‘Không có bữa trưa nào miễn phí’ – (TANSTAAFL) là gì? Bản chất của TANSTAAFL

Ảnh minh họa: JMBonoan

‘Không có bữa trưa nào miễn phí’

Khái niệm

“Không có bữa trưa nào miễn phí” trong tiếng Anh là ‘There Ain’t No Such Thing as a Free Lunch’, viết tắt là TANSTAAFL.

“Không có bữa trưa nào miễn phí” là một cách để miêu tả giá trị của việc ra quyết định và tiêu dùng. Nó truyền tải ý tưởng rằng không có gì trong cuộc sống là thực sự miễn phí.

Khái niệm TANSTAAFL rất quan trọng để chúng ta xem xét khi đưa ra các loại quyết định khác nhau, cho dù chúng thuộc về vấn đề tài chính hay lối sống. Khái niệm này có thể giúp người tiêu dùng đưa ra các quyết định khôn ngoan hơn bằng cách xem xét tất cả các chi phí gián tiếp và trực tiếp cùng những yếu tố bên ngoài.

Trong kinh tế học, TANSTAAFL mô tả khái niệm chi phí cơ hội, trong đó nêu rõ ràng rằng đối với mọi lựa chọn được đưa ra sẽ luôn có một lựa chọn không được chọn. Ra quyết định đòi hỏi phải đánh đổi và phải thừa nhận rằng không có dịch vụ miễn phí thực sự nào trong xã hội này. Ví dụ: các sản phẩm và dịch vụ được tặng miễn phí cho các cá nhân đã được trả tiền bởi người khác. Ngay cả khi không có ai nhận chi trả các chi phí trực tiếp, xã hội sẽ phải mang gánh nặng đó.

Bản chất của TANSTAAFL

Khái niệm TANSTAAFL được cho là bắt nguồn từ các quán rượu ở Mỹ vào thế kỷ 19, nơi khách hàng được ăn trưa miễn phí khi trả tiền mua đồ uống. Từ cấu trúc cơ bản của lời mời chào, hiển nhiên là có một vấn đề liên quan đến bữa trưa miễn phí: việc mua đồ uống.

Tuy nhiên, sẽ có những chi phí tiếp nối sau việc tiêu thụ bữa trưa miễn phí. Vì bữa trưa có rất nhiều muối nên khách hàng sẽ bị dụ dỗ mua thêm đồ uống. Do đó, các quán rượu cố tình cung cấp bữa trưa miễn phí với mong muốn họ sẽ tạo ra đủ doanh thu trong việc bán đồ uống bổ sung để bù đắp chi phí cho bữa trưa. Đề xuất về một món hàng hoặc dịch vụ miễn phí với việc mua một món hàng hoặc dịch vụ khác là một chiến thuật nghịch hợp mà nhiều doanh nghiệp vẫn sử dụng để lôi kéo khách hàng.

Ví dụ về TANSTAAFL

TANSTAAFL đã được nhắc đến nhiều lần trong lịch sử trong nhiều bối cảnh khác nhau. Ví dụ, vào năm 1933, cựu thị trưởng thành phố New York Fiorello H. La Guardia đã sử dụng cụm từ tiếng Ý “È finita la cuccagna!” (Tạm dịch là “không còn bữa trưa miễn phí nào nữa rồi”) trong chiến dịch chống tội phạm và tham nhũng. Các tài liệu tham khảo phổ biến về cụm từ này cũng có thể được tìm thấy trong cuốn “The Moon Is a Harsh Mistress” của Robert Heinlein, cũng như là trong cuốn sách của Milton Friedman, cuốn “There Ain’t No Such Thing as a Free Lunch”.

Trên các lĩnh vực khác nhau, TANSTAAFL sẽ có ý nghĩa khác nhau. Chẳng hạn, trong khoa học, nó đề cập đến thuyết rằng vũ trụ là một hệ khép kín. Ý tưởng là một nguồn của một một vật chất đến từ một nguồn tài nguyên sẽ cạn kiệt. Cái giá của việc cung cấp vật chất chính là sự cạn kiệt nguồn của nó.

Trong thể thao, TANSTAAFL được sử dụng để mô tả cái giá phải trả của sức khỏe liên quan đến việc trở nên vĩ đại tại một môn thể thao. Mặc dù có nhiều ý nghĩa khác nhau, phổ biến nhất vẫn là chi phí.

Những cân nhắc đặc biệt

Đối với các khoản đầu tư, TANSTAAFL giúp giải thích sự rủi ro. Tín phiếu kho bạc, giấy ghi nợ và trái phiếu gần như mang lại lợi nhuận không có rủi ro. Tuy nhiên, chi phí cơ hội của việc đầu tư vào một trong những công cụ này là việc bỏ qua cơ hội để đầu tư vào một khoản đầu tư thay thế, rủi ro hơn.

Khi một nhà đầu tư thâm nhập sâu hơn vào một chuỗi những rủi ro, cụm từ TANSTAAFL càng trở nên thích đáng khi các nhà đầu tư cung cấp vốn với hy vọng đạt được lợi nhuận lớn hơn so với lợi nhuận chứng khoán ít rủi ro. Tuy nhiên, lựa chọn này có thể phải nhận lấy cái giá mà viễn cảnh tăng trưởng có thể không đạt được, ngược lại đầu tư có thể bị mất hoàn toàn.

(Theo Investopedia)