Làm sao để hiểu rõ bản thân mình

Hiểu bản thân là như thế nào? Để dễ hiểu, tôi sẽ cho bạn một ví dụ sau. Có khi nào bạn rơi vào hoàn cảnh này như tôi không: Khi chuẩn bị làm một việc gì đó, mình đã chuẩn bị kế hoạch khá là kĩ lưỡng cho mọi thứ mình làm, cảm xúc, tâm lý của mình sẽ biến chuyển như nào ở giai đoạn nào,… Nhưng khi việc đó thật sự xảy đến, bạn lại “bắt gặp” bản thân mình đang làm một điều gì đó thật quái đản khác thường!

Thêm một ví dụ khác nhé, có phải từ nhỏ chúng ta thường luôn được cha mẹ, anh chị, thầy cô định hướng rằng mình nên học ngành gì, mình phải làm gì, mình không được làm gì, sau này ra trường hãy chọn công ty này,… Và ta luôn ngờ vực và cảm thấy mơ hồ rằng liệu những thứ đó có THẬT SỰ LÀ NHỮNG ĐIỀU TA MONG CẦU...

Vậy có phải là bạn CHƯA HIỂU RÕ BẢN THÂN MÌNH NHƯ BẠN NGHĨ?

Và nếu bạn không rõ bản thân mình muốn gì thì thật là khó để ta cảm thấy mình có một cuộc sống trọn vẹn, ý nghĩa và hạnh phúc.

Đừng lo, bài viết sau sẽ giúp bạn!

VIỆC HIỂU BẢN THÂN QUAN TRỌNG ĐẾN THẾ NÀO MÀ TA CẦN TÌM HIỂU?

Không cần nói thì mọi người ở đây đều biết rằng lý do đầu tiên khiến ta muốn hiểu mình là để có thể SỐNG VUI VẺ hơn mỗi ngày. Chẳng ai muốn mình cứ mãi sống trong những ngày buồn chán, cô độc, khó khăn cả.

Và rõ ràng việc hiểu bản thân mình thật sự muốn gì giúp ta ra quyết định nhanh hơn, cuộc sống thoải mái hơn và quan trọng nhất là ta cảm giác được mình KIỂM SOÁT và LÀM CHỦ ĐƯỢC hành động của bản thân. Khi bạn bắt đầu yêu bản thân, cả thế giới sẽ yêu bạn. Và mình cũng không còn sợ một ngày chẳng may “hụt chân” rơi vào trạng thái “không biết phải làm gì với cuộc đời mình” nữa.

OK vậy là chúng ta đều biết vô vàn lợi ích mà việc thấu hiểu rõ bản thân sẽ mang lại cho ta, và bạn biết đó, lợi ích nhiều cũng đi kèm với thời gian để nghiên cứu, tìm hiểu và lĩnh hội được kĩ năng này là rất dài. Nhưng đừng lo, insideoutcad.vn sẽ đồng hành cùng bạn trên chặng hành trình này. Nếu chưa biết hướng bắt đầu, tham khảo những cách sau nhé!

Xem thêm: Trả lời sao cho đúng về Điểm mạnh – điểm yếu

7 CÁCH GIÚP HIỂU BẢN THÂN (CÓ THỂ ÁP DỤNG NGAY)

Bắt đầu thói quen viết nhật ký hằng ngày

Mở đầu bằng một cách nghe thật cũ kĩ đúng không? Nhưng tin tôi đi, đây vẫn luôn là cách tốt nhất để cho bản thân mình quyền được bày tỏ, được bọc bạch và giải toả sau một ngày dài.

Hãy ngồi xuống và viết mỗi ngày, cho dù bạn chỉ dành ra 15 phút, nửa tiếng hay cả giờ đồng hồ, thì nó đều có giá trị. Nhiều hay ít không quan trọng, quan trọng là bạn đã thành thật với cảm xúc của chính mình, những suy nghĩ lộn xộn của bạn có nơi để được sắp xếp lại. Khi viết chúng ra giấy, bạn giúp bộ não mình thật sự tập trung và dành thời gian cho cảm xúc, suy nghĩ của mình đấy!

