Muốn làm diễn viên cần học giỏi môn gì

Nghề diễn viên hiện nay rất phổ biến và được nhiều bạn trẻ lựa chọn để theo đuổi vì sự nghiệp nổi tiếng và công việc này đem lại thu nhập tốt. Nghề diễn viên cần học giỏi môn gì? Thi khối gì? Học ở đâu là tốt nhất. Hãy cùng tìm hiểu cụ thể trong bài viết dưới đây.

Nghề diễn viên cần học giỏi môn gì?

Đây là câu hỏi của nhiều bạn khi muốn theo nghề diễn viên mà không biết mình nên tập trung học môn nào để có kỹ năng diễn xuất tốt nhất. Nếu như bạn muốn theo nghề diễn viên thì hãy dành nhiều thời gian để thi khối S, đây là khối dành cho các bạn trẻ đam mê về ngành nghệ thuật. Cụ thể nghề diễn viên bạn sẽ cần thi môn năng khiếu, và thi môn Văn. Bạn cần chú trọng đầu tư kỹ năng cũng như kiến thức về môn Văn và hai môn năng khiếu điện ảnh.

Nghề diễn viên thi khối nào?

Khối S được chia thành tổ hơp các khối thi đại học như sau:

Khối Thi Tổ hợp môn xét tuyển

Khối S00 Ngữ văn, Năng khiếu SKĐA 1, Năng khiếu SKĐA 2

Khối S01 Toán, Năng khiếu 1, Năng khiếu 2

Điều kiện dự thi khối S:

  • Khối S cũng có những điểm xét tuyển theo đề án chung thi TH
  • PT quốc gia như các khối thi đại học THPT cơ bản như khối A, B, C, D. Thí sinh đã tốt nghiệp THPT chính quy, hệ giáo dục thường xuyên
  • Với các ngành Diễn viên kịch -Điện ảnh, ngành Diễn viên chèo, ngành Diễn viên rối ngành Diễn viên cải lương có yêu cầu: từ 17 – 22 tuổi, chiều cao nam: tối thiểu 1m65, nữ: tối thiểu 1m55. Thí sinh có giọng nói tốt, chuẩn, không nói lắp, có ngoại hình cân đối, không có khuyết tật. Nữ khi dự thi không được mặc áo dài, không trang điểm, không được mặc váy.
  • Với ngành Biên đạo múa, huấn luyện viên múa: thí sinh Đã tốt nghiệp THPT, có năng khiếu nghệ thuật múa.

Hiện nay có rất nhiều trường tuyển sinh năng khiếu khối S:

  • Trường Đại học sân khấu điện ảnh
  • Trường Đại học Văn hóa – Nghệ thuật Quân đội
  • Trường Đại học Nghệ thuật Trung ương
  • Trường Cao đẳng Nghệ Thuật Hà Nội
  • Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật TP. Hồ Chí Minh
  • Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Đăk Lăk
  • Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật và Du lịch Nha Trang

Nếu các bạn đam mê về nghề diễn xuất thì hãy tìm hiểu và chọn cho mình một ngôi trường phù hợp nhất, không phải quá lo lắng việc làm diễn viên phải học giỏi môn gì.

Nghề diễn viên là một nghề giúp bạn thay đổi lớn trong cuộc sống, giúp bạn tỏa sáng và được nhiều người mến mộ, yêu quý, có thu nhập cao nhưng kèm theo đó là những thử thách vô cùng lớn. Có nhiều người nổi tiếng, vươn lên đỉnh cao nhưng chỉ được 1, 2 bộ phim và có rất nhiều người vì quá áp lực mà không thể trụ lâu với nghề này.

Với nghề diễn viên, nếu bạn say mê nghề cần chịu khó học hỏi, thay đổi và nhất định có những năng lực và phẩm chất nhất định.

nghe-dien-vien-la-mot-nghe-giup-ban-toa-sang

Nghề diễn viên là một nghề giúp bạn tỏa sáng

Các ngành khối S và hình thức thi từng ngành:

Hình thức thi và quy trình dự thi vào các ngành bằng khối S tùy vào ngành nghề đăng kí dự tuyển mà sẽ có yêu cầu khác nhau.

Mã ngành Tên ngành C210226 Diễn viên sân khấu kịch hát D210227 Đạo diễn sân khấu D210227 Đạo diễn sân khấu (VB2) D210231 Lý luận phê bình điện ảnh, truyền hình D210233 Biên kịch điện ảnh, truyền hình D210234 Diễn viên kịch – điện ảnh D210235 Đạo diễn điện ảnh D210235 Đạo diễn truyền hình D210236 Quay phim điện ảnh D210236 Quay phim truyền hình D210243 Biên đạo múa D210244 Huấn luyện múa D210301 Nhiếp ảnh nghệ thuật D210301 Nhiếp ảnh báo chí D210406 Thiết kế mĩ thuật sân khấu, điện ảnh

Nghề diễn viên cần những gì?

