Khám phá mức thu nhập của sinh viên Kế toán sau khi ra trường

Chính sách kinh tế của nhà nước đang đẩy mạnh phát triển kinh tế, tạo điều kiện thành lập doanh nghiệp trên tất cả các lĩnh vực đã mở ra cơ hội việc làm khá rộng cho ngành Kế toán. Theo báo cáo của Bộ GD&ĐT, ngành Kế toán hiện nay được đông đảo sinh viên lựa chọn. Là một ngành nghề “hot”, thu hút nhiều thí sinh nhưng câu hỏi đặt ra ở đây là “Mức thu nhập của sinh viên Kế toán sau khi ra trường là bao nhiêu?”, “Yếu tố nào ảnh hưởng tới mức lương của kế toán?”. Cùng “giải mã” câu hỏi này qua bài viết dưới đây nhé!

Ngành Kế toán là gì?

Hiểu một cách đơn giản, kế toán là công việc ghi chép, thu nhận, xử lý và cung cấp các thông tin về tình hình hoạt động kinh tế tài chính của một tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan,…

Nói chuyên sâu hơn, kế toán là ngành thực hiện quá trình thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin về toàn bộ tài sản, nguồn hình thành tài sản và sự vận động tài sản trong doanh nghiệp, tổ chức, từ đó cung cấp thông tin tài chính hữu ích cho việc đưa ra những quyết định về kinh tế – xã hội và đánh giá hiệu quả các hoạt động trong doanh nghiệp.

Cơ hội việc làm của ngành Kế toán rất rộng mở.

Mức thu nhập của sinh viên Kế toán sau khi ra trường là bao nhiêu?

Về cơ bản, mức thu nhập của ngành Kế toán tương đối ổn định, dao động từ 5 – 8 triệu đồng/tháng đối với sinh viên mới ra trường, còn ít kinh nghiệm. Nếu sở hữu khả năng ngoại ngữ tốt, mức lương có thể dao động từ 7 – 9 triệu đồng/tháng. Đối với kế toán có kinh nghiệm từ 3 năm trở lên thì mức thu nhập sẽ dao động từ 10 – 30 triệu đồng/tháng.

Với vị trí kế toán trưởng, mức lương có thể không dừng lại ở con số 30 triệu đồng mà lên đến 50 triệu đồng/tháng. Đặc biệt, với số ít trường hợp, kế toán trưởng có năng lực cao và nhận được đãi ngộ đặc biệt từ doanh nghiệp thì con số này được ghi nhận lên đến 80 – 100 triệu đồng/tháng.

Sinh viên Kế toán DNU được trang bị rất nhiều kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp thông qua các môn học thực hành ngay từ năm thứ nhất.

Mức lương kế toán phụ thuộc những yếu tố nào?

Chuyên môn và kinh nghiệm nghiệp vụ

Trong bất kỳ công việc nào, chuyên môn và kinh nghiệm có tác động đáng kể đến thu nhập của người lao động. Theo đó, với sinh viên kế toán mới ra trường thì mức lương sẽ có phần hạn chế hơn, tuy nhiên nếu bạn đã tích lũy được kinh nghiệm từ khi còn là sinh viên thì tại thời điểm ra trường, bạn có thể thể hiện năng lực của mình và đàm phán một mức lương cao hơn.

Quy mô và tình hình tài chính của doanh nghiệp

Chính sách đãi ngộ của các công ty cũng có tác động đáng kể đến thu nhập. Đối với các công ty nước ngoài, mức lương thường cao hơn một chút so với các công ty trong nước. Đồng thời, ở các công ty lớn, kế toán được đối xử tốt hơn so với các doanh nghiệp nhỏ và mới thành lập.

Tình hình tài chính của doanh nghiệp cũng có ảnh hưởng lớn đến thu nhập. Nếu công ty đang thua lỗ và khó hoạt động, thì việc cắt giảm lương nhân viên là điều khó tránh khỏi. Ngược lại, nếu công ty đang phát triển tốt thì sẽ là chính sách lương thưởng đối với người lao động sẽ “rộng rãi” hơn.

Vị trí địa lý ảnh hưởng mức lương kế toán

Kế toán làm việc tại các thành phố lớn hoặc các trung tâm kinh tế là những nơi có mức sống cao như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh thường có thu nhập cao hơn kế toán làm việc ở các khu vực khác.

Tại sao nên học kế toán tại Đại học Đại Nam?

Kế toán không khó để tìm việc, nhưng làm thế nào để đào tạo ra sinh viên ngành kế toán có năng lực chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp vững vàng, tiếp cận ngay được công việc tại các tổ chức, doanh nghiệp là định hướng đào tạo của khoa Kế toán Đại học Đại nam.

100% giảng viên khoa Kế toán có kinh nghiệm thực chiến tại doanh nghiệp.

Khoa đã xây dựng chương trình đào tạo mang tính ứng dụng cao cho sinh viên, cập nhật các phần mềm kế toán mới nhất để đảm bảo sinh viên được trải nghiệm thực tế như ở doanh nghiệp; sinh viên được trang bị rất nhiều kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp thông qua các môn học thực hành, các modul trải nghiệm thực tế ngay từ năm thứ nhất. Điều này cho phép sinh viên kiến tập và thực hành ngay các kiến thức được học như đang làm việc thực tế tại các doanh nghiệp.

Đặc biệt, sinh viên sẽ được học tập trong môi trường năng động, hiện đại; trực tiếp ‘cầm tay chỉ việc’ ngay tại trung tâm thực hành Tài chính Ngân hàng – Kiểm toán – Kế toán; trải nghiệm phòng học chuyên biệt như phòng học kỹ năng mềm, giảng đường dốc, hệ thống phòng thực hành máy tính cấu hình cao…

Môi trường học tập năng động, đáp ứng đầy đủ nhu cầu học tập của sinh viên.

Sinh viên Kế toán học tập và thực hành tại Trung tâm thực hành Tài chính – Ngân hàng – Kế toán – Kiểm toán.

Khoa Kế toán luôn tích cực xây dựng các chương trình kết nối doanh nghiệp, khuyến khích sinh viên tham gia các câu lạc bộ do Nhà trường, Khoa, sinh viên thành lập để rèn luyện kỹ năng và bổ sung kiến thức, như: CLB sinh viên khởi nghiệp (khoa Quản trị kinh doanh), CLB Kế toán – Kiểm toán (Khoa Kế toán), Cộng đồng học tập (khoa CNTT); CLB Luật gia (khoa Luật), …

Một điều nữa, năng lực ngoại ngữ là điều không thể thiếu nếu sinh viên ra trường muốn đạt được mức lương đáng mơ ước, từ đó Đại học Đại Nam luôn đặt ra mục tiêu nâng cao năng lực ngoại ngữ cho sinh viên DNU nói chung và sinh viên Kế toán nói riêng.

02 phương thức xét tuyển vào ngành Kế toán trường Đại học Đại Nam

– Phương thức 1: Xét điểm thi tốt nghiệp THPT 2022. Sử dụng kết quả 03 môn từ kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT theo tổ hợp xét tuyển;

– Phương thức thứ 2: Xét tuyển học bạ Tổng điểm trung bình năm lớp 12 theo tổ hợp 3 môn xét tuyển ≥ 18 điểm;

Liên hệ Hotline/Zalo: 0971595599/ 0961595599/ 0931595599

>>> ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN: TẠI ĐÂY

Khoa Kế toán