NHỮNG ANH HÙNG TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MĨ

ANH HÙNG NGUYỄN VĂN TRỖI

Nguyễn Văn Trỗi, sinh năm 1940, quê ở xã Điện Thắng, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng, nhập ngũ ngày 17 tháng 2 năm 1964. Khi hy sinh đồng chí là chiến sĩ biệt động thành phố Sài Gòn, đoàn viên Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.

Nguyễn Văn Trỗi là công nhân thợ điện Sài Gòn. Sống giữa xã hội bất công thối nát của Mỹ – ngụy, hàng ngày chứng kiến những hành động tội ác của bọn tay sai bán nước và bộ mặt đểu cáng của giặc Mỹ xâm lược, anh nung nấu mối căm thù chúng. Nguyễn Văn Trỗi đã tìm đến cách mạng và được giáo dục giác ngộ. Sau đó anh tình nguyện gia nhập đội biệt động 65, Quân khu Sài Gòn – Gia Định. Là một thanh niên giàu lòng yêu nước và nhiệt tình cách mạng, một chiến sĩ vũ trang gan dạ, Nguyễn Văn Trỗi luôn hăng hái thực hiện mọi công tác của đội biệt động giao cho, vừa hoạt động, vừa tích cực vận động giác ngộ bạn bè tham gia công tác cách mạng. Tháng 5 năm 1964, Nguyễn Văn Trỗi được tổ chức giao nhiệm vụ giết tên Bộ trưởng quốc phòng Mỹ, Mác-na-ma-ra, một tên trùm tội ác chiến tranh. Đây là trận đánh mang ý nghĩa chính trị rất lớn. Lợi dụng thế hợp pháp là công nhân, vừa đi làm Nguyễn Văn Trỗi vừa nghiên cứu quy luật đi về của tên bộ trưởng chiến tranh Mỹ, suy nghĩ tím cách đánh phù hợp nhất. Theo kế hoạch chỉ đạo của trên, ngày 9 tháng 5 năm 1964, đồng chỉ thực hiện trận đánh bằng cách dùng mìn điểm hỏa bằng điện đặt ở cầu Công Lý, đón tên Mác-na-ma-ra trên đường đi ra sân bay Tân Sơn Nhất. Nhưng trận đánh chưa thực hiện được thì bị lộ và anh bị bắt. Địch giam Nguyễn Văn Trỗi ở khám Chí Hòa và mọi thủ đoạn từ dụ dỗ đến tra tấn dã man vẫn không khuất phục được anh. Trong những ngày bị giam cầm Nguyễn Vàn Trỗi đã đấu tranh quyết liệt với địch bâng mọi lý lẽ và ý chí bất khuất, khiến bọn chúng tức tối và kính nể. Khí phách anh hùng của anh đã cổ vũ anh em trong tù tăng thêm nghị lực đấu tranh. Sau 4 tháng giam giữ không làm chuyển được tấm lòng kiên trinh của Nguyên Văn Trỗi, chính quyền Nguyễn Khánh đã kết án tử hình anh. Trong những ngày còn lại của đời mình, Nguyễn Văn Trỗi vẫn lạc quan, tin tưởng và tiếp tục đấu tranh với địch. Ngày 15 tháng 10 năm 1964, chứng đã hèn hạ giết Nguyễn Văn Trỗi. 9 phút cuối cùng ở pháp trường, Nguyễn Văn Trỗi đã hiên ngang vạch tội quân bán nước và cướp nước, khẳng định việc làm chính đáng của mình, khẳng định cách mạng Việt Nam nhất định thắng lợi. Đồng chí dõng dạc hô to 3 lần: “Hồ Chí Minh muôn năm.” Khi bị trúng đạn ngã xuống Nguyễn Văn Trỗi cố gượng dậy hô: Việt Nam muôn năm! Tấm gương hy sinh vô cùng anh dũng của Nguyễn Văn Trỗi đã làm xúc động dư luận trong nước và thế giới. Trong phiên họp bất thường ngày 17 tháng 10 năm 1964, Chủ tịch đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam quyết định tặng danh hiệu Anh hùng và Huân chương Thành đồng hạng nhất cho liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi.