Luôn biết cách sáng tạo

Diễn viên giỏi cần biết sáng tạo, đây là phẩm chất vô cùng cần thiết và quan trọng đối với nghề diễn. Với mỗi vai diễn khác nhau, nghề diễn xuất hơn nhau ở tính sáng tạo, có vai tốt, vai xấu, vai hiền, vai khổ, đòi hỏi bạn phải sáng tạo ra những cảm xúc của nhân vật và cần có sự nhạy bén với nghề thì mới có thể tròn vai một cách hoàn hảo được.

Bạn không có năng khiếu thì bạn khó mà theo đuổi nghề này được. Nghề diễn viên vô cùng khắt khe và áp lực, nếu bạn chưa có sự sáng tạo chất riêng cho mình thì rất dễ bị đào thải.

Bạn luôn phải rèn luyện giọng nói của mình để sao phát âm một cách chuẩn, dễ nghe nhất. Mặt khác bạn cũng cần phải lưu ý bạn giỏi bắt chước giọng của các vùng miền thì bạn có lợi thế khiến cho bạn nhiều màu và đa dạng hơn.

Hiểu rõ nhân vật mình sẽ vào vai

Một diễn viên thực thụ là người không chỉ giỏi học thuộc lời thoại, diễn xuất mà bạn cần phải hiểu được nhân vật mình sẽ vào vai đóng là người như thế nào. Bạn hiểu rõ nhân vật mà mình sẽ vào vai thì bạn mới có thể diễn xuất lột tả nhân vật chân thực nhất. Hãy biết đặt bản thân mình vào nhân vật để hiểu xem nhân vật còn thiếu sót gì hay không. Nếu hôm nay bạn không cố gắng người ta nhìn vào chỉ thấy bạn thật sự vô dụng, tương lai vị trí của bạn sẽ không thể có con đường phát triển.

Lắng nghe

Bạn muốn trở thành một diễn viên chuyên nghiệp quan trọng nhất đó là tư duy nhanh, khả năng đọc và ghi nhớ thoại, biết cách lắng nghe sự chia sẻ và góp ý từ người khác nếu muộn tồn tại lâu với nghề diễn viên.

Làm nghề diễn viên bạn phải có khả năng thuộc thoại nhanh chóng mới đáp ứng được trong trường hợp cắt bỏ hoặc thay đổi trong kịch bạn.

lam-nghe-dien-vien-ban-phai-co-to-chat-ghi-nho-nhanh

Làm nghề diễn viên bạn phải có tố chất ghi nhớ nhanh

Tạo ra kỹ thuật diễn xuất riêng cho mình

Làm diễn viên cần học giỏi sáng tạo ra ý tưởng diễn xuất. Đừng chỉ dập khuôn những cách diễn xuất cũ kỹ, lặp đi lặp lại một cách diễn. Hãy thử tất cả các kỹ thuật diễn xuất để không bị một màu. để xem cái nào hợp, cái nào không hợp với bạn.

Khi bạn có thần thái diễn xuất của riêng mình thì diễn xuất của bạn đã đạt đến một trình độ cao.

Bạn hãy nhớ luôn phải thể hiện nghiêm túc, làm việc chuyên nghiệp nhất có thể. Hãy tôn trọng tất cả đoàn làm phim diễn viên được hợp tác làm việc với họ là vô cùng may mắn

Chuyên nghiệp trong giao tiếp với báo chí

Nghề diễn viên muốn tồn tại lâu trong nghề thì bạn cũng phải hiểu và nắm rõ các quy tắc trong giao tiếp với báo chí truyền thông.

Qua bài viết này có lẽ bạn đã phần nào nắm được muốn làm diễn viên thì cần học giỏi môn gì cũng như những phầm chất bạn cần có nếu muốn theo đuổi nghề diễn xuất. Khi gặp những khó khăn đừng bao giờ vội từ bỏ đi đam mê của mình. Muốn tồn tại lâu trong nghề thì hãy cứ nghĩ đơn giản rằng “Lửa thử vàng, gian nan thử sức”. Hãy không ngừng học hỏi, trang bị kiến thức vững chắc cho mình bạn sẽ gặt hái được những thành công trong nghề diễn viên.