Giải đáp nên chọn kinh tế hay kỹ thuật để theo đuổi sự nghiệp

Hiện nay kinh tế và kỹ thuật là 2 ngành hot hiện nay được nhiều sinh viên lựa chọn. Thế nhưng nên chọn kinh tế hay kỹ thuật để theo đuổi sự nghiệp là tốt nhất. Hãy cùng chúng tôi phân tích vấn đề cụ thể trong bài viết dưới đây nhé!

Thông tin về khối ngành kỹ thuật

Khái niệm: Khối ngành Kỹ thuật (ngành kỹ sư) được hiểu là những công việc ứng dụng kiến thức thuộc các lĩnh vực khoa học, kinh tế, xã hội và công nghệ. Từ đó đưa vào thiết kế, xây dựng và duy trì các hệ thống, máy móc, vật liệu, thiết bị một cách có hiệu quả.

Với những đặc thù riêng, ngành kỹ thuật được phân chia thành nhiều lĩnh vực khác nhau. Cụ thể là: kỹ thuật xây dựng, kỹ thuật hóa học, kỹ thuật máy tính, kỹ thuật môi trường,…

Ưu điểm:

  • Cơ hội về việc làm: Khối ngành kỹ thuật là một trong những ngành thuộc top những ngành có nhu cầu cao về nhân lực và đang ngày càng phát triển hơn trong thời gian tới.
  • Lương thưởng cao: Dựa theo thống kê từ trang web hàng đầu về lĩnh vực việc làm tại Úc (adzuna.com.au) thì khối ngành Kỹ thuật là ngành luôn có mặt trong top 5 các ngành có mức thu nhập cao nhất. Mức lương trung bình 1 năm đạt hơn 2 tỷ Việt Nam đồng (xấp xỉ 129.785 đô la Úc).
  • Có nhiều thách thức và cơ hội phát triển: Hiện nay đất nước ta đang trong thời kỳ hội nhập quốc tế, các dòng vốn từ nước ngoài đặc biệt khối ngành kỹ thuật chảy vào Việt Nam ngày càng tăng cao. Do đó, nguồn nhân lực ở khối ngành này sẽ có nhiều quy định khắt khe hơn. Tuy nhiên, nếu bạn có thể vượt qua thì đây sẽ là cơ hội giúp bạn thành đạt.
  • Mang tính ứng dụng cao: Bạn sẽ ứng dụng tất cả những kiến thức được học vào thực tế để làm ra sản phẩm. Từ đó góp phần làm cho cuộc sống phát triển và hiện đại hơn.

Thông tin về khối ngành kinh tế

Khái niệm: Khối ngành Kinh tế là sẽ cung cấp cho bạn các kiến thức trong việc sản xuất, phân phối, quản lý và tiêu dùng về loại hàng hóa và dịch vụ.

Trong ngành Kinh tế cũng được phân chia thành nhiều chuyên ngành cùng các chức năng và nhiệm vụ khác nhau. Cụ thể là: tài chính, quản trị, kế toán – kiểm toán,….

Ưu điểm

  • Có nhiều lĩnh vực lựa chọn: Đối với khối ngành Kỹ thuật yêu cầu phải có chuyên môn sâu mới làm việc được riêng khối ngành Kinh tế thì bạn sẽ có nhiều cơ hội làm việc ở nhiều vị trí khác nhau.
  • Luôn là ngành hot: Sự phát triển của quốc gia và đời sống người dân luôn gắn liền với nền kinh tế. Chính vì thế, đây là ngành luôn nằm trong “top các ngành thời thượng’ với sự thay đổi linh hoạt.
  • Mức lương đạt như mong đợi: Các bạn sẽ có nhiều lựa chọn về nghề nghiệp, do đó tiềm năng thu nhập của ngành cũng ngày càng mở rộng và tăng trưởng theo thời gian.
  • Làm việc trong môi trường năng động và đổi mới: Bạn sẽ không bao giờ cảm thấy nhàm chán như những nguyên lý máy móc khô khan trong kỹ thuật mà sẽ làm việc thay đổi linh hoạt
  • Hội nhập nền kinh tế quốc tế: Sự phát triển của nền kinh tế thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Điều này tạo điều kiện cho ngành kinh tế hội nhập quốc tế. Cơ hội được đào tạo, học tập ở nước ngoài tăng cao là cơ hội cho bạn phát triển và có thể trở thành lãnh đạo cấp cao.

