Bạn muốn biết Au là gì và tính chất hóa học của nó như thế nào thì hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!
Au là gì?
Au là chất gì?
Au chính là kí hiệu hóa học của vàng. Au là hai ký tự được lấy ra bởi từ Aurum trong tiếng Latinh (có nghĩa là vàng). Vậy vàng là gì? Vàng là một kim loại quý có màu vàng sẫm và ánh đỏ. Nhiệt độ nóng chảy của vàng là khoảng 1064 độ C. Khi nóng chảy, vàng dễ hòa tan với các kim loại khác như: đồng, bạc, kẽm, nhôm, thiếc, niken… Kể từ khi được biết đến thì vàng luôn được coi là thứ kim loại quý hiếm.
Tìm hiểu chi tiết về nguyên tố vàng trong bảng tuần hoàn
Một số thông tin của nguyên tố vàng được biểu thị trên hình ảnh
– Công thức hóa học của vàng: Au
– Số hiệu nguyên tử của vàng: 79
– Khối lượng riêng của vàng: 197g/mol
– Vị trí trong bảng tuần hoàn:
+ Ô: số 79
+ Nhóm: IB
+ Chu kì: 6
– Đồng vị: 195 Au, 196Au, 197Au, 198Au, 199 Au.
– Độ âm điện: 2,54
Vàng có thể tìm thấy trong tự nhiên, tuy nhiên số lượng rất ít. Có một số cách giúp dò tìm được kim loại quý hiếm Vàng (Au) này thông qua các thiết bị hỗ trợ như máy dò kim loại và máy dò vàng.
Tính chất vật lý của vàng
Tính chất vật lý của vàng
– Vàng là một kim loại mềm, màu vàng, dẻo. Vàng có tính dẫn điện và dẫn nhiệt tốt, chỉ đứng sau bạc và đồng.
– Vàng có khối lượng riêng là 19,3g/cm3, nóng chảy ở nhiệt độ 1063 độ C.
– Cách để nhận biết: Sử dụng hỗn hợp nước cường toan, vàng tan dần
PTHH: Au + HNO3 (đặc) + 4HCl (đặc) → H[AuCl4] + NO + 2H2O
|| Xem thêm bài viết:
- Vàng sa khoáng là gì? Cách khai thác vàng sa khoáng hiệu quả
- Vàng non là gì? Có nên mua vàng non hay không?
Tính chất hóa học của vàng
Vàng có những tính chất hóa học gì?
– Vàng là một kim loại quý có tính khử rất yếu
– Vàng không bị oxi hóa trong không khí dù ở bất kỳ nhiệt độ nào và không bị hòa tan trong axit (kể cả HNO3). Tuy nhiên, vàng lại bị hòa tan trong một số trường hợp sau:
Nước cường toan (hỗn hợp 1 thể tích HNO3 cùng 3 thể tích HCl đặc).
PTHH: Au + HNO3 (đặc) + 4HCl (đặc) → H[AuCl4] + NO + 2H2O
– Dung dịch muối xianua của kim loại kiềm, ví dụ như NaCN, tạo thành ion phức [Au(CN)2]-.
PTHH: 4Au + 8NaCN (đặc) + O2 + H2O → 4Na[Au(CN)2] + 4NaOH
– Thủy ngân, vì tạo thành hỗn hợp với Au (chất rắn, màu trắng), đốt nóng hỗn hợp, thủy ngân bay hơi còn lại vàng.
Ứng dụng của vàng
Vàng và hợp kim của vàng thường được dùng nhiều nhất trong ngành trang sức, tiền kim loại và là một tiêu chuẩn cho trao đổi tiền tệ ở nhiều nước trên thế giới. Vì tính dẫn điện tốt, tính kháng ăn mòn nên vàng như một kim loại công nghiệp thiết yếu.
Công nghiệp
Vàng được dùng để chế tạo ra thành các món trang sức
– Vàng có thể được chế tạo thành sợi chỉ và được dùng trong ngành công nghiệp dệt may.
– Vàng thường mềm và có thể uốn được chế tạo thành sợi dây rất mỏng hay những tấm rất mỏng
– Vàng tạo màu đỏ sau khi được dùng để làm tác nhân màu trong ngành thuỷ tinh.
– Trong chụp ảnh, chất liệu màu bằng vàng thường được dùng để chuyển đổi màu của các điểm trắng và đen trên giấy ảnh thành màu xám và xanh hoặc để tăng sự ổn định của chúng.
– Vàng là một chất phản xạ tốt với bức xạ điện từ nên thường được sử dụng làm lớp phủ bảo vệ cho nhiều vệ tinh nhân tạo, trong các tấm bảo vệ nhiệt hồng ngoại và mũ của các nhà du hành vũ trụ hoặc trên các máy bay.
– Vàng được dùng như lớp phản xạ ở trên một số đĩa CD công nghệ cao.
– Ô tô có thể sử dụng đến vàng để tản nhiệt
– Vàng có thể được sản xuất mỏng đến mức nó dường như trong suốt. Nó được sử dụng trong một số cửa sổ buồng lái máy bay để làm tan băng hay chống đóng băng bằng cách cho một dòng điện chạy qua đó.
Điện tử
Vàng được ứng dụng trong lĩnh vực điện tử
Vàng có tính dẫn điện rất tốt và đã được dùng làm dây dẫn điện trong một số thiết bị tiêu thụ nhiều điện năng. Vàng còn được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp điện tử. Bởi vì chỉ một lớp phủ vàng mỏng có thể đảm bảo kết nối điện ở mọi dạng nên đảm bảo độ kết nối tốt. Ví dụ, vàng được dùng làm thiết bị kết nối của các dây dẫn điện đắt đỏ như: video, audio và cáp USB.
Cách điều chế vàng
Phương pháp để tách vàng ra từ quặng có tên là xyanua. Hòa tan vàng bằng NaCN có mặt của khí oxy.
PTHH: 4Au +8NaCN +2H2O + O2 = 4Na[Au(CN)2] + 4NaOH
Tiếp theo cho kẽm tác dụng với dung dịch vừa thu được để đẩy vàng ra:
PTHH: 2Na[Au(CN)2] + Zn = 2Au +Na[Zn(CN)4]
Sau đó dùng H2SO4 loãng để hoà tan kẽm thì sẽ thu được Au.
Chắn hẳn với bài viết trên đây thì bạn đọc hiểu hơn về nguyên tố Au là gì rồi phải không nào! Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm và theo dõi bài viết của chúng tôi nhé!
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!