Bài viết được viết bởi Dược sĩ Nguyễn Văn Mạnh: Chuyên gia tư vấn dinh dưỡng Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi PGS.TS Phạm Văn Hoan.
Người cao tuổi là một trong những đối tượng có nguy cơ cao gặp phải tình trạng mất nước và nhiều bệnh lý do tuổi tác. Vậy người già nên uống gì cho khỏe và dự phòng nguy cơ mất nước?
1. Top 7 đồ uống tốt cho sức khỏe người cao tuổi
Các loại đồ uống không chỉ bổ sung lượng nước cần thiết cho các hoạt động sống của người cao tuổi mà còn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu.
1.1. Nước lọc
Mỗi ngày cơ thể người cao tuổi cần bổ sung 1,5 – 2 lít nước bao gồm nước lọc và các loại nước khác như canh, nước trái cây, sữa…
Một số lợi ích sức khỏe mà nước lọc đem lại cho người cao tuổi:
- Ngăn ngừa tình trạng táo bón – bệnh lý tiêu hóa phổ biến ở người già.
- Tăng cường hoạt động của thận, hạn chế hình thành sỏi thận.
- Phòng ngừa nhiễm trùng đường tiểu.
- Giảm bớt sự khó chịu do thoái hóa khớp, viêm khớp ở người cao tuổi do giúp bôi trơn và nâng đỡ các mô, khớp của cơ thể.
- Thúc đẩy và tăng cường chức năng hấp thu dinh dưỡng ở người già.
Hướng dẫn uống nước lọc đúng cách:
- Liều lượng: 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày
- Thời điểm uống: Bất cứ thời điểm nào trong ngày, đặc biệt là trước và sau bữa ăn khoảng 30 phút để tăng cường chức năng tiêu hóa. Nên uống nước ngay khi thức dậy sẽ giúp cơ thể tỉnh táo và khỏe mạnh hơn.
- Tần suất: uống nhiều lần trong ngày, ngay cả khi không khát
Người cao tuổi khi bổ sung nước lọc hàng ngày cần lưu ý một số điểm sau:
- Sử dụng nước ấm, nước lọc tinh khiết.
- Nên uống thành từng ngụm nhỏ, không uống lượng nước lớn cùng một lúc.
- Hạn chế uống nước buổi tối vì dễ gây tình trạng tiểu đêm ở người già.
1.2. Nước ép trái cây
Người già nên uống gì cho khỏe thì nước ép trái cây sử dụng hàng ngày đem lại nhiều lợi ích sức khỏe cho người cao tuổi.
- Cung cấp nước, dự phòng mất nước.
- Bổ sung và tăng cường hấp thu lượng lớn vitamin và khoáng chất vào cơ thể, đặc biệt người già có thể trạng yếu, kém hấp thu.
- Bổ sung chất xơ giúp ngăn ngừa táo bón ở người già
- Giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, cao huyết áp, béo phì, mỡ máu… ở người cao tuổi.
Một số nước ép trái cây người cao tuổi nên sử dụng:
- Nước ép bưởi: Một quả bưởi mỗi ngày có thể đáp ứng được 100% nhu cầu vitamin C hàng ngày của cơ thể. Trong bưởi còn chứa nhiều chất xơ, vitamin A và kali có tác dụng hỗ trợ miễn dịch và dự phòng táo bón cho người già.
- Nước ép táo: cung cấp 7% nhu cầu kali cần thiết của cơ thể, giúp cải thiện được sức khỏe tim mạch cho người cao tuổi
- Nước ép dứa: có khả năng cung cấp tới 131% nhu cầu vitamin C và 76% nhu cầu mangan của cơ thể, đem lại hiệu quả trong việc xây dựng hệ thống miễn dịch ở người cao tuổi.
Hướng dẫn cách sử dụng nước ép trái cây cho người già sau:
- Liều lượng: Chỉ nên uống 1-2 ly nước trái cây/ ngày
- Thời điểm uống: Không uống nước trái cây vào sáng sớm, khi bụng còn đói vì sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh loét dạ dày, tá tràng.
Lưu ý cho người già khi uống nước trái cây:
- Không kết hợp giữa nước ép trái cây và sữa
- Không đun nóng nước ép trái cây
- Hạn chế thêm đường vào nước ép trái cây
1.3. Nước ép rau củ
Tương tự nước ép hoa quả, nước ép rau củ cũng là đồ uống cung cấp lượng lớn chất xơ, vitamin, khoáng chất và các hợp chất thực vật có lợi trả lời cho câu hỏi người già uống gì tốt cho sức khoẻ.