Nếu chỉ biết kinh tế mà không biết kỹ thuật thì sao?

Trường hợp bạn chỉ biết về kinh tế mà không biết về kỹ thuật cũng là cản trở để bạn phát triển bản thân. Chẳng hạn như khi bạn không biết gì về quy trình x=sản xuất, thị trường, vật liệu thì sẽ rất khó khăn trong việc kêu gọi vốn đầu tư và trình bày về kế hoạch. Chính vì thế, để điều hành, quản lý cũng như xử lý công việc hiệu quả những nhà lãnh đạo phải hiểu rõ và nắm vững các kiến thức chuyên môn về kỹ thuật cần thiết. Và đây cũng chính là yếu tố khiến cho dân kỹ thuật có khả năng quản lý tốt hơn so với dân kinh doanh thuần túy.

Nếu chỉ biết kỹ thuật mà không biết kinh tế?

Bất cứ ngành nghề nào cũng đòi hỏi bạn nắm rõ và hiểu sâu về kiến thức chuyên môn, nhất là khối ngành kỹ thuật. Tuy nhiên, nếu bạn muốn phát triển tương lai nhưng chỉ dựa vào kiến thức kỹ thuật thì con đường phát triển sẽ không mấy khả quan. Minh chứng rõ ràng hiện nay đó chính là những vị giám đốc, trưởng phòng tại các công ty lớn thường sẽ có cả 2 văn bằng. Bởi nếu chỉ biết về khối ngành kỹ thuật mà không biết gì về kinh tế thì cơ hội phát triển tại các công ty, tập đoàn lớn rất khó.

Làm thế nào để vừa biết kỹ thuật vừa biết kinh tế?

Để có thể biết về cả kỹ thuật lẫn kinh tế bạn cần:

  • Trang bị cho bản thân kiến thức chuyên môn: Đối với những ngành nghề bạn đang theo đuổi, bạn cần phải nắm những kiến thức cơ bản.
  • Dành thời gian sau giờ học chính khóa để tham gia vào các câu lạc bộ hay lớp học thêm: Chẳng hạn như ngành kỹ thuật là ngành chính bạn đang theo học thì có thể dành thời gian rảnh tham gia vào các lớp học thêm, câu lạc bộ đào tạo về kinh tế và ngược lại.
  • Rèn luyện kỹ năng ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường: Bạn có thể làm các công việc part-time, điều này không những giúp bạn tích lũy được kinh nghiệm mà còn có những kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.
  • Tích cực học hỏi từ mọi người xung quanh: Hãy chủ động học hỏi từ những người xung quanh bởi ai cũng đều có điểm mạnh riêng. Nó có thể cung cấp cho bạn những kiến thức hay về những lĩnh vực trong cuộc sống mà bạn đang thiếu. Từ đó giúp cho bạn dễ dàng phát triển bản thân mình
  • Niềm đam mê: Để thực hiện những việc một cách chủ động bằng cách làm những việc bạn đam mê hoặc biến những công việc đó thành đam mê của bạn.

Con trai nên học kinh tế hay kỹ thuật?

Việc con trai nên học kinh tế hay kỹ thuật cũng là vấn đề được rất nhiều bậc phụ huynh và học sinh quan tâm. Bởi ngành kinh tế hay kỹ thuật cũng có những điểm mạnh riêng. Chính vì thế điều quan trọng nhất đó là bạn cần xác định mong muốn, điểm mạnh của bản thân và luôn tin tưởng vào bản thân mình để việc lựa chọn là đúng đắn nhất.

Qua những phân tích trên đây, hy vọng rằng bạn đã biết nên chọn kinh tế hay kỹ thuật để theo đuổi sự nghiệp cho phù hợp. Chúc bạn sẽ tìm được một công việc như ý muốn của bản thân trong tương lai!