ho, hôn, hoặc sử dụng chung đồ dùng cá nhân. Ai cũng có thể bị nhiễm vi khuẩn phế cầu ở vùng họng dẫn đến các bệnh khác nhau hoặc không bị bệnh. Những người lành mang mầm bệnh vẫn có thể lây lan vi khuẩn cho người khác bằng những giọt nhỏ từ mũi hoặc miệng khi họ thở, ho hoặc hắt hơi.
Phế cầu khuẩn được tìm thấy trong vùng mũi họng 40-70% ở người khỏe mạnh. Một số môi trường nhất định như doanh trại quân đội hay trung tâm chăm sóc ban ngày sẽ tìm thấy số lượng phế cầu khuẩn cao hơn. Điều này có nghĩa ở thời điểm thuận lợi như sức đề kháng trẻ nhỏ, người lớn suy yếu thì phế cầu khuẩn có sẵn sẽ có thể tấn công và gây bệnh.
Chẩn đoán nhiễm phế cầu khuẩn
Trong trường hợp bệnh phế cầu khuẩn xâm lấn, để chẩn đoán các bệnh do nhiễm phế cầu khuẩn chính xác, các bác sĩ sẽ có thể chỉ định thực hiện kiểm tra cận lâm sàng dưới đây tùy vào mức độ nghiêm trọng của triệu chứng và sự ảnh hưởng đến các bộ phận của cơ thể:
- Chụp cắt lớp vi tính hoặc X-quang ngực;
- Xét nghiệm đờm bằng nhuộm Gram như các song cầu hình ngọn nến.
- Xét nghiệm dịch não tủy (CSF);
- Xét nghiệm máu, chất dịch lấy từ phổi, khớp, xương, xung quanh tim hoặc áp xe.
- Nuôi cấy là tiêu chuẩn vàng khi chẩn đoán các bệnh do phế cầu khuẩn. Bác sĩ cần phải thử nghiệm tính nhạy cảm với kháng sinh. Việc xác định typ huyết thanh và genotyp của các chủng phế cầu khuẩn có thể giúp ích cho dịch tễ học. Sự khác nhau về độc tính trong một typ huyết thanh có thể được phân biệt bằng các kỹ thuật như điện di gen trên xung điện trường và phân tích tính đa dạng về tổ hợp nhiều gen.
Phương pháp điều trị bệnh do khuẩn phế cầu
Các bệnh do phế cầu khuẩn diễn tiến nhanh, nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng, nếu may mắn chữa khỏi cũng có thể để lại nhiều di chứng mù, điếc, liệt và chậm phát triển tâm thần kinh… Do đó, người bệnh cần được phát hiện sớm và can thiệp điều trị kịp thời. Các chuyên gia y tế cho biết, tùy thuộc vào mức độ nặng – nhẹ của triệu chứng, biến chứng của bệnh mà có những giải pháp điều trị phù hợp khác nhau:
- Đối với tình trạng nhiễm trùng do phế cầu khuẩn ở mức độ nhẹ: Sử dụng kháng sinh là cần thiết trong phác đồ điều trị bệnh. Việc dùng thuốc nào, liều lượng bao nhiêu sẽ do bác sĩ quy định sau khi chẩn đoán tình trạng bệnh dựa trên kết quả thăm khám và xét nghiệm.
- Đối với nhiễm trùng do phế cầu khuẩn ở mức độ nặng: Chỉ định tiêm kháng sinh qua đường tĩnh mạch. Với triệu chứng nghiêm trọng hơn có thể đe dọa đến tính mạng, liệu pháp oxy cùng nhiều hình thức điều trị khác được thực hiện.
Viêm phổi, viêm tai giữa, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết do phế cầu khuẩn là 4 bệnh cực kỳ nguy hiểm, với tỷ lệ tử vong lên tới 50% ở nhóm đối tượng nguy cơ cao như trẻ nhỏ, người già.
