Nhiễm khuẩn bệnh viện là gì? Phòng ngừa nhiễm khuẩn tại bệnh viện

Nhiễm khuẩn bệnh viện mắc phải viết tắt là HAI (hospital acquired infection) hay còn gọi là nhiễm khuẩn bệnh viện. Là sự nhiễm khuẩn xảy ra ở bệnh nhân trong thời gian lưu trú tại bệnh viện mà trước đố họ không có các bệnh nhiễm trùng tiềm tàng trước thời điểm nhập viện.

Nhiễm khuẩn bệnh viện là gì?

Cần nhấn mạnh là nhiễm khuẩn có thể diễn ra ở bệnh viện điều trị và không điều trị như các cơ sở chỉ thăm khám. Đôi khi sử dụng thuật ngữ nhiễm khuẩn chăm sóc sức khỏe liên quan HCAI (health care assocated infection) trong trường hợp này.

Nhiễm khuẩn bệnh viện là gì
Nhiễm khuẩn bệnh viện là gì

Như vậy việc nhiễm khuẩn bệnh viện có thể mắc phải ở bệnh viện, viện dưỡng lão, cơ sở phục hồi chức năng, phòng khám nội ngoại trú, phòng thí nghiệm chẩn đoán hoặc các cơ sở lâm sàng khác.

Nhiễm trung lan truyền đến bệnh nhân nhạy cảm trong môi trường lâm sàng bằng nhiều cách khác nhau. Nhân viên chăm sóc sức khỏe cũng có thể lây nhiễm. Ngoài các thiết bị ô nhiễm, khăn ga trải giường hoặc trong không khí.

Nhiễm khuẩn bệnh viện có thể bắt nguồn từ môi trường bên ngoài. Một bệnh nhân hoặc nhân viên y tế có thể bị nhiễm và đưa vào trong môi trường bệnh viện. Hoặc nguồn nhiễm không xác định được. Trong 1 số trường hợp, vi sinh vật bắt nguồn từ tế bào biểu bì da của chính bệnh nhân.

Sau khi phẫu thuật hoặc điều trị làm tổn thương hàng rào bảo vệ. Mặc dù bệnh nhân bị nhiễm khuẩn từ chính da của mình nhưng vẫn được coi là nhiễm khuẩn bệnh viện. Vì nó phát triển trong môi trường chăm sóc sức khỏe.

Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn bệnh viện

Các ống nội thông gần đây được xác định là vật chủ gây nhiễm khuẩn bệnh viện chủ yếu. Để xử lý khả năng biến chứng này, thường sử dụng liệu pháp khóa kháng khuẩn nội mạch để làm giảm nhiễm khuẩn mà không được tiếp xúc với kháng sinh qua máu. Đưa kháng sinh vào ống thông nhưng không xả vào máu giúp làm giảm sự hình thành màng sinh học.

Các đường lây nhiễm khuẩn bệnh viện

Lây truyền trực tiếp: đây là phương thức này phổ biến và thường xuyên nhất.

Lây truyền giọt: phương thức này xảy ra khi các giọt chứa vi khuẩn từ người nhiễm bệnh được đẩy qua không khí. Giọt lây ở 1 khoảng cách ngắn và động lại trên cơ thể người bị lây. Các giọt được tạo ra chủ yếu qua ho, hắt hơi và nói chuyện hoặc trong khi thực hiện 1 số thủ thuật nội soi.

Khái niệm nhiễm khuẩn bệnh viện
Khái niệm nhiễm khuẩn bệnh viện

Lây truyền qua không khí: các hạt dạng giọt siêu nhỏ có khả năng bay hơi hoặc lơ lửng trong không khí 1 thời gian dài. Đồng thời giọt này chứa những vi sinh vật lây nhiễm. Hoặc cũng có thể là các hạt bụi lơ lửng có chứa chất truyền nhiễm. Các vi sinh vật sẽ bị phân tán rộng rãi bởi các luồng không khí và bị vật chủ hít phải. Dù là môi trường trong cùng 1 không gian hay khoảng cách xa hơn cũng dễ lây nhiễm.

