Việc đặt ra mục tiêu tài chính và thực hiện nó giúp bạn tránh gặp tình trạng chi tiêu quá mức cần thiết và có ngân sách thực hiện những dự định trong tương lai. Cùng TOPI tìm hiểu về cách xây dựng mục tiêu tài chính khoa học và hiệu quả nhé.
1. Mục tiêu tài chính là gì?
Mục tiêu tài chính cá nhân là những mục tiêu giúp bạn xác định ngân sách để thực hiện những dự định cụ thể trong một khoảng thời gian xác định. Chúng có thể là những mục tiêu ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn như mua nhà, mua xe, chi cho giáo dục…
Việc tạo một danh sách các mục tiêu tài chính là vô cùng quan trọng, nó sẽ giúp bạn xác định ngân sách cụ thể, có mục tiêu rõ ràng về những gì bạn đang hướng tới và lên kế hoạch cho việc thực hiện ước mơ của bản thân.
Mục tiêu tài chính giúp bạn nhận thức rõ con đường quản trị tài chính cá nhân
2. Lợi ích của việc thiết lập mục tiêu tài chính
Việc có những mục tiêu cụ thể về tiền bạc cũng giống như việc vẽ ra một con đường để đi đến đích. Với những người không có mục đích cụ thể, họ sẽ loay hoay giữa việc nên chi tiêu hay tiết kiệm, nên tiết kiệm bao nhiêu…
Nhiều bạn trẻ hiện nay thường loay hoay giữa hai mong muốn: Nên tiết kiệm cho tương lai hay nên tiêu tiền vì “đời chỉ sống có một lần”. Khi tiết kiệm, họ không có mục tiêu cụ thể, không biết mình tiết kiệm vì cái gì nên không có hiệu quả.
Chính vì thế, ngay từ hôm nay, bạn hãy đặt ra cho mình những mục tiêu tài chính cụ thể mà bạn muốn hướng tới trong tương lai để có thể chủ động lên kế hoạch chi tiêu gì và tiết kiệm bao nhiêu.
Thiết lập mục tiêu sẽ giúp bạn biết ngân sách cần thiết cho từng giai đoạn
3. Các loại mục tiêu tài chính phổ biến
Cần phân chia những mục tiêu tài chính thành 3 loại: Ngắn hạn, trung hạn và dài hạn:
Mục tiêu ngắn hạn (dưới 3 năm): Các mục tiêu ngắn hạn như chi phí cho một chuyến du lịch, sửa chữa nhà cửa, thay tivi mới, lên đời máy tính, điện thoại… Đây là những khoản chi tiêu trong tương lai gần. Hoàn thành các mục tiêu ngắn hạn sẽ góp phần giúp bạn đạt được các mục tiêu trong dài hạn.
Mục tiêu trung hạn (từ 3 đến 10 năm): Mục tiêu dạng này thường hướng đến các khoản chi phí lớn hơn, thời gian kéo dài hơn, có thể là mua một chiếc ô tô, thanh toán một khoản nợ nào đó…
Mục tiêu dài hạn (trên 10 năm): Các mục tiêu dài hạn được lập ra với mục đích đảm bảo tài chính cho tuổi già, mua nhà trả góp. Với mục tiêu này, việc thực hiện cần phải kiên trì và đều đặn.
4. Cách xây dựng mục tiêu tài chính
Để đạt được mục tiêu đã đề ra, bạn cần biết cách xây dựng và quản trị mục tiêu tài chính hiệu quả theo từng giai đoạn.
Tập thói quen quản lý chi tiêu
Hãy tập cho mình thói quen chỉ nên tiêu trong khoảng 60-70% thu nhập cho các khoản hàng tháng, phần còn lại dành để tiết kiệm hoặc đầu tư.
Tốt nhất hãy ghi lại các khoản chi tiêu hàng ngày vào sổ hay điện thoại. Đến cuối tháng tổng hợp lại và đánh giá xem mình có đang chi tiêu quá nhiều hay không để kịp thời điều chỉnh. Nhờ cách này, bạn sẽ cân bằng được giữa chi tiêu và tiết kiệm, hình thành được ý thức chi tiêu hợp lý.
Hãy lên mục tiêu cụ thể cho từng thời kỳ
Lập tài khoản tiết kiệm
Tài khoản tiết kiệm giúp bạn lưu giữ tiền an toàn và đảm bảo cuộc sống ổn định vững chắc khi bạn đã trưởng thành. Hãy đặt mục tiêu tiết kiệm được từ 80 triệu đến 100 triệu hoặc cao hơn tùy theo thu nhập của bạn.
Ngày nay, nhiều ngân hàng cho ra đời những sản phẩm tiết kiệm dạng tích lũy, tức là bạn có thể định kỳ gửi thêm một khoản tiền vào hàng tháng. Bạn cũng có thể tham khảo các sản phẩm tích lũy với kỳ hạn linh động, lãi suất hấp dẫn tại TOPI.
