Trong các đề tài nghiên cứu thường có nhiều giả thuyết và được tác giả nghiên cứu, chứng minh bằng các dữ liệu, luận cứ theo từng giả thuyết cụ thể. Đối với nghiên cứu việc đặt ra giả thuyết là một trong những vấn đề quan trọng để nhà nghiên cứu có những tác phẩm hay nhất. Vậy giả thuyết là gì? Giả thuyết có mấy loại? Cách đặt giả thuyết như thế nào?
Sau đây, Chúng tôi sẽ giới thiệu tới quý vị những nội dung sau để hỗ trợ khách hàng những thông tin cần thiết liên quan đến giả thuyết.
Giả thuyết là gì?
Giả thuyết là một sự dự đoán, nhận định tạm thời rút ra sau khi quan sát, phân tích lý thuyết, giả thuyết chính là câu trả lời cho vấn đề nghiên cứu.
Giả thuyết là một phát biểu dưới dạng phán đoán có thể đúng về vấn đề mà người nghiên cứu đang tìm hiểu. Mỗi giả thuyết cần thời gian để kiểm nghiệm thu thập dự liệu, luận cứ để chứng minh hoặc bác bỏ giả thuyết đó. Một giả thuyết được chứng minh về độ chính xác sẽ được bổ sung vào kho tàng lý thuyết khoa học của nhân loại.
Tuy nhiên, mỗi giả thuyết có tính đa phương án vì trước mỗi vấn đề nghiên cứu thường tồn tại nhiều câu trả lời khác nhau.
Phân loại giả thuyết
– Căn cứ vào đối tượng nghiên cứu, giả thuyết được chia thành hai loại là:
+ Giả thuyết chung là giả thuyết áp dụng cho một nhóm đối tượng có các đặc điểm chung, trên cơ sở các dữ liệu người ta đưa ra phán đoán về nguyên nhân và quy luật hoạt động của cả nhóm đối tượng đó. Giả thuyết chung thường sử dụng đối với các hiện tượng trong một phạm vi thời gian, không gian rộng.
+ Giả thuyết riêng là giả thuyết áp dụng đối với một bộ phận, một mặt hay một đối tượng cụ thể. Giả thuyết này thường được sử dụng đối với các sự vật, hiện tượng mang những tính chất riêng biệt.
– Căn cứ vào mục tiêu nhận thức giả thuyết, giả thuyết được chia thành hai loại sau:
+ Giả thuyết hoàn chỉnh là giả thuyết được áp dụng cho toàn bộ quá tình nghiên cứu đưa ra các luận cứ, thu thập dữ liệu đến khi chứng minh hoặc bác bỏ giả thuyết đó.
+ Giả thuyết trung gian là là giả thuyết được sử dụng trong giai đoạn đầu của quá trình chứng minh giả thuyết, nó có tác dụng bổ trợ cho giả thuyết chính và chủ mang tính tạm thời.
– Căn cứ vào chức năng nghiên cứu, giả thuyết được chia thành bốn loại sau:
+ Giả thuyết mô tả là giả thuyết về trạng thái, hình dạng của sự vật hiện tượng và được áp dụng trong các nghiên cứu mô tả.
+ Giả thuyết giải thích là giả thuyết đưa ra nguyên nhân dẫn đến một trạng thái của sự vật hay xảy ra hiện tượng nào đó.
+ Giả thuyết giải pháp là giả thuyết đưa ra phương án giả định về một giải pháp hay mô hình mẫu nào đó để giải quyết một vấn đề nào đó.
+ Giả thuyết dự báo là giả thuyết về trạng thái của sự vật tại một thời điểm hay trong một không gian nhất định trong tương lai.
Cách đặt giả thuyết
– Trong đặt giả thuyết việc quan trong cần biết là đặt giả thuyết như thế nào để có thể chứng minh hay bác bỏ giả thuyết đó. Vì vậy, khi xây dựng một giả thuyết, các nhà nghiên cứu cần trả lời các câu hỏi sau:
+ Có thể thực nghiệm được giả thuyết không?
+ Các bộ phận, các phần và các yếu tồ cần phải nghiên cứu?
+ Phương pháp được sử dụng để nghiên cứu là trong phòng thí nghiệm hay ngoài trời, khảo sát bằng trả lời bảng hỏi hay đưa ra ý kiến?
+ Các số liệu, chỉ tiêu cần phải có trong suốt quá trình thực nghiệm?
+ Sử dụng phương pháp xử lý số liệu nào để chứng minh cho việc chấp nhận hay bác bỏ giả thuyết?
Lưu ý: Tránh việc đưa ra câu hỏi quá lớn hoặc thiếu tự tin mà đưa ra những câu hỏi không rõ ràng, hãy tách câu hỏi lớn thành những câu hỏi như chi tiết liên quan đến từng tính chất, khía cạnh của sự vật và vấn đề cần nghiên cứu.
– Một giả thuyết cần có các đặc điểm sau để cho thấy sự hợp lý của nó:
+ Giả thuyết đặt ra phải có cơ sở dựa vào quan sát hay lý thuyết hiện tại (các kiến thức, tài liệu, giả thuyết đã được nghiên cứu và chứng minh) và phải phù hợp với thực tế. Phần lý thuyết trong giả thuyết là phần lý thuyết chưa được chứng minh trên thực tế và nên là giả thuyết thiết thực cần thiết đối với việc nghiên cứu.
+ Giả thuyết đặt ra có thể làm sự tiên đoán có thể đúng hoặc sai về một sự vật, hiện tượng (ví dụ: tỷ lệ cao của các hiện tượng động đất, núi lửa xảy ra nhiều hơn là do ô nhiễm môi trường làm trái đất nóng lên,…)
+ Giả thuyết đặt ra phải có khả năng chứng minh được là giả thuyết đúng hay sai thông qua việc thí nghiệm, thu thập dữ liệu làm chứng cứ.
Trên đây, là toàn bộ nội dung liên quan đến giả thuyết là gì? Giả thuyết có mấy loại? Cách đặt giả thuyết như thế nào? Mọi thắc mắc liên quan đến nội dung bài viết trên, quý vị có thể liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng nhất.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!