Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây
Giải Bài Tập Sinh Học 8 – Bài 27: Tiêu hóa ở dạ dày giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:
Xem thêm các sách tham khảo liên quan:
- Giải Vở Bài Tập Sinh Học Lớp 8
- Giải Sinh Học Lớp 8 (Ngắn Gọn)
- Sách Giáo Khoa Sinh Học Lớp 8
- Giải Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 8
- Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 8
Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 27 trang 87:
– Trình bày các đặc điểm cấu tạo chủ yếu của dạ dày.
– Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo, dự đoán xem ở dạ dày có thể diễn ra các hoạt động tiêu hoá nào?
Trả lời:
– Đặc điểm cấu tạo chủ yếu của dạ dày:
+ Có lớp cơ rất dày và khoẻ (gồm 3 lớp là cơ dọc, cơ vòng và cơ chéo)
+ Có lớp niêm mạc với nhiều tuyến tiết dịch vị.
– Dạ dày: + Co bóp để trộn thức ăn cho thấm đều dịch vị và tiếp tục nghiền, bóp nhuyễn nhờ các tuyến vị tiết ra dịch vị.
+ Biến đổi prôtêin nhờ enzim pepsin và dịch HCl để biến đổi prôtêin thành các axit amin.
Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 27 trang 88: Từ những thông tin nêu trên, hãy điền các cụm từ phù hợp theo cột và theo hàng vào bảng 27
Trả lời:
Bảng 27: Các hoạt động biến đổi thức ăn ở dạ dày
Biến đổi thức ăn ở dạ dày Các hoạt động tham gia Các thành phần tham gia hoạt động Tác dụng của hoạt động Biến đổi lí học
-Sự tiết dịch vị
-Sự co bóp của dạ dày.
-Tuyến vị
-Các lớp cơ của dạ dày.
-Hoà loãng thức ăn.
-Đảo trộn thức ăn cho thấm đều dịch vị
Biến đổi hóa học Hoạt động của enzim pepsin Enzim pepsin Phân tách protein chuỗi dài thành các protein chuỗi ngắn từ 3 → 10 axit amin.
Bài 1 (trang 89 sgk Sinh học 8) : Ở dạ dày có các hoạt động tiêu hóa nào ?
Lời giải:
Ở dạ dày diễn ra các hoạt động tiêu hóa sau :
– Biến đổi lí học của thức ăn (dạ dày co bóp làm nhuyễn, đảo trộn thức ăn và đẩy thức ăn xuống ruột).
– Biến đổi hóa học của thức ăn (dạ dày tiết dịch vị biến đổi hóa học thức ăn).
Bài 2 (trang 89 sgk Sinh học 8) : Biến đổi lí học ở dạ dày diễn ra như thế nào ?
Lời giải:
Biến đổi lí học ở dạ dày diễn ra như sau :
– Thức ăn chạm vào lưỡi hay niêm mạc dạ dày kích thích tiết dịch vị (sau 3 giờ có tới 1 lít dịch vị).
– Khi đói dạ dày co bóp nhẹ và thưa. Khi có thức ăn, dạ dày co bóp mạnh và nhanh hơn, lúc đầu để nhào trộn thức ăn với dịch vị, giai đoạn sau để đẩy thức ăn xuống ruột. Sự đẩy thức ăn xuống ruột còn có sự phối hợp co của cơ vòng ở môn vị.
– Thức ăn được giữ ở dạ dày từ 3 – 6 giờ.
Bài 3 (trang 89 sgk Sinh học 8) : Biến đổi hóa học ở dạ dày diễn ra như thế nào ?
Lời giải:
Sự tiêu hóa hóa học ở dạ dày diễn ra như sau :
– Một phần nhỏ tinh bột tiếp tục được phân giải nhờ enzim amilaza (đã được trộn đều từ khoang miệng) thành đường mantôzơ ở giai đoạn đầu, khi thức ăn chưa được trộn đều với dịch vị.
– Một phần prôtêin chuỗi dài được enzim pepsin trong dịch vị phân cắt thành các prôtêin chuỗi ngắn (gồm 3 – 10 axit amin).
Bài 4 (trang 89 sgk Sinh học 8) : Với khẩu phần thức ăn đầy đủ các chất, sau tiêu hóa ở dạ dày thì còn những loại chất nào trong thức ăn nào cần tiêu hóa tiếp ?
Lời giải:
Với khẩu phần thức ăn đầy đủ nhất, sau khi tiêu hóa ở dạ dày thì vẫn còn những chất trong thức ăn cần được tiêu hóa tiếp tục ở ruột là : lipit, gluxit, prôtêin.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!