ANH HÙNG NGUYỄN VĂN ĐỪNG

Nguyễn Văn Đừng sinh năm 1938, dân tộc Kinh, quê ở ấp 1, xã Phong Mỹ, huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp nhập ngũ ngày 5 tháng 9 năm 1959. Khi hy sinh đồng chí là tiểu đội trưởng thuộc đại đội 1, tiểu đoàn 261A (tiểu đoàn ghi rông) đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Nguyễn Văn Đừng đã tham dự hơn 30 trận chiến đấu, luôn luôn nêu cao tinh thần kiên quyết, dũng cảm, có tác phong chiến đấu rất mưu trí, linh hoạt, khi tiến công thì mãnh liệt chớp nhoáng, khi bám trụ thì gan góc kiên cường, có ý thức chấp hành chỉ thị, mệnh lệnh một cách kiên quyết, triệt để, được cấp trên tin cậy, thường giao nhiệm vụ quan trọng đột xuất trong những tình huống đặc biệt, được đồng đội yêu mến. Nguyễn Văn Đừng là tiểu đội trưởng của “tiểu đội gang thép” ở Ấp Bắc. Trong trận đánh vận động ở Thủ Thừa, 1 tiểu đoàn địch lọt vào trận địa của ta. Bộ phận chặn đầu và trinh sát của ta đã nổ súng đánh địch, nhưng chưa có lệnh của cấp trên, Nguyễn Văn Đừng vẫn kiên trì nằm phục, mặc cho địch vào cách 15 mét rồi 10 mét, khi có lệnh mới bất ngờ nổ súng tiêu diệt quân địch. Trận đánh diễn biến gay go, bọn địch triển khai chiếm địa hình có lợi chống trả lại ta rất quyết liệt. Được lệnh, đồng chí đã dũng cảm vác trung liên vượt qua bãi trống dưới làn đạn địch, thọc vào giữa đội hình của chúng, tạo thời cơ thuận lợi cho đợn vị xung phong, đánh bại tiểu đoàn “Cọp đen” nổi tiếng ác ôn. Trong trận đánh địch ở Gò Công, đơn vị bố trí phục kích diệt một toán quân địch. Tình huống diễn biến không như dự kiến. Quân địch hành quân hướng khác, chỉ chạm phải khúc đuôi của trận địa ta. Hai bên nổ súng chiến đấu quyết liệt. Đại bộ phận quân ta vẫn giữ được bí mật trận địa. Đại đội trưởng lệnh cho tiểu đội Nguyễn Văn Đừng bí mật vận động lên, đánh tạt sườn quân địch. Đồng chí vác trung liên dẫn đầu tiểu đội cơ động, bất ngờ đột kích mãnh liệt vào bên sườn trái, hất quân địch vào thế trận của ta. Bị đòn bất ngờ, toàn bộ đội hình quân địch rối loạn trước sức tiến công dồn dập của cả đơn vị. Kết thúc trận đánh, ta diệt 145 tên, thu nhiều súng các loại. Trong trận Ấp Bắc lịch sử, tiểu đội của Nguyễn Văn Đừng nhận nhiệm vụ hướng phòng ngự chủ yếu. Sau khi đã vận động ra tiêu diệt một cánh quân địch đổ bộ, trở về trận địa, đồng chí động viên anh em: “Dù ác liệt thế nào, cũng kiên quyết giữ vững trận địa, tiêu diệt địch đến cùng…”. Bọn địch lại tổ chức những đợt tiến công mới chúng liên tục cho phi pháo và xe M.113 đánh vào trước mặt, rồi cho máy bay lên thẳng đổ quân xuống sau lưng trận địa ta. Địch 5 lần phối hợp xung phong vào, nhưng đều bị tiểu đội của đồng chí đánh bật ra. Cho đến chiều tối,cả tiểu đội chỉ còn lại 3 người: đồng chí và 2 chiến sĩ nữa. Địch lại tổ chức xe M.113 kết hợp với bộ binh tiến công lên. Đồng chí phân công 2 chiến sĩ tập trung diệt bộ binh, còn đồng chí chuẩn bị lựu đạn đánh xe. Chờ cho chiếc M.113 đi đầu tiến sát tới bờ hào, đồng chí nhảy vọt lên, ném thủ pháo. Chiếc xe đi đầu bốc cháy ngay tại chỗ. Chiếc đi sau vội lủi lại, vừa bắn xối xả vào chỗ đồng chí, vừa tháo lui. Tuy đã bị thương nặng, Nguyễn Văn Đừng vẫn gọi 2 chiến sĩ lại, dặn thêm một lần nữa: Quyết giữ vững trận địa… Đồng chí đã hy sinh ngay trên mép chiến hào, bên xác chiếc M.113 còn đang bốc cháy. Trong chiến tháng Ấp Bâc, riêng tiểu đội đồng chí đã diệt 3 xe M.113, bắn bị thương 1 chiếc khác, cùng đơn vị bắn rơi 5 máy bay lên thẳng, bắn bị thương 9 chiếc, diệt 470 tên địch. Nhân dân Ấp Bắc đã tặng tiểu đội đồng chí danh hiệu “Tiểu đội gang thép!”. Nguyễn Văn Đừng đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng nhất và là Chiến sĩ thi đua của quân khu. Ngày 5 tháng 5 năm 1965, Nguyễn Văn Đừng được Ủy ban trung ương Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam truy tặng Huân chương Quân công Giải phóng hạng nhì và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.