À, nhớ lại giữ chúng cho riêng bạn thôi nhé!

Tập ngồi thiền mỗi ngày

Tại sao lại là thiền định? Bạn có biết rằng, thiền đưa bạn ra ngoài phạm vi trần tục và LẤY “CÁI TÔI” LÀM TRUNG TÂM.

Dành ít nhất 10 phút mỗi ngày cho việc ngồi thiền trong yên tĩnh giúp nâng cao tinh thần và giúp bạn dễ kết nối với “đứa trẻ bên trong” của mình hơn. Thêm vào đó, ngồi thiền là một dịp giúp bạn giảm căng thẳng sau những áp lực từ công việc, deadlines, nỗi buồn,… Mỗi khi ngồi thiền xong, bạn sẽ có cảm giác tràn đầy năng lượng tích cực và thêm yêu bản thân mình.

Thử làm “Danh sách những điều tôi muốn làm trong đời”

Thừa nhận đi, có phải trong cuộc sống có những điều bạn luôn khao khát muốn làm nhưng chưa đủ bản lĩnh, chưa đủ gan dạ hay chưa đủ điều kiện để làm nó? Ví dụ như: thử bộ môn nhảy dù, diễn thuyết trước một hội trường hơn 1000 người, hát karaoke một bài solo chứ không phải lí nhí hát theo ai đó,… Bất kể thứ gì.

Vậy tại sao chúng ta không cho mình cơ hội để thử nhỉ? Đó là những điều bạn muốn mà? Hãy lên một danh sách ghi lại tất cả những thứ đó xem! Những điều khiến bạn phải thoát khỏi “vùng an toàn” của mình ấy. Cuộc sống này sẽ trọn vẹn và ý nghĩa hơn biết bao nếu ta hoàn thành được những điều ta luôn muốn làm đúng không?

Xem thêm: 36 câu hỏi giúp bạn thấu hiểu bản thân

Học một kỹ năng sáng tạo nào đó

Một cách rất hay tiếp theo trong hành trình thấu hiểu bản thân là mày mò về một thứ mà bạn đã luôn có hứng thú. Từ bé bạn đã luôn thích thú với điều gì? Bạn đã bao giờ cho mình cơ hội thử làm điều đó chưa? Nếu không thử, bạn sẽ không bao giờ biết được đó có phải là năng khiếu thiên bẩm của mình hay không.

Đừng sợ, không thử sao biết mà phải không? Và cuộc sống là vô vàn những phép thử sai và sửa. Cứ dành ra một ít thời gian hàng tuần để bắt đầu tìm hiểu và làm quen với một kĩ năng gì mới xem.

Nhưng quan trọng là, bạn phải thật sự nghiêm túc với sở thích của mình. Nếu bạn không làm hết mình, bạn sẽ chẳng bao giờ đến được giai đoạn bạn nhận ra mình có giỏi việc đó hay không đâu. Học từng chút từng chút một nhưng cần đặt ra một mục tiêu rõ ràng bạn muốn đạt được điều gì và có kỉ luật, kiên trì đủ lâu với nó nhé.

Có những cuộc trò chuyện sâu sắc và ý nghĩa

Những cuộc trò chuyện ý nghĩa không phải là những đoạn chat “xã giao” dạng “Hello, khoẻ hong?”, “ăn cơm chưa”, “dạo này sao rồi?” “hôm nào rảnh đi cafe ha?”… Nhớ là không phải dạng đó nhé.

Bạn không cần nhiều cuộc trò chuyện chỉ cạn trên bề mặt như vậy, thứ bạn cần hơn hơn là một vài cuộc trò chuyện đủ sâu với một vài người thật sự quan trọng trong cuộc sống của bạn. Những người bạn tin tưởng rằng sẽ hiểu bạn hơn rất nhiều những mối quan hệ “xã giao” ngoài kia. Tìm một người hiểu mình thật khó mà đúng không?

Những cuộc nói chuyện như vậy mục tiêu của nó không chỉ là giúp bạn giải toả mà giúp bạn thấu hiểu những người thân xung quanh. Việc lắng nghe họ, để ý được những hành vi, tâm trạng hay tinh tế thấy được ngôn ngữ cơ thể của họ là bước đầu giúp bạn hiểu họ và hiểu chính mình nhiều hơn đó.