Do đó, xử lý không khí bằng cách thông gió là đặc biệt quan trọng và cần thiết trong bệnh viện. Các vi sinh lây truyền qua đường không khí bao gồm các loại vi rút: Legionella, mycobacterium tuberculosis và rubeola, varicella.

Lây truyền qua vật phẩm ô nhiễm: Các vi sinh vật lây nhiễm truyền đến vật chủ qua các vật phẩm bị ô nhiễm như đồ ăn, nước, thuốc, dụng cụ và thiết bị y tế.

Các con đường nhiễm khuẩn tại bệnh viện
Các con đường nhiễm khuẩn tại bệnh viện

Lây truyền qua côn trùng lây nhiễm: Những côn trùng lây bệnh như muỗi, ruồi, chuột và 1 số sinh vật truyền bệnh khác. Khi tiếp xúc với cơ thể người 1 cách trực tiếp hoặc gián tiếp sẽ truyền vi sinh gây bệnh sang vật chủ và phát triển.

Phương pháp lây truyền nhiễm khuẩn bệnh viện

Có 2 phương pháp lây truyền: trực tiếp và gián tiếp

  • Lây truyền trực tiếp: Là sự tiếp xúc trực tiếp giữa bề mặt cơ thể vật chủ với cơ thể vi sinh vật lây nhiễm. Sự chuyển giao vật lý của vi sinh vật ở vật chủ là người bệnh với người dễ bị nhiễm bệnh như nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân, tắm cho bệnh nhân hoặc các hành động có liên hệ trực tiếp tới cơ thể bệnh nhân. Tiếp xúc trực tiếp cũng xảy ra giữa 2 bệnh nhân. 1 người là nguồn gốc của bệnh và người còn lại là người bị lây nhiễm.
  • Lây truyền tiếp xúc gián tiếp:

Là sự tiếp xúc của vật chủ dễ lây nhiễm với 1 vật trung gian bị ô nhiễm. Chẳng hạn như dụng cụ, kim tiêm, bông băng hoặc găng tay bị ô nhiễm nhưng không tiệt trùng đúng cách. Ngoài ra việc sử dụng ống tiêm, lọ hay túi đựng nước muối không đúng cách cũng dẫn đến việc lây nhiễm. Ngay cả nhân viên y tế tiếp cận với găng tay, kim tiêm dùng 1 lần hay dụng cụ y tế cũng có thể bị lây nhiễm.

Phương pháp phòng tránh nhiễm khuẩn bệnh viện

Đối với cơ sở chăm sóc sức khỏe

Mỗi bệnh viện đều có các quy trình vệ sinh liên quan đến đồng phục, khử trùng thiết bị, giặt giũ và các biện pháp phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện khác. Nhằm bảo vệ sức khỏe cho nhân viên tại cơ sở và các bệnh nhân tới thăm khám, điều trị. Những phương pháp mà mỗi cơ sở chăm sóc sức khỏe đều phải áp dụng là:

Khử trùng

Tiêu diệt toàn bộ vi sinh vật trên các dụng cụ y tế. Phương pháp phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay vẫn là sử dụng nồi hấp tiệt trùng dụng cụ y tế. Hơi nước và áp suất cao giúp các công cụ dụng cụ được vô trùng hoàn hảo. Xử lý vô trùng cho dụng cụ y tế làm giảm tỷ lệ lây nhiễm khuẩn bệnh viện lên tới 80%.

Rửa tay

Rửa tay thường xuyên khi thăm khám và điều trị bệnh nhân tránh lây nhiễm khuẩn bệnh viện
Rửa tay thường xuyên khi thăm khám và điều trị bệnh nhân tránh lây nhiễm khuẩn bệnh viện

Các nhân viên y tế cần thường xuyên rửa tay sau mỗi lần tiếp xúc với bênh nhân. Rửa tay là biện pháp quan trọng nhất để giảm khả năng lây nhiễm vi sinh vật từ da vật chủ sang da người khác. Hoặc từ chính các bộ phận trên cơ thể người bị bệnh.