ANH HÙNG VÕ NHƯ HƯNG

Võ Như Hưng (tức Võ Như Trích) sinh ngày 5 tháng 5 năm 1929, dân tộc Kinh quê ở xã Điện Nam, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng, nhập ngũ ngày 5 tháng 5 năm 1952. Khi hy sinh đồng chí là trung đội trưởng bộ đội đặc công tỉnh, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo, lên 10 tuổi đã phải đi ở cho địa chủ, gia đình lại là cơ sở tốt của ta trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, được cách mạng giáo dục, Võ Như Hưng sớm giác ngộ, nhiều lần đã tình nguyện tòng quân, nhưng vì vóc người nhỏ bé nên không trúng tuyển. Mãi tới năm 1952, đồng chí mới được nhận vào bộ đội, làm chiến sĩ của trung đoàn 303, đã cùng đồng đội chiến đấu trên các chiến trường Quảng Nam, Tây Nguyên… và đã hoàn thành tốt nhiệm vụ. Sau ngày hòa bình lập lại, đồng chí tập kết ra Bắc, đến năm 1960, lại tình nguyện trở về miền Nam chiến đấu. Võ Như Hưng là một trong những dũng sĩ xuất sầc nhất trong 7 dũng sĩ Điện Ngọc. Cuối năm 1960, trong trận đánh bốt 6 (vùng Điện Bàn), trước giờ xuất phát mặc dù vừa mới qua cơn sốt nặng, được cấp trên cho nghỉ, nhưng Võ Như Hưng vẫn kiên quyết xin đi bằng được. Giữa lúc tình hình chiến đấu đang diễn biến khẩn trương, đồng chí bị một mảnh pháo phạt ngang làm gãy xương tay trái, nhưng vẫn nén đau cùng đồng đội anh dũng tiêu diệt địch cho tới lúc ta làm chủ hoàn toàn trận địa. Năm 1961, trong trận đánh Nam Thành – một trung tâm huấn luyện biệt kích của địch ở Hòa Cam, cách sân bay Đà Nẵng chừng 500 mét, địch bố phòng rất cẩn mật – đồng chí được giao nhiệm vụ phụ trách mũi tiến công chủ yếu.Vừa bước vào chiến đấu, vì nghe nhầm lệnh, đại bộ phận quân ta đều rút ra, riêng mũi của Võ Như Hưng do nhận lệnh đúng, vẫn xông thẳng vào trung tâm, diệt sở chỉ huy bọn cố vấn Mỹ. Giải quyết xong mục tiêu, biết tin cả đơn vị đã lui quân, đồng chí bình tĩnh xử trí, tổ chức cho anh em yểm hộ nhau rút từng bộ phận, dù ít người, vẫn thu 12 súng và dẫn 9 tù binh về đơn vị an toàn. Ngày 26 tháng 4 năm 1962, tiểu đội của Võ Như Hưng nhận nhiệm vụ thọc sâu vào lòng địch quấy phá, hỗ trợ cho đợt “phá