Cùng là khu vực tập trung nhiều doanh nghiệp chuyên về sản xuất và nằm xa khu dân cư nên nhiều người đã nhầm lẫn “khu sản xuất” thành “khu công nghiệp” và ngược lại. Để khắc phục sự nhầm lẫn này, bài viết dưới đây sẽ tập trung phân tích khái niệm, đặc điểm cũng như chỉ ra sự khác nhau giữa hai thuật ngữ nói trên.
Khu công nghiệp và khu sản xuất có phải là một?
Khu sản xuất là gì?
Là khu vực chuyên về sản xuất các sản phẩm phục vụ nhu cầu xuất – nhập khẩu, khu sản xuất được biết đến là khu công nghiệp đặc biệt và phải được thành lập theo trình tự, thủ tục quy định tại nghị định 82/2018.
Theo pháp luật quy định, khu vực này phải nằm xa khu dân cư và được ngăn cách với bên ngoài giống như khu vực phi thuế quan. Khi thuê khu vực này, chủ đầu tư sẽ được hưởng những ưu đãi về thuế, giá thuê cũng như một vài thủ tục hành chính.
Đi từ định nghĩa khu sản xuất, doanh nghiệp sản xuất là đơn vị thực hiện việc sản xuất tại khu sản xuất. Theo đó, đơn vị này là nơi chuyên sản xuất các mặt hàng xuất khẩu cũng như các dịch vụ và hoạt động xuất khẩu.
Khu sản xuất – nơi chỉ thực hiện việc sản xuất đối với hàng hóa xuất khẩu
Vai trò của khu sản xuất trong nền kinh tế
Theo các chuyên gia kinh tế, vai trò của khu sản xuất và khu công nghiệp khá tương đồng, cụ thể gồm các vai trò sau:
- Giải quyết tình trạng thất nghiệp, tạo nhiều cơ hội việc làm cho hàng triệu người lao động trên khắp cả nước.
- Là nơi thu hút vốn đầu tư đến từ khắp mọi nơi trong và ngoài nước.
- Tận dụng triệt để và tối ưu nguồn nhân lực trẻ vì đây là nguồn nhân lực không những có trình độ cao do được đào tạo chuyên môn mà còn sự sáng tạo và năng động nên góp phần tăng năng lực sản xuất.
- Từ khu vực sản xuất, các doanh nghiệp có thể đẩy mạnh quá trình mậu dịch quốc tế cũng như gia tăng kim ngạch xuất khẩu. Từ đó thu về nguồn ngoại tệ giúp thúc đẩy kinh tế.
- Nhờ có khu vực kể trên, quá trình công nghiệp hóa cũng như quy hoạch của quốc gia được đẩy mạnh hơn. Từ đó tạo động lực cho việc phát triển kinh tế địa phương nói riêng và kinh tế cả nước nói chung.
Để thành lập khu sản xuất cần những điều kiện nào?
Theo quy định pháp luật, để được cấp giấy chứng nhận khi muốn đầu tư mới và mở rộng khu sản xuất thì doanh nghiệp cần tuân thủ 3 điều kiện:
- Đầu tiên là tỷ lệ lấp đầy phải đạt mức tối thiểu là 60%
- Thứ hai, việc sử dụng đất phục vụ cho việc đầu tư nói trên đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
- Cuối cùng, vì là một phần của khu công nghiệp nên quy hoạch về khu sản xuất nói trên phải phù hợp với quy hoạch của khu công nghiệp.
Quy hoạch của khu sản xuất gắn với khu công nghiệp
Khi đã đáp ứng đủ 3 tiêu chí trên, doanh nghiệp đã đủ các điều kiện để thành lập khu sản xuất theo đúng quy định pháp luật.
Làm thế nào để phân biệt khu công nghiệp và khu sản xuất
Như đã đề cập, vì là một phần của khu công nghiệp nên một vài khía cạnh tại khu sản xuất sẽ có sự tương đồng với khu công nghiệp.
Tuy nhiên giữa chúng vẫn có sự khác nhau, để phân biệt, doanh nghiệp có thể căn cứ vào các yếu tố sau:
- Xét về mặt khái niệm, nếu khu công nghiệp là khu vực chuyên về sản xuất các mặt hàng công nghiệp phục vụ cho sản xuất nói chung thì khu sản xuất là khu vực chỉ chuyên về sản xuất hàng xuất khẩu và các hoạt động sản xuất liên quan đến xuất khẩu.
Nhân công sản xuất linh kiện xuất khẩu tại khu sản xuất A.
- Xét về mục đích thành lập, khu công nghiệp hướng tới các doanh nghiệp trong và ngoài nước còn khu sản xuất chỉ tập trung với các doanh nghiệp nước ngoài.
- Về ranh giới, nếu khu công nghiệp được ngăn cách bằng hệ thống hàng rào thông thường thì khu sản xuất phải được ngăn cách chuẩn theo yêu cầu của khu vực phi thuế quan.
- Về ngành nghề sản xuất, khu công nghiệp là khu vực có đa dạng các ngành nghề còn khu sản xuất chỉ tập trung vào các ngành có thể sản xuất ra các mặt hàng xuất khẩu như gạo, dệt may, giày da…
Những hoạt động đầu tư thường thấy ở khu sản xuất
Với các dự án đầu tư tại khu vực sản xuất, căn cứ theo quy định tại Nghị định 31/2021 thì nhà đầu tư cần thực hiện các hoạt động sau:
- Hoạt động thuê mướn hoặc mua nhà xưởng, văn phòng, kho bãi….để phục vụ nhu cầu sản xuất và kinh doanh.
- Thanh toán phí sử dụng hạ tầng như phí cấp điện, phí giao thông, phí nước và xử lý nước…
- Để xây dựng nhà xưởng, văn phòng hay các công trình phục vụ cho nhu cầu sản xuất và kinh doanh thì doanh nghiệp cần phải thực hiện việc chuyển nhượng cũng như nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
- Bên cạnh đó, doanh nghiệp có khu vực sản xuất được quyền cho thuê lại văn phòng, nhà xưởng của mình cho đơn vị khác.
Trên đây là những vấn đề liên quan đến khu vực sản xuất cũng như những tiêu chí liên quan đến việc phân biệt khu sản xuất và khu công nghiệp mà Kế toán Minh Châu gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp miễn phí bạn nhé.
>> Nếu bạn đang muốn mở khu sản xuất, liên hệ ngay Kế toán Minh Châu để được tư vấn dịch vụ đăng ký mở khu sản xuất miễn phí nhé.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo dịch vụ đăng ký kinh doanh nhanh của chúng tôi tại link: https://ketoanminhchau.com/dich-vu-thanh-lap-cong-ty-tai-bien-hoa-tot-nhat/
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!