Đeo găng tay

Ngoài việc rửa tay, đeo găng tay giúp giảm nguy cơ lây truyền vi khuẩn. Găng tay giúp bảo vệ chính nhân viên y tế, ngăn ngừa ô nhiễm khi chạm vào máu, dịch cơ thể, dịch tiết, bài tiết, màng nhầy và da không còn nguyên vẹn. Thứ 2 là giúp bảo vệ bệnh nhân. Tránh tiếp xúc với các vi sinh vật có sẵn trong bàn tay của nhân viên y tế. Găng tay phải thường xuyên được thay đổi giữa mỗi lần tiếp xúc với bệnh nhân và rửa tay sau khi tháo găng.

Vệ sinh bề mặt cơ sở chăm sóc sức khỏe:

Vệ sinh bề mặt cơ sở thăm khám làm giảm nguy cơ lây nhiễm khuẩn bệnh viện
Vệ sinh bề mặt cơ sở thăm khám làm giảm nguy cơ lây nhiễm khuẩn bệnh viện

Sử dụng các chất tẩy rửa vệ sinh sàn, tường bệnh viện, phòng khám. Loại bỏ vi sinh lây nhiễm bám trên các bề mặt đó giúp giảm nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện cao hơn.

Xử lý rác thải nhiễm khuẩn đúng quy định

Những rác thải tại bệnh viện có nguy cơ lây nhiễm ra cộng đồng rất cao. Cần được phân loại và xử lý. Phương pháp xử lý hiện nay thường có 2 cách. Đối với rác thải y tế không nguy hại, cần hấp tiệt trùng và đưa vào máy nghiền cắt trước khi xả ra môi trường. Phương pháp thứ 2 là sử dụng lò đốt rác thải y tế để xử lý rác thải nguy hại. Rác thải y tế là mối nguy hiểm tiềm tàng cho cả nhân viên cơ sở cũng như bệnh nhân. Vì vậy, phân loại rác đúng nơi quy định là yêu cầu bắt buộc.

Đối với bệnh nhân đến các cơ sở chăm sóc sức khỏe để thăm khám và điều trị:

Cần thực hiện nghiêm túc các quy định vệ sinh của cơ sở. Một số nguyên tắc cơ bản như sau:

Rửa tay:

Thường xuyên rửa tay khi tiếp xúc các đồ vật trong bệnh viện như bàn ghế, giường, tủ, cửa, toilet… Tránh đưa tay lên mặt, mắt mũi.

Đeo khẩu trang:

Khi trong cơ thể có bệnh truyền nhiễm, bệnh nhân cần đeo khẩu trang khi đi khám và điều trị bệnh. Mục đích nhằm tránh lây nhiễm cho cộng đồng. Đồng thời tránh nhiễm thêm các loại vi sinh vật khác khi sức đề kháng của cơ thể đang kém.

Cách ly:

Phương pháp này cần cả nhân viên y tế và người bệnh phối hợp thực hiện. Khi bệnh nhân bị nhiễm khuẩn bệnh viện, trong trường hợp nghiêm trọng cần cách ly để tránh lây nhiễm cộng đồng. Giúp các nhân viên y tế và cơ quan chức năng kiểm soát bệnh dịch.

Đưa ra đề nghị và yêu cầu đúng lúc.

Khi đi thăm khám sức khỏe, bệnh nhân nên yêu cầu các nhân viên y tế trình bày về quá trình vệ sinh các dụng cụ y tế. Tìm và chọn lựa các cơ sở đáng tin cậy cũng như có quy trình vệ sinh đảm bảo tiêu chuẩn để tới thăm khám.

Sưu tầm Nihophawa.com.vn