ấp chiến lược, giải phóng thêm dân, thêm đất” do tỉnh phát động. Tiểu đội đã đi suốt từ vùng Ông Nổi, qua đồn Gò Đá, tới Quảng Lăng, Quảng Hậu, thôn 4 Điện Bàn, về đến Cẩm Sa thì bị 1 tiểu đoàn địch bao vây; và trận đánh nổi tiếng của “Bảy dũng sĩ Điện Ngọc” quanh chiếc giếng cạn đã diễn ra ở đây. Các chiến sĩ thề với nhau: “Quyết chiến đấu tiêu diệt nhiều địch, không chịu để rơi vào tay giặc”. Suốt một ngày trời, cả tiểu đoàn địch mở hàng chục đợt xung phong, nhưng lần nào cũng bị đánh bật ra. Cuộc chiến đấu rất không cân sức này càng về chiều càng hết sức gay go quvết liệt. Nhiều lần địch liều chết ùa tới gần, tung lựu đạn xuống lòng giếng; anh em liền chộp lấy, ném trả lại. Tuy nhiên, cũng có quả nổ ngay trong giếng, làm một số hy sinh và hầu hết cả tiểu đội đều đã bị thương. Trời tối dần, 4 chiến sĩ còn lại quyết mở đường máu, vượt vòng vây. Sau một đợt tập trung lực lượng, tổ chức xung phong mãnh liệt, bất ngờ, các đồng chí đã rút ra an toàn. Đi được một đoạn, kiểm tra lại thấy còn thiếu một chiến sĩ bị thương nặng không theo kịp đồng đội, đồng chí quyết định quay lại tìm bằng được và dìu bạn vượt qua những chặng đường đầy gian khổ, hiểm nguy, ngày ẩn nấp, đêm lại tiếp tục đi, đưa đồng đội vượt vành đai giặc về đơn vị an toàn. Trong trận chống càn ngày 20 tháng 12 năm 1963, khi 2 đại đội địch đã lọt vào trận địa ta, Võ Như Hưng cho nổ súng. Bị đánh bất ngờ, địch hoảng hốt, tán loạn. Quân ta lập tức xung phong, truy kích đến cùng. Trên đường đuổi giặc Võ Như Hưng bị thương nặng ở bụng, đạn xuyên từ phải qua trái, làm đứt nhiều khúc ruột. Mặc dù được đưa đi bệnh viện kịp thời, và đã được tận tình cứu chữa, song vết thương quá nặng, không thể nào cứu nổi. Trên giường bệnh, tới giây phút cuối cùng, đồng chí vẫn kiên trì chịu đựng không hề rên la, luôn luôn lạc quan, tin tưởng vào tiền đồ và thắng lợi của cách mạng. Ngày 5 tháng 5 năm 1965, đồng chí Võ Như Hưng được Ủy ban trung ương Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam truy tặng Huân chương Quân công Giải phóng hạng nhì và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.