Theo ThS.BS Lê Phan Kim Thoa, Trưởng khoa Nhi, BVĐK Tâm Anh TP.HCM vi khuẩn phế cầu đang gia tăng mức độ đề kháng với các loại kháng sinh, gây khó khăn và tốn kém trong điều trị. Nếu may mắn điều trị khỏi, người bệnh vẫn có nguy cơ cao chịu những di chứng bệnh tật nặng nề.
Việc điều trị các bệnh do phế cầu đã và đang là vấn đề nhức nhối đối với các nhà nhi khoa, vì phế cầu là vi khuẩn có độc lực mạnh, có khả năng gây vỡ hồng cầu và xâm nhập gây chết tế bào. Các loại kháng sinh thông thường điều trị phế cầu có thể bị đề kháng kháng sinh, cần phải chọn lựa kháng sinh liều cao và cần phối hợp 2-3 loại kháng sinh, đặc biệt viêm màng não do phế cầu có thể phải dùng đến 3 loại kháng sinh, phối hợp cùng lúc và thời gian điều trị có thể kéo dài.
“Đối với những trường hợp viêm màng não và nhiễm trùng huyết có thể cần điều trị từ 21-28 ngày, thậm chí 6 tuần điều trị liên tục, chích và truyền một ngày rất nhiều lần, và kết hợp uống đồng thời nhiều loại kháng sinh khác. Có những trẻ sau khi khỏi bệnh vẫn để lại các di chứng nguy hiểm vĩnh viễn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tương lai.” ThS.BS Lê Phan Kim Thoa cho biết.” ThS.BS Lê Phan Kim Thoa cho biết.
Phòng ngừa bệnh do phế cầu khuẩn
1. Tiêm phòng vắc xin
Hiện nay, vắc xin phế cầu hiện đang có 2 loại, vắc xin Synflorix (Bỉ) dành cho trẻ từ 6 tuần tuổi đến trẻ dưới 6 tuổi (trước sinh nhật năm thứ 6) và vắc xin Prevenar 13 (Bỉ) dành cho trẻ từ 6 tuần tuổi và người lớn, đặc biệt là người già, người có bệnh nền. Vắc xin phế cầu ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh và biến chứng nguy hiểm do phế cầu khuẩn như: viêm phổi, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, viêm tai giữa, mù, điếc, liệt, chậm phát triển tâm thần kinh,…
Loại vắc xin Prevenar-13 (Bỉ) Synflorix (Bỉ) Đối tượng Trẻ em từ 6 tuần tuổi và người lớn, đặc biệt là người già, người có bệnh nền. Trẻ em từ 6 tuần tuổi đến trước sinh nhật lần thứ 6. Lịch tiêm Từ 6 tuần tuổi đến dưới 7 tháng tuổi:
* Lịch tiêm gồm 4 mũi:
- Mũi 1: lần tiêm đầu tiên.
- Mũi 2: cách mũi 1 là 1 tháng.
- Mũi 3: cách mũi 2 là 1 tháng.
- Mũi 4 (mũi nhắc lại): sau 8 tháng kể từ mũi thứ 3
(Mũi 4 cách mũi 3 tối thiểu 2 tháng, khi trẻ 11-15 tháng tuổi).
Từ 7 tháng đến dưới 12 tháng tuổi (chưa từng được tiêm phòng vắc xin trước đó):
* Lịch tiêm gồm 3 mũi:
- Mũi 1: lần tiêm đầu tiên.
- Mũi 2: cách mũi 1 là 1 tháng.
- Mũi 3 (mũi nhắc lại): cách mũi 2 là 6 tháng.
(Mũi 3 cách mũi 2 tối thiểu 2 tháng, khi trẻ trên 1 tuổi)
Từ 12 tháng đến dưới 24 tháng tuổi (chưa từng được tiêm phòng vắc xin trước đó):
* Lịch tiêm gồm 2 mũi:
- Mũi 1: lần tiêm đầu tiên.
- Mũi 2: cách mũi 1 là 2 tháng.
Từ 24 tháng đến người lớn (chưa từng được tiêm phòng vắc xin trước đó hoặc chưa từng tiêm vắc xin Pneumo 23): Lịch tiêm 01 mũi.
