Nếu là một tín đồ hay quan tâm đến ngành thời trang, may mặc thì chắc hẳn bạn đã có lần nghe về hai tiếng “lông vũ”. Thật vậy! Đây là một trong những chất liệu đã, đang và sẽ được sử dụng để tạo nên các sản phẩm dân dụng phục vụ đời sống. Bạn có thể thấy áo lông vũ, chăn gối lông vũ và nhiều thứ khác nữa trong thực tế hàng ngày.
Các bài viết cùng chủ đề:
- Cách chọn mua áo khoác lông vũ
- Cách giặt áo khoác lông vũ
Và câu hỏi mà chúng tôi đặt ra cho bạn là: Bạn đã biết nhiều về lông vũ hay chưa?
Nếu chưa, hãy cùng CANIFA tìm hiểu “tất tần tật” về lông vũ trong một bài sau đây nhé!
Lịch sử ra đời của lông vũ
Cha đẻ của áo lông vũ là nhà hóa học người Úc Geogre Finch, ý tưởng đến với ông khi Geogre chuẩn bị cho chuyến thám hiểm Everest năm 1922 của mình. Chiếc áo lông vũ đầu tiên trên thế giới có màu xanh lá cây tươi sáng, được làm từ loại vải chế tạo ra khinh khí cầu và được sản xuất bởi SW Silver và Co.
Ban đầu, nó bị chế giễu bởi các thành viên khác trong nhóm, nhưng sau đó đã giành được sự công nhận nhờ vào hiệu quả trong môi trường gió lớn trên các rặng núi. Ngày nay, các nhà thiết kế thời trang đã ứng dụng và thương mại hóa sản phẩm lấy cảm hứng từ chiếc áo này.
Lông vũ là gì?
Lông vũ là lớp lông base sát da nhất của các loài thuộc họ chim. Lớp lông siêu mịn và nhẹ có khả năng tạo ra những “túi khí” nhỏ, giữ ấm cho cơ thể.
Lông vũ được khai thác quanh năm và chất lượng không bị ảnh hưởng bởi thời gian khai thác. Do đặc trưng của con vật thay đổi màu lông theo mùa hoặc theo giống vịt/ngỗng mà lông vũ có nhiều màu sắc khác nhau từ trắng, xám đến nâu. Màu sắc không ảnh hưởng tới chất lượng nhưng lông vũ màu trắng là phổ biến hơn cả vì lý do thẩm mỹ, sử dụng được với các loại vải dày mỏng và màu sắc khác nhau.
Các loại lông vũ
Trong ngành công nghiệp may mặc, hai loại lông vũ được sử dụng phổ biến nhất là lông vũ vịt & lông vũ ngỗng.
Lông vũ vịt:
– Chùm lông có kích thước nhỏ
– Giá thành rẻ và cho sản lượng lớn, dễ khai thác do vịt là loài động vật được chăn nuôi phổ biến rộng rãi ở nhiều nước đang là nguồn cung ứng lông vũ chủ yếu như Trung Quốc, Ba Lan và Hungary.
– Lông vũ vịt có nhiều màu sắc khác nhau phụ thuộc vào giống vịt. Màu sắc không ảnh hưởng tới chất lượng lông vũ.
– Lông vũ vịt có lượng dầu tự nhiên cao nên thường có mùi tự nhiên đặc trưng. Lượng dầu này thường ít được xử lý triệt để do lông vũ cần giữ độ mềm mại nhất định.
Lông vũ ngỗng:
– Chùm lông có kích thước lớn
– Là nguyên liệu gốc cho các sản phẩm sử dụng lông vũ, nhưng với nhu cầu tăng cao của thị trường và sản lượng ngỗng được chăn nuôi không cao, chủ yếu ở các nước phương Tây như Canada, Hungary, Ba Lan nên giá thành lông vũ ngỗng cao, thường chỉ sử dụng cho các sản phẩm cao cấp.
– Lượng dầu tự nhiên của lông vũ ngỗng thấp nên mùi cũng ít hơn.
Tiêu chí đánh giá một chiếc áo lông vũ
Có 3 tiêu chí đánh giá dựa trên Độ phồng, Trọng lượng và Tỉ lệ pha lông vũ.
Độ phồng của lông vũ – Fill Power
Khả năng làm phồng to của lông vũ được đo lường bằng Fill Power. Một ounce lông vũ có khả năng làm đầy bao nhiêu thể tích inch vuông sẽ cho ta biết giá trị và chất lượng của lông vũ. Chỉ số này càng cao, chất lượng lông vũ càng tốt
Chùm lông vũ của ngỗng hoặc vịt ở độ tuổi trưởng thành sẽ lớn và dày dặn, giữ được độ phồng lâu hơn, giữ nhiệt tốt hơn.
Trọng lượng của lông vũ – Weight Power:
Hiếm khi được nhắc đến trong các quảng cáo thương mại nhưng cũng là một tiêu chí quan trọng trong sản xuất, cân nặng của lượng lông vũ sử dụng quyết định chất lượng của một chiếc áo lông vũ.
Càng nặng thì càng chứng tỏ lượng lông vũ sử dụng đã bị ép chặt, ảnh hưởng tới khả năng giữ không khí để làm ấm của các chùm lông, độ đàn hổi và nhất là với những chiếc áo khoác lông vũ, nếu được nhồi và ép quá chặt sẽ mất đi tiện ích gấp nhỏ vào khi không sử dụng.
Tỉ lệ pha lông vũ:
Để giảm thiểu giá thành cũng như tiết kiệm, rất nhiều nhãn hàng bình dân hơn đang sử dụng hỗn hợp giữa lông vũ và lớp lông thân của vịt & ngỗng. Khác với lông vũ với cấu tạo chùm, lông thân có phần “xương” cứng hơn và theo thời gian sẽ chọc ra ngoài lớp vải, gây khó chịu cho người mặc.
Tỉ lệ pha giữa lông vũ/lông thân thường là 70/30, 80/20, or 90/10. Tỉ lệ lông vũ càng cao thì chất lượng càng tốt, với độ phồng lớn, khả năng đàn hồi cao, tuổi thọ sản phẩm lâu dài hơn. Đây cũng là yếu tố quyết định giá thành cho các sản phẩm lông vũ.
Cách bảo quản áo lông vũ
- Áo lông vũ nên được cất giữ, bảo quản trong môi trường khô ráo, sạch sẽ, tránh bụi bẩn.
- Nhiệt độ lý tưởng: 21 độ C (nhiệt độ phòng điều hoà).
- Độ ẩm lý tưởng: 45 – 55%
- Cất áo lông vũ trong bọc vải sẵn có để áo luôn được giữ thoáng mát.
Lời kết,
Lông vũ đang là một chất liệu khá “HOT” trong làng may – mặc nước nhà nói riêng và trên toàn cầu nói chung. Việc nắm được những điều cơ bản trên đây sẽ giúp quý anh/chị hiểu hơn về nguồn gốc và giá trị của sản phẩm mà chúng ta đang sử dụng.
Chúc Quý độc giả luôn có được những sản phẩm chất lượng nhất.
Hẹn gặp lại các bạn trong các bài viết sau!
Đừng quên xem BST + 1000 Mẫu Áo Khoác Lông Vũ mới nhất 2022 của CANIFA tại đây nhé:
Áo khoác phao nam | Áo khoác phao nữ | Áo khoác phao bé trai | Áo khoác phao bé gái
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!