Có quỹ dự phòng khẩn cấp
Hãy trích 5% thu nhập mỗi tháng cho quỹ dự phòng khẩn cấp để sử dụng trong những tình huống bất ngờ như: Muộn lương, ốm đau bệnh tật, mất việc đột ngột, hỗ trợ người thân trong lúc khó khăn…
Quỹ dự phòng khẩn cấp ít nhất nên bằng với chi tiêu tối thiểu của bạn trong từ 3 tháng trở lên.
Nói “không” với nợ nần
Nhiều bạn trẻ thường bị tác động bởi nhiều khoản chi tiêu như học phí đại học, cao học, mua sắm các thiết bị điện tử hiện đại mới ra, chi phí cho giải trí quá mức… Chính vì thế không ít người rơi vào cảnh nợ nần, phổ biến như nợ thẻ tín dụng.
Nếu bạn đang ở trong nhóm trên thì bạn sẽ không đạt được mục tiêu tài chính. Hãy giải quyết ngay nợ nần không cần thiết và giới hạn lại chi tiêu, bạn sẽ thấy tâm lý nhẹ nhõm hơn, tạo tiền đề cho hoàn thành mục tiêu tài chính sắp tới.
Mua bảo hiểm cho tương lai
Bảo hiểm là phương án phòng ngừa rủi ro cho tương lai, hãy dành khoảng 10% thu nhập để mua bảo hiểm nhân thọ hoặc các sản phẩm bảo hiểm khác. Nếu chẳng may ốm hoặc mắc bệnh hiểm nghèo, bạn sẽ thấy đây là khoản chi cực kỳ đáng giá.
Việc mua bảo hiểm nên tiến hành càng sớm càng tốt bởi các công ty bảo hiểm thường có giá rẻ cho những người trẻ, sức khỏe tốt. Càng lớn tuổi, giá bảo hiểm sẽ càng cao.
Luôn xem xét lại các chi tiêu trong tháng
5. Một số mục tiêu tài chính cá nhân quan trọng
Trả hết các khoản nợ
Trả hết nợ là mục tiêu tài chính hàng đầu, tạo tiền đề cho việc thực hiện các mục tiêu khác. Bạn không thể tiết kiệm khi đang gánh nợ trên vai và phải trả lãi suất hàng tháng. Hãy bắt đầu trả từ những khoản đang có lãi suất cao nhất (như nợ thẻ tín dụng) và những khoản phải trả gấp, tiến đến trả các khoản nợ có lãi thấp hơn.
Xây dựng một quỹ khẩn cấp
Đây là mục tiêu quan trọng thứ 2, bởi cuộc sống có nhiều điều không thể đoán trước, phải luôn sẵn sàng đối mặt với những sự cố. Tiết kiệm cho các trường hợp khẩn cấp là một trong những mục tiêu cấp thiết. Quỹ khẩn cấp giúp bạn có nguồn tài chính để chủ động đối phó với những tình huống bất ngờ.
Mua nhà
Mua nhà là một mục tiêu tài chính lớn và dài hạn. Thay vì tiết kiệm đợi đến khi đủ tiền, bạn có thể mua nhà trả góp, các ngân hàng sẽ tính toán và chia nhỏ các khoản tiền bạn cần phải trả hàng tháng với mức lãi suất bạn cảm thấy chấp nhận được.
Đây cũng là cách tiết kiệm bắt buộc và nhanh nhất để đạt được mục tiêu.
Chi phí cho giáo dục
Chi phí cho việc học đối với mọi lứa tuổi đều là cần thiết và ngày càng tăng theo thời gian. Vì vậy, tiết kiệm chi tiêu để đầu tư cho giáo dục được coi là mục tiêu dài hạn để có thể cân đối ngân sách hợp lý.
Chi phí cho học tập là bước đệm để tăng thu nhập trong tương lai
Tiết kiệm cho hưu trí
Tiết kiệm để có thể nghỉ hưu khi hết tuổi lao động là mục tiêu mà bạn có thể hướng tới trong suốt cuộc đời. Ngày nay, nhiều bạn trẻ đã lên kế hoạch rõ ràng hướng đến tự do tài chính để có thể nghỉ hưu sớm. Trước tiên, bạn cần xác định nhu cầu tối thiểu của mình là gì, với thu nhập hiện nay thì sẽ tiết kiệm được bao lâu, mất bao lâu để đạt được mục tiêu…
Chi phí du lịch, nghỉ dưỡng
Đừng tiếc dành ra một khoản cho việc nghỉ dưỡng, nạp lại năng lượng. Đây chính là điều cần thiết để bạn có nguồn năng lượng tích cực trong cuộc sống sau một thời gian chăm chỉ làm việc và tiết kiệm.
Từ những phân tích trên, chắc hẳn các bạn đã hiểu rõ tầm quan trọng của việc đặt ra mục tiêu tài chính và những bước cơ bản để xây dựng kế hoạch tài chính hiệu quả. Việc đầu tư để tạo ra nguồn thu nhập thụ động sẽ giúp con đường đi đến mục tiêu của bạn ngắn hơn. Hãy theo dõi TOPI để biết thêm nhiều hình thức đầu tư an toàn, hiệu quả nhé.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!