Với người cao tuổi, những lợi ích mà nước ép rau củ có thể đem đến như:
- Cung cấp dinh dưỡng giúp xây dựng hệ thống miễn dịch vững chắc.
- Ngăn ngừa tình trạng thừa cân, béo phì – yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh lý mạn tính ở người cao tuổi.
- Giải nhiệt cho cơ thể một cách tự nhiên, tốt cho người cao tuổi gặp các bệnh lý về gan.
- Giảm nguy cơ mắc bệnh tim và các bệnh lý liên quan đến tâm thần do tuổi tác.
- Có vai trò như prebiotic – thức ăn cho hệ vi sinh đường ruột, vì vậy phát triển hệ thống lợi khuẩn giúp tiêu hóa tốt ở người già.
Những loại nước ép rau củ phù hợp cho người cao tuổi:
- Nước ép cần tây: Trong 240ml nước ép cần tây cung cấp lượng vitamin K đáp ứng 74% nhu cầu của cơ thể, giúp giảm các triệu chứng của bệnh tiểu đường.
- Nước ép rau bina: Trong 240ml nước ép rau bina đáp ứng 63% lượng vitamin A cũng được cung cấp giúp cải thiện thị lực đang yếu dần của người cao tuổi.
- Nước ép rau dền: Trong 100g lá rau dền khi xay thành nước có khả năng đáp ứng được 50% nhu cầu canxi của cơ thể (tương đương 267 mg canxi) giúp dự phòng loãng xương cho người cao tuổi.
Lưu ý:
- Có thể pha thêm chút đường khi sử dụng vì nước ép rau củ thường khá khó uống.
- Không nên lạm dụng quá nhiều
- Bổ sung đầy đủ chất xơ thông qua các loại rau trong thực đơn hàng ngày.
- Có thể gây hại cho thận vì nước ép rau làm tăng lượng dinh dưỡng cho cơ thể khiến thận phải hoạt động nhiều hơn.
1.4. Trà thảo mộc
Người già nên uống gì cho khỏe? – Đó là trà thảo mộc, thức uống này có nguồn gốc từ các thảo dược, là thức uống đã được sử dụng trong gian dân gian từ nhiều đời nay. Có thể chia trà thảo mộc thành các nhóm tác dụng tốt cho người cao tuổi:
- Giúp ngủ ngon.
- Giúp giảm mỡ máu.
- Giúp giảm cân hiệu quả.
- Hỗ trợ giảm huyết áp.
- Tăng cường chức năng tiêu hóa, hỗ trợ điều trị táo bón, hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng…
Một số loại trà thảo dược phổ biến được nhiều người cao tuổi sử dụng hiện nay:
- Trà sen: Thành phần asparagin, nelumbin và nuciferin có trong lá sen giúp giúp tăng cường sức khỏe tinh thần cho người cao tuổi. Vì vậy, cải thiện chất lượng giấc ngủ tốt hơn.
- Trà atiso: Theo quan điểm y học cổ truyền, trà atiso đem lại hiệu quả trong điều trị các bệnh lý như suy gan, thận, viêm thận cấp, mạn tính… ở người cao tuổi.
- Trà gừng: Thành phần gingerols trong gừng đem lại hiệu quả trong cải thiện các triệu chứng đau đầu, đau nửa đầu, đau do viêm khớp, thoái hóa khớp… thường gặp ở người cao tuổi.
Cách dùng: Trà thảo mộc thường được pha bằng cách đem hãm cùng nước sôi và sử dụng cả ngày.
Lưu ý:
- Lựa chọn trà thảo mộc phù hợp với tình trạng sức khỏe của người cao tuổi.
- Không lạm dụng vì có thể dẫn đến một số tác dụng phụ cho sức khỏe người già.
- Không uống trà để qua đêm
1.5. Ngũ cốc dinh dưỡng
Ngũ cốc dinh dưỡng là loại thực phẩm đem lại giá trị dinh dưỡng cao cho người cao tuổi cùng nhiều lợi ích tuyệt vời:
- Ngăn ngừa bệnh ung thư ở người già.
- Giảm nguy cơ mắc táo bón, trĩ.
- Kiểm soát tình trạng đường huyết ở người cao tuổi.
- Giảm cảm giác khó chịu do bệnh lý đem lại.
Một số ngũ cốc dinh dưỡng phổ biến có thể kết hợp vào thực đơn của người cao tuổi:
- Ngũ cốc yến mạch: Với lượng chất xơ khoảng 10,6g trong 100g, yến mạch giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, ngăn ngừa bệnh ung thư, hỗ trợ giảm cân và chống táo bón hiệu quả cho người cao tuổi.