ANH HÙNG NGUYỄN VIẾT KHÁI

Nguyễn Viết Khái (tức Nguyễn Văn Huôi) sinh năm 1940 dân tộc Kinh, quê ở xã Tân Hương Tây, huyện Cái Nước, tỉnh Minh Hải, nhập ngũ tháng 12 năm 1962. Khi hy sinh đồng chí là trung đội phó trung đội 3, đại đội Quyết Thắng, tiểu đoàn U Minh 2, tỉnh Cà Mau, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Năm 1954, Nguyễn Viết Khái làm liên lạc của xã. sau chuyển sang công tác thanh niên, tới năm 1961 chính thức gia nhập du kích, làm ấp đội trưởng, sang năm 1962 được cấp trên giao nhiệm vụ chỉ huy toàn bộ lực lượng du kích của xã. Suốt quá trình hoạt động, mặc dù gặp nhiều khó khăn, nguy hiểm, bị địch hăm dọa nhiều lần, Nguyễn Viết Khái vẫn luôn luôn vững vàng, trung thành với Đảng, với cách mạng, tích cực xây dựng phong trào, xây dựng cơ sở. Đặc biệt trong chiến đấu, đồng chí rất bình tĩnh, gan dạ, lập nhiều chiến công xuất sắc, đã tham gia trên 50 trận đánh với “nhiều cách đánh linh hoạt, táo bạo, diệt hàng trăm địch, bắn rơi 4 máv bay lên thẳng, là một trong số những dũng sĩ diệt Mỹ đầu tiên tham gia đánh bại chiến thuật “trực thăng vận” của địch ở vùng này. Năm 1962, bọn địch ở chi khu Bình Hưng tập trung 600 quân, chia làm 3 cánh, càn vào vùng giải phóng Tân Hưng Tây, định bất ngờ đánh úp cơ quan chỉ huy xã, diệt lực lượng du kích, cướp của cải của nhân dân rồi lùa dân vào ấp chiến lược. Trước tình thế bất ngờ đó, Nguyễn Viết Khái đã chỉ huy một tổ chiến đấu chặn đánh ghìm chân địch suốt từ nửa đêm hôm trước đến hết ngày hôm sau, bảo vệ cho cán bộ rút ra ngoài an toàn, vì bị thiệt hại nặng, địch đã buộc phải rút quân bỏ dở cuộc càn. Ngày 20 tháng 12 năm 1962, địch dùng 40 máy bay các loại bất ngờ đổ quân xuống nhiều địa điểm hòng bao vây, tiêu diệt lực lượng du kích. Đồng chí dẫn đầu một tổ chiến đấu luồn lách khắp nơi, tìm cách đánh địch. Trong lúc đang thi hành nhiệm vụ, vì bị địch phát hiện tổ chiến đấu Nguyễn Viết Khái sa vào vòng vây của chúng. Lực lượng quá chênh lệch (1 đánh với 100), song các đồng chí cơ động chiến đấu rất linh hoạt, địch không làm gì được, càng đánh kéo dài, địch càng bị tiêu hao lực lượng, cả 5 lần địch tổ chức xung phong đều thất bại, chúng phải lủi ra xa, gọi máy bay đến ném bom và xin chi viện thêm quân. Sau 1 giờ bắn phá và ném bom dũ dội, một đoàn máy bay lên thẳng ào tới, đổ quân. Bằng 8 phát đạn tiểu liên, đồng chí đã bắn trúng 4 chiếc, 2 chiếc bốc cháy tại chỗ, 2 chiếc kia cố bay ra tới kênh 5 và khu vực Ông Xe thì rơi nốt. Hơn 60 tên địch trong 4 chiếc máy bay đều tan xác. Số máy bay lên thẳng còn lại hốt hoảng bay lên cao rồi cút thẳng. Sau chiến thắng này, đồng chí được quân khu cử đi học, rồi về phụ trách trung đội phó ở đại đội Quyết Thắng bộ đội địa phương tỉnh Cà Mau. Trong lần tiến công đồn Văn Cái Tây (tháng 10 năm 1963) giữa lúc trận đánh đang gay go thì trung đội trưởng hy sinh. Đồng chí đang phụ trách lực lượng dự bị ở bên ngoài, nghe tin đó, liền vào tiếp tục chỉ huy trung đội chiến đấu và dẫn đầu đội hình đơn vị xung phong vào trung tâm đồn địch. Trận đánh sắp kết thúc thì đồng chí bị trúng đạn và đã anh dũng hy sinh. Nguyễn Viết Khái là một cán bộ gương mẫu về mọi mặt, chiến đấu anh dũng, có hiệu suất cao, sống khiêm tốn, giản dị, trung thực, thật thà, được cấp trên tin cậy, đồng đội và nhân dân quý mến, tin yêu. Đồng chí đã được thưởng 1 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng nhất, 2 lần được bầu là Chiến sĩ thi đua của tỉnh và quân khu. Ngày 5 tháng 5 năm 1965, Nguyễn Viết Khái được Ủy ban trung ương Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam truy tặng Huân chương Quân công Giải phóng hạng ba và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.

