Khi tìm hiểu về ký sự, Quý vị có một số thắc mắc cơ bản như: Ký là gì? Ký sự là gì? Ký sự và ký có phải là một? Đặc điểm ký sự là gì? Ví dụ về ký sự?
Để Quý độc giả giải đáp những thắc mắc trên, hiểu hơn về ký sự, chúng tôi thực hiện bài viết nhằm chia sẻ những thông tin hữu ích. Mời Quý vị theo dõi:
Ký là gì?
Ký là tên gọi cho một nhóm thể tài nằm ở phần giao nhau giữa văn học và cận văn học (báo chí, chính luận, ghi chép tư liệu các loại), chủ yếu là văn xuôi tự sự.
Ký có nhiều thể loại khác nhau như: bút ký, hồi ký, du ký, phóng sự, ký sự, nhật ký, tùy bút,… Do tính chất trung gian mà có người liệt ký vào cận văn học.
Ký sự là gì?
Ký sự là một thể của ký thiên về tự sự, thường ghi chép các sự kiện, hay kể lại một câu chuyện khi nó mới xảy ra.
Qua việc giải thích khái niệm ký và ký sự, có thể thấy rằng: Ký và ký sự là hai khái niệm không đồng nhất, ký sự chỉ là một trong những thể loại của ký.
Đặc điểm của ký sự
Ký sự có cốt truyện hoàn chỉnh hoặc tương đối hoàn chỉnh, cũng là loại thể có yếu tố trữ tình và chính luận, nhưng khuynh hướng của tác giả được toát ra từ tình thế và hành động.
Yếu tố phi cốt truyện của những loại ký này không nhiều.
Ký sự ghi chép khá hoàn chỉnh một sự kiện, một phong trào, một giai đoạn.
Tác phẩm ký sự cũng cấu tạo theo phương thức kết cấu thông thường của một tác phẩm nghệ thuật: mở đầu và phát triển sự kiện, sự biến phát triển đến cao độ – hoặc căng thẳng nhất – và kết thúc. Ký sự là bức tranh toàn cảnh trong đó sự việc và con người đan chéo, những gương mặt của nhân vật không thật rõ nét.
Ký sự có quy mô tương ứng với truyện ngắn hoặc truyện vừa.
Ký sự có những đặc điểm chung với bút ký như: viết về người thật việc thật mà tác giả trực tiếp chứng kiến ; cốt truyện khống chặt chẽ như trong truyện ; sử dụng nhiều biện pháp và phương tiện biểu đạt nghệ thuật,…
Song ở ký sự, phần bộc lộ cảm nghĩ của tác giả và những yếu tố liên tưởng, nghị luận thường ít hơn ở bút ky, tuỳ bút.
Có thể nói trong các tiểu loại của ký thì ký sự gần với truyện hơn cả.
Ví dụ về ký sự
Một số ví dụ về ký sự để giúp Quý vị hiểu hơn về thể loại này là:
– Ký sự Cao Lạng của Nguyễn Huy Tưởng;
– Thượng kinh ký sự (Ký sự lên kinh đô) của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác;
– Mê kông ký sự;
– Kí sự Biên phòng;
– Kí sự Mùa thu vàng;
– Kí sự nước Lào;
– Hỏa xa kí sự,….
Phân biệt ký sự truyền hình và phóng sự
Ký sự truyền hình là một thể loại báo chí trên truyền hình có sức mạnh đặc biệt trong việc tác động vào công chúng khi các nhân vật, sự kiện, sự việc có thật được khắc họa và khái quát thành hình tượng thông qua các phương pháp chính luận nghệ thuật, nhằm mục đích không chỉ thông tin mà còn tạo ra xúc cảm thẩm mỹ sâu sắc đối với khán giả.
Ký sự truyền hình và các thể loại khác của truyền hình như: phóng sự, phim Tài liệu…thường hay bị đóng gói chung là phóng sự hoặc phim Tài liệu, ít người gọi đúng tên thể loại này. Có lẽ bởi vì giữa chúng có khá nhiều điểm tương đồng về thủ pháp sáng tạo, về qui trình sáng tác thông thường. Tuy nhiên ngay cả những điểm chung thông thường này cũng vẫn tồn tại sự khác biệt trong đó. Có thể xem xét những khác biệt giữa phóng sự và ký sự như sau:
Tác giả: Trong phóng sự, tác giả có vai trò kể lại sự kiện, sự việc; trong ký sự, tác giả không dừng lại ở kể mà còn suy ngẫm về sự kiện, sự việc.
Chi tiết: Trong phóng sự, chi tiết là bộ phận của sự kiện, nó làm cho khán giả hiểu về sự kiện; trong ký sự, chi tiết hướng tới việc trở thành hình tượng có sức tác động vào khán giả. Việc chi tiết có trở thành hình tượng hay không còn phụ thuộc vào khả năng tìm tòi, lựa chọn và sử dụng chi tiết trong tác phẩm, nhưng việc tạo ra khả năng này của chi tiết trong ký sự đã làm cho tầm quan trọng của ký sự tăng lên.
Bố cục: Trong phóng sự, bố cục tuân theo qui trình một cách lần lượt, các sự kiện, các vấn đề được trình bày theo trình tự nhất định; trong ký sự, bố cục tuân theo dòng suy nghĩ, sự liên tưởng và cảm xúc của tác giả.
Trọng tâm: Trong phóng sự, trọng tâm là sự việc, sự kiện với các chi tiết bản chất; trong ký sự, các nhân vật với đời sống tinh thần ở dạng điển hình khác nhau là trọng tâm.
Thông tin: Trong phóng sự, thông tin luôn hướng tới bản chất sự kiện, sự việc, cùng với nó là thông tin về bản chất sự kiện, sự việc; trong ký sự, thông tin tới việc làm toát ra từ sự kiện, sự việc đó các mối liên quan với sự kiện khác, hoặc một chủ đề khác mang tính nhân văn sâu sắc.
Ngôn ngữ: Trong phóng sự, thường sử dụng ngôn ngữ tường thuật cộng với sự phân tích để làm rõ sự kiện. Ký sự vẫn mang trong nó ngôn ngữ tường thuật, phân tích nhưng trong ký sự truyền hình còn sử dụng ngôn ngữ hình tượng, ẩn dụ hướng tới phản ánh nội tâm nhân vật.
Trên đây là một vài thông tin chúng tôi chia sẻ, tổng hợp giúp Quý vị tìm hiểu về ký sự, cũng như giải đáp ký sự là gì?. Bài viết không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được thêm đóng góp, phản hồi từ Quý độc giả.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!