- Gạo lứt: Một chén gạo lứt có thể đáp ứng được 88% nhu cầu mangan hàng ngày của cơ thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu, chữa lành vết thương… ở người cao tuổi.
- Ngũ cốc lúa mạch: Trong 100g lúa mạch chứa tới 15,6g chất xơ không hòa tan. Vì vậy, giúp cải thiện tình trạng táo bón, ngăn ngừa hình thành sỏi mật, giảm cholesterol và nguy cơ mắc các bệnh tim mạch ở người già.
Cách sử dụng: lấy yến mạch vào bát, sau đó trộn cùng sữa tươi hoặc sữa ít béo, thêm một số trái cây để tăng hương vị.
Lưu ý:
- Có thể sử dụng thay thế bữa sáng vì hàm lượng dinh dưỡng cao.
- Không sử dụng quá liều lượng khuyến nghị, nên sử dụng khoảng 2 ly ngũ cốc mỗi ngày, tối thiểu trong 90 ngày để thấy hiệu quả.
- Lựa chọn ngũ cốc dinh dưỡng theo tình trạng sức khỏe.
1.6. Sữa và đồ uống từ sữa
Ngoài ra khi đặt câu hỏi người già uống gì tốt thì sữa và các chế phẩm từ sữa là loại đồ uống rất phù hợp với người cao tuổi sử dụng với các mục đích như:
- Cung cấp năng lượng cho cơ thể.
- Dự phòng và chống loãng xương ở người già.
- Tăng cường đề kháng.
- Hỗ trợ tiêu hóa.
- Hỗ trợ điều trị các bệnh lý tiêu hóa.
Trên thị trường hiện nay sữa và đồ uống từ sữa được chia thành nhiều loại, dựa theo tình trạng sức khỏe và thể trạng của người cao tuổi để đưa ra lựa chọn phù hợp:
- Sữa tươi: Là nhóm sữa được lấy trực tiếp từ các động vật như dê, bò, cừu… chưa qua xử lý, chế biến. Dù cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể nhưng do chưa được tiệt trùng khử khuẩn, việc sử dụng sữa tươi cũng nên được cân nhắc kỹ càng.
- Sữa thực vật: Là sữa có nguồn gốc từ thực vật, sữa thay thế hoặc sữa thuần chay. Một số loại sữa thực vật phổ biến là: sữa đậu nành, sữa hạt, sữa từ các loại ngũ cốc, sữa gạo….
- Sữa bột: Là sản phẩm được sản xuất từ sữa dưới dạng bột khô, sản phẩm sữa bột hiện nay thường được bổ sung thêm nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu cần thiết cho cơ thể. Nhờ đó đem lại giá trị cung cấp dinh dưỡng và hỗ trợ điều trị bệnh lý cao.
Ngoài ra, bạn nên lựa chọn những dòng sữa được sản xuất chuyên biệt dành cho người cao tuổi như Nutricare Gold. Sản phẩm được tối ưu với công thức 3 tốt: Tốt cho cơ xương – Tốt cho tim mạch và Tốt cho giấc ngủ. Bên cạnh đó việc tách đường lactose trong công thức giúp sản phẩm có thể sử dụng cho mọi đối tượng người cao tuổi cần phục hồi sức khỏe.
Lưu ý:
- Khi sử dụng sữa chứa nhiều canxi cần bổ sung nhiều nước để ngăn ngừa hình thành sỏi thận
- Người cao tuổi thiếu men lactose sẽ gặp phải tình trạng đau bụng, khó chịu khi sử dụng sữa. Vì vậy, nên giảm lượng uống hàng ngày xuống khoảng 100ml, sau đó tăng dần liều dùng hoặc sử dụng các sản phẩm sữa không chứa đường lactose như Nutricare Gold.
- Trường hợp vẫn không tiêu hoá được có thể sử dụng các sản phẩm thay thế khác như sữa chua, phô mai, yaourt… hoặc sữa đậu nành.
1.7. Viên uống bổ sung dinh dưỡng
Bên cạnh các loại đồ uống, người già có thể sử dụng thêm các viên uống để bổ sung dinh dưỡng cần thiết theo nhu cầu của cơ thể. Các viên uống dinh dưỡng cho người già trên thị trường hiện nay thường tập trung giải quyết một số vấn đề như:
- Thiếu hụt dinh dưỡng cho chán ăn, kén ăn, tiêu hóa kém ở người già.