Lưu ý rằng, bạn lắng nghe là để hiểu họ, không phải để ra lời khuyên và bắt họ nghe theo ý kiến của mình. Hiểu người khác cũng chính là một cách để thấu hiểu chính mình tốt hơn.

Cho phép bản thân mình yếu đuối và dễ tổn thương

“Cố tỏ ra là mình ổn nhưng sâu bên trong nước mắt là biển rộng”, nghe quen quá phải không nào? Bạn cũng là một con người, và bạn có quyền được buồn, được tổn thương, được yếu đuối!

Việc phải ráng gồng mình lên, tỏ ra mạnh mẽ để chịu đựng tất cả mọi việc ngoài kia thật sự rất cô đơn và mệt mỏi… Nếu ngày hôm nay bạn buồn, hãy ôm ấp chính mình, khóc thật to, nói ra với người thân cho nhẹ lòng,… làm tất cả những điều mình muốn (hoặc không làm gì cả).

Che giấu cảm xúc khiến bạn ngày càng khó kết nối với chính mình hơn, và điều đó dần dà sẽ tích tụ lại và khiến cuộc sống của bạn gặp rất nhiều điều tiêu cực và khó khăn. Có phải mọi nỗi buồn nếu giải toả ra được sẽ dễ chịu hơn nhiều không? Và đôi khi bạn còn nhận được sự giúp đỡ, yêu thương từ người khác nữa.

Làm những bài trắc nghiệm tính cách, phân tích não bộ

Nếu việc tự tìm hiểu bản thân làm bạn mất quá nhiều thời gian, công sức, hoặc đôi khi với một số người rất khó thực hiện những cách trên tôi đã trình bày; thì bạn hoàn toàn có thể nhờ sự hỗ trợ từ bên ngoài.

Ví dụ như những công cụ sẽ giúp bạn hiểu bản thân hơn là: bài trắc nghiệm MBTI mà bạn có thể dễ dàng tìm thấy từ Google, hoặc công nghệ ứng dụng sinh trắc vân tay từ trung tâm CAD.

Nếu trước giờ bạn vẫn luôn băn khoăn về đam mê, sở trường thực sự của mình, luôn hoài nghi rằng công việc hiện tại chưa phải là công việc bạn giỏi nhất, khiến bạn hạnh phúc nhất, hãy tìm hiểu phân tích SINH TRẮC VÂN TAY – DERMATOGLYPHICS – Thông qua công nghệ Sinh trắc vân tay (scan vân tay để khám phá thông tin não bộ) sẽ giúp bạn:

  • KHÁM PHÁ CỤ THỂ HƠN điểm mạnh bẩm sinh – điểm yếu cố hữu
  • ƯU THẾ CẠNH TRANH trong tính cách
  • CÔNG VIỆC MÀ BẠN SINH RA ĐỂ THUỘC VỀ một cách khoa học và chính xác nhất.

ĐẶC BIỆT, tại trung tâm CAD đã có công nghệ trích xuất vân tay Online 3 góc chụp, bạn chỉ cần ngôi ở nhà là đã có thể nhận được đầy đủ thông tin về cuốn report 37 trang và được tư vấn online 1-1 với tư vấn viên.

Đang có ưu đãi cực lớn hỗ trợ phí cho những độc giả của insideoutcad.vn đó, các bạn có thể tìm hiểu thêm về công nghệ này tại đây nhé: https://insideoutcad.vn/cad-sinh-trac-van-tay/

Bạn cũng cần lưu ý rằng, những công cụ trên cuối cùng cũng chỉ là công cụ hỗ trợ bạn trong việc RÚT NGẮN thời gian khám phá bản thân mình. Và chúng cũng không hoàn toàn chính xác 100%. Bạn chỉ nên làm những bài kiểm tra, phân tích trên với mục đích tham khảo và bổ trợ. Cái quan trọng nhất vẫn là tự lắng nghe chính mình bạn nhé!

Chúc các bạn mau sớm kết nối với chính mình trên chặng hành trình thấu hiểu bản thân rất dài này!