ANH HÙNG TẠ THỊ KIỀU

Tạ Thị Kiều (tức Mười Lý) sinh năm 1938, dân tộc Kinh, quê xã An Thạnh, huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre, tham gia hoạt động cách mạng ở địa phương từ năm 1958, nhập ngũ tháng 11 năm 1963. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là cán bộ ban chỉ huy quân sự huvện Mỏ Cày, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Xuất thân từ một gia đình có truyền thống yêu nước (cha, anh đều đi hoạt động cách mạng, gỉa đình là cơ sở nuôi cán bộ bí mật), Tạ Thị Kiều sớm được giác ngộ, căm thù giặc Mỹ và bè lũ tay sai đàn áp nhân dân, chia cầt đất nước, đổng chí đã tích cực, hăng hái hoạt động và trở thành người cán bộ nòng cốt trong phong trào cách mạng ở địa phương. Đồng chí đã tổ chức và tham gia 107 lần đấu tranh chính trị trực diện với địch, chiến đấu 33 trận, diệt 7 tên địch, bắn bị thương 11 tên, bắt sống 13 tên, thu 24 súng các loại. Trong chiến đấu, Tạ Thị Kiều luôn luôn bình tĩnh, dũng cảm, chỉ huy vững vàng, gan dạ và mưu trí. Tháng 1 năm 1960, địch tăng cường củng cố khu trù mật Thành Thới để kìm kẹp nhân dân và đánh phá cơ sở của ta. Được phân công gây dựng phong trào, tổ chức cơ sở, đồng chí đã kiên trì vận động nhân dân và xung phong đi đầu trong các cuộc đấu tranh trực diện với địch, khéo léo làm công tác binh, địch vận, tranh thủ người tốt, phân hóa, cô lập bọn ác ôn ngoan cố, tích cực phát triển lực lượng nòng cốt trong hàng ngủ địch. Qua gần 7 tháng, Tạ Thị Kiều đã tổ chức được 107 cuộc đấu tranh chính trị, phát triển được 3 tổ nòng cốt trong lực lượng cách mạng, vận động được 13 gia đình binh sĩ, tuyên truyền được 4 lính ngụy về với nhân dân, tổ chức được 2 người khác giúp ta hoạt động tốt, gây cho địch một số thiệt hại và hạn chế được tác hại do hành động tội ác của chúng. Để hỗ trợ cho đấu tranh chính trị, Tạ Thị Kiều tổ chức một tiểu đội du kích, thường xuyên hoạt động: rải truyền đơn, treo băng cờ, khẩu hiệu, phá rào ấp chiến lược, gài mìn, phá đường, đốt chòi canh, cảnh cáo, diệt ác ôn… khiến bọn địch ngày càng hoang mang, nao núng. Trong trận đánh bốt An Bình, tuy lực lượng ta ít, nhưng do đồng chí đã xây dựng được cơ sở và nắm địch tốt, mưu trí tìm nhiều cách phân tán và đánh lừa địch, nên tạo điều kiện cho đồng đội xung phong lấy gọn bốt, quân ta an toàn và vẫn giữ được thế đấu tranh hợp pháp. Trong trận đánh bốt Kinh Quang, Tạ Thị Kiều đã vạch ra kế hoạch và lại trực tiếp thực hiện, dụ bọn địch ra bờ kênh, tạo cơ hội cho anh em xông vào lấy đồn không tốn một viên đạn. Tháng 10 năm 1961, đồng chí chỉ huy đội du kích phục kích đánh xe địch trên đường Mỏ Cày đi Thom, bắn cháy 1 xe ngay khi địch mới lọt vào trận địa. Lực lượng địch còn đông, ỷ thế mạnh, dùng hỏa lực áp đảo, bắn mạnh vào chỗ du kích ta bố trí, đồng thời bọn lính trên xe đi sau cũng triển khai, đánh trả ta quyết liệt. Xét tình thế bất lợi, đồng chí đã bình tĩnh một mình ở lại cơ động, chiến đấu, chặn địch cho anh em rút hết, sau đó, khi rút còn đưa được cả thương binh ra an toàn. Tạ Thị Kiều luôn luôn gương mẫu, xung phong đi đầu trong mọi công tác, tận tình gắn bó với nhân dân, doàn kết, thương yêu, giúp đỡ đồng đội, được quần chúng mến phục, tin yêu. Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng nhì và 2 năm liền (1963 – 1964) là Chiến sĩ thi đua của quân khu. Ngày 5 tháng 5 năm 1965, Tạ Thị Kiều được Uy ban trung ương Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tặng thưởng Huân chương Quân công Giải phóng hạng ba và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng. Hương Quỳnh-sưu tầm