- Mất ngủ, khó ngủ hay ngủ không sâu giấc.
- Cải thiện, dự phòng các bệnh lý về tim mạch.
- Chống và cải thiện loãng xương.
- Cải thiện chức năng thị giác ở người cao tuổi.
- ….
Một số loại viên uống phổ biến như:
- Viên uống bổ sung canxi: Giúp dự phòng và cải thiện tình trạng loãng xương ở người già. Người cao tuổi loãng xương nên sử dụng bổ sung tối thiểu 1.200mg Canxi/ngày.
- Viên uống bổ sung kẽm: Giúp tăng cường miễn dịch và cải thiện tình trạng chán ăn ở người cao tuổi. Mỗi ngày người cao tuổi nên bổ sung viên kẽm với hàm lượng 11mg/ngày với nam giới và 8mg/ngày đối với phụ nữ.
- Viên uống bổ mắt: Lutein và zeaxanthin là 2 thành phần thường có trong viên bổ mắt giúp ngăn ngừa đụa thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng ở người cao tuổi. Vì vậy, người già cần bổ sung 10mg lutein và 2mg zeaxanthin mỗi ngày.
2. Người già không nên uống gì?
Ngoài việc người già nên uống gì cho khỏe, thì có nhiều loại đồ uống gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe mà người cao tuổi cần hạn chế sử dụng như:
2.1. Đồng uống chứa cồn
Người già sử dụng nhiều đồ uống chứa cồn làm ảnh hưởng đến chức năng của gan và gây ra bệnh lý gan nhiễm mỡ, xơ gan, ung thư gan. Không chỉ vậy việc uống rượu thường xuyên trong thời gian dài còn tác động trực tiếp lên não bộ, tim mạch, cân nặng; dẫn đến các bệnh tiểu đường, béo phì, mỡ máu, ung thư, mất trí nhớ… thậm chí là đột tử ở người cao tuổi.
2.2. Đồ uống thể thao, tăng lực
Trong thành phần của đồ uống thể thao, tăng lực thường có hàm lượng đường cao (5-10%), caffeine, chất tạo màu và cả chất kích thích. Điều này làm tăng năng lượng nạp vào cơ thể mỗi ngày, ảnh hưởng đến chế độ dinh dưỡng chung của người già.
Đặc biệt trên bệnh nhân cao tuổi có mắc bệnh lý nền như Gout, tiểu đường, tim mạch, tăng huyết áp cần hạn chế sử dụng đồ uống thể thao, tăng lực.
2.3. Nước ngọt (có gas)
Trong nước ngọt gần như không có chất xơ, không có vitamin, chất khoáng hay bất kỳ chất dinh dưỡng nào. Nước ngọt chứa rất nhiều đường (lượng đường có trong 1 chai nước ngọt tương đương tới 22 gói đường cà phê) và các năng lượng không cần thiết.
Năng lượng dư thừa từ việc sử dụng nước ngọt sẽ dễ dẫn đến thừa cân béo phì, mỡ máu, tim mạch… trên người cao tuổi. Đặc biệt trên đối tượng người cao tuổi bị gout, tiểu đường hay tăng huyết áp, sử dụng nước ngọt sẽ tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
3. Một số lưu ý khi sử dụng đồ uống ở người cao tuổi
Để cơ thể được chăm sóc một cách tốt nhất, trong quá trình sử dụng đồ uống người cao tuổi cần lưu ý một số nguyên tắc quan trọng sau:
- Không uống nhiều nước cùng 1 lúc vì sẽ dẫn tới tình trạng khó hấp thu, ngộ độc nước.
- Không vừa ăn vừa uống vì sẽ làm giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng.
- Với đồ uống đóng chai, không sử dụng sau khi mở nắp lần đầu trên 2 ngày vì nguy cơ nhiễm khuẩn cao.
- Cần lưu ý chọn đồ uống phù hợp, đặc biệt với người cao tuổi có các bệnh lý nền.
Ngoài tác dụng dự phòng mất nước, các loại đồ uống thường đem lại nhiều lợi ích sức khỏe cho người già. Để biết người già nên uống gì cho khỏe cần kết hợp tìm hiểu thông tin giữa tình trạng sức khỏe người cao tuổi và thông tin về loại đồ uống nhằm lựa chọn được đồ uống phù hợp.
Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích về chủ đề trên, vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua hotline 18006011 hoặc truy cập vào fanpage Nutricare – Bí quyết sống khỏe để nhận được sự tư vấn sớm nhất.
**Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!