Trẻ từ 6 tuần đến 6 tháng tuổi:
* Lịch tiêm gồm 4 mũi:
- 3 mũi cơ bản cách nhau tối thiểu 1 tháng
- Mũi nhắc lại: 6 tháng kể từ mũi thứ 3 (Nếu trên 1 tuổi, mũi 3 có thể cách mũi 2 là 2 tháng)
Trẻ từ 7-11 tháng tuổi (chưa từng được tiêm phòng vắc xin trước đó):
* Lịch tiêm gồm 3 mũi:
- 2 mũi cơ bản cách nhau ít nhất 1 tháng
- Mũi 3: 6 tháng sau mũi 2, nếu trên 1 tuổi, mũi 3 có thể cách mũi 2 là hai tháng
Trẻ từ 12 tháng đến trước sinh nhật lần thứ 6 (chưa từng được tiêm phòng vắc xin trước đó):
* Liệu trình tiêm gồm 2 mũi:
- Mũi 1: lần tiêm đầu tiên.
- Mũi 2: 2 tháng sau mũi 1.
2. Kháng sinh dự phòng
Theo các bác sĩ chuyên khoa, đối với trẻ thiểu sản lách chức năng hoặc giải phẫu <5 tuổi được khuyến cáo dự phòng bằng sử dụng penicillin V đường uống 125 mg, 2 lần/ngày. Thời gian điều trị dự phòng là theo kinh nghiệm, nhưng có thể vẫn tiếp tục dự phòng trong suốt thời thơ ấu và vào giai đoạn trưởng thành cho những bệnh nhân có nguy cơ cao bị không có lách. Ngoài ra, kháng sinh dự phòng Penicillin 250 mg đường uống, 2 lần/ngày được khuyến cáo cho trẻ lớn hơn hoặc thanh thiếu niên ít nhất 1 năm sau khi cắt lách.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo, đầu tư cho tiêm chủng và vắc xin là đầu tư khôn ngoan và tiết kiệm nhất. Vắc xin phế cầu có tính miễn dịch cộng đồng khi tiêm đầy đủ cho trẻ em và người lớn. Nếu tỷ lệ tiêm chủng cao thì những người xung quanh cũng được bảo vệ. Trong gia đình, nếu một thành viên được tiêm ngừa thì cũng bảo vệ được những thành viên chưa được tiêm ngừa. Không nên đắn đo về thời gian hay chi phí mà hãy tiêm ngay khi có thể, để chủ động bảo vệ sức khỏe sớm cho bản thân và gia đình.
VNVC tự hào là Hệ thống Trung tâm tiêm chủng cao cấp hàng đầu Việt Nam với hệ thống kho lạnh đạt chuẩn GSP, đảm bảo chất lượng, dịch vụ và uy tín được khẳng định qua nhiều năm, VNVC khẳng định định cung ứng đầy đủ các loại vắc xin cho trẻ em và người lớn, đặc biệt vắc xin phòng các bệnh do phế cầu khuẩn với cam kết không tăng giá, mức giá bình ổn trong mùa cao điểm dịch bệnh. Để tư vấn, đặt lịch tiêm chủng, đăng ký Gói vắc xin, tiêm vắc xin lẻ, đặc biệt là các chương trình ưu đãi, Quý Khách hàng vui lòng liên hệ:
Hotline: 028 7300 6595
Fanpage: https://www.facebook.com/trungtamtiemchungvnvc
Tra cứu trung tâm tiêm chủng VNVC gần nhất tại https://vnvc.vn/he-thong-trung-tam-tiem-chung/
Để đặt mua vắc xin và tham khảo các sản phẩm vắc xin, Quý khách vui lòng truy cập: vax.vnvc.vn
Phế cầu khuẩn là căn nguyên chiếm khoảng 11% trong tổng số trẻ nhỏ dưới 5 tuổi tử vong. Vi khuẩn phế cầu gây nhiều bệnh lý nghiêm trọng như viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa,… Đừng để trả giá đắt vì phế cầu khuẩn, chủ động chủng ngừa vắc xin sớm là biện pháp hiệu hữu ngăn chặn và cứu sống hàng triệu trẻ em và người lớn khỏi nguy cơ